Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Nhno & Ptnt Thanh Hóa Chi Nhánh


ra VNĐ











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh số 3 Thanh Hóa - 3


(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009; 2010; 2011)

Tính đến năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 234.269 triệu đồng tăng 20,3% so với năm 2010. Nếu xét trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 thì có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2010 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng thời điểm 2010 – 2011.

Phân tích nguồn vốn theo đối tượng khách hàng có thể thấy tiền gửi dân cư tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Chi nhánh cần huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cần thỏa thuận cùng khách hàng có nguồn chu chuyển về tài khoản tại Chi nhánh. Tiếp thị, tiếp cận bằng nhiều biện pháp nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp…gửi vào Chi nhánh. Kết quả năm 2009 huy động số dư tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 12.500 triệu đồng, chiếm 18% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 số tiền này đã tăng lên 14.242 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13,9% so với năm 2009. Và đến cuối năm 2011 Ngân hàng đã huy động được 234.269 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13,6% so với năm 2010. Ta có thể thấy rõ được tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Điển hình như năm 2010 là

180.437 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27% và đến năm 2011 tăng là 218.080 triệu đồng , tỷ lệ tăng 20,8% với năm 2010.

Qua bảng 1 ta thấy được rằng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Ví dụ năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 98,7% thì tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 1,3%. Xét thấy trong tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi < 12 tháng tăng nhanh, đều đặn( năm 2010 so với 2009 tăng 26.158 triệu đồng và năm 2011 tăng 29.644 triệu đồng so với 2010) ; còn tiền gửi > 12 tháng lại có mức độ tăng giảm dần( năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 9.157 triệu đồng, nhưng năm 2011 chỉ tăng hơn 2010 là 7.910 triệu đồng).

Nếu ta phân loại nguồn vốn huy động theo tiền tệ thì ngoại tệ ít hơn nhiều so với VND, do khách hàng ít có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ. Thậm chí nguồn vốn huy động ngoại tệ đã giảm dần , như 2009 ngoại tệ là 23.704 triệu


đồng thì năm 2010 ngoại tệ huy động chỉ được 19.535 triệu đồng, giảm tới 17,6%; đến năm 2011 thì nguồn vốn huy động ngoại tệ chỉ cón là 16.257 triệu đồng giảm tới 3.277 triệu đồng so với năm 2010.

1.4.3. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 3. Biến động dư nợ giai đoạn 2009 đến 2011



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

So sánh 2011/2010

ST

TT (%)

ST

TT (%)

ST

TT

(%)

ST

TT

(%)

ST

TT

(%)

Tổng dư nợ

tín dụng


166.452


100


196.960


100


238.220


100


30.508


18,3


41.260


20,9

Qua bảng biểu và số liêu trên ta thấy giai đoạn từ 2009 đến năm 2011 liên tục tăng,năm sau cao hơn năm trước.năm 2009 tổng dư nợ thấp nhất là do tình hình kinh tế thế giới đang bị khung hoảng,nhiều tập đoàn lớn của Mỷ, Anh, Nhật... bị phá sản hoặc giải thể,từ đó kéo theo nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ ,chính vì vậy đả phần nào


Biểu đồ 2: Dư nợ giai doan 2009-2011


23822

196960

0

166452

250000


200000


150000


Tổ ng dư nợ tí n dụ ng

100000


50000


0

năm

2009


năm

2010


năm

2011


ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta.tuy tình hình tài chính nước ta vẩn đứng vững,nhiều ngân hàng và doanh nghiệp vẩn tạo được lợi nhuận,nhưng có giảm so với các năm gần đó khi nền kinh tế vẫn ổn định.nhưng bước sang năm 2010 thi nền kinh tế thế giới vẩn đang còn sau hậu khủng hoảng ,nhiều ngân hàng lớn của thế giới vẩn đang bị gặp nhiều khó khăn nhưng với nền chính sách tốt của chính phủ và của ngân hàng nhà nước cung như các ngân hàng thương mại thi nền kinh tế nước ta có khả quan hơn so với năm 2009 tỷ trọng của năm 2010/2009 đạt 18,3%


tăng 30,508 triệu đồng,đến năm 2011 nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa,chinh vì vậy tổng dư nợ đạt 238220 triệu đồng,so với năm 2010 thì tỷ trọng năm 2011/2010 đạt 20,9% , tăng 41260 triệu đồng.

Như vậy ,dù nền kinh tế thế giới có biến động nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh là tương đối tốt.Nguyên nhân là do chính sách tín dụng hợp lý cùng với đó thì có nhiều chính sách hổ trợ lãi suất ưu đãi.

1.4.4 . Các hoạt động khác

Trong năm 2009 hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển tốt cùng với việc mở rộng doanh số các hoạt động dịch vụ đã thực hiện từ nhiều năm nay như chuyển tiền điện tử, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, triển khai thêm dịch vụ mới, dịch vụ chuyển tiền Westrn Union, phát triển khách hàng thẻ. Năm 2009 Chi nhánh đã thực hiện thu phí dịch vụ được 531 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 24 triệu đồng, đạt 76% so với kế hoạch. Năm 2010 Ban Giám Đốc Chi Nhánh tăng cường chỉ đạo phát triển dịch vụ, giao chỉ tiêu từng loại hình dịch vụ đến từng phòng và đến từng cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, xác định rõ các đối tượng khách hàng để tiếp cận phát triển dịch vụ. Trong năm 2010 đã thực hiện thu phí dịch vụ là 697 triệu đồng, tăng 166 triệu đồng so với năm 2009, tăng 31,3%. Sang năm 2011 phí dịch vụ tăng 9,8% so với năm 2010 là 765 triệu đồng.

** Phân tích chất lượng tín dụng:

Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Tuy nhiên cũng như các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Vớ i nguồn vốn huy động đã có sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khă n. Nếu nguồn vốn huy động lớn mà dư nợ nhỏ thì Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn, Ngân hàng không tìm được khách hàng tin cậy để cho vay.

Nhưng nếu dư nợ tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt. Dư nợ tín dụng tăng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi được hết nợ và làm giảm đi hiệu q uả sinh lời của vốn Ngân hàng. Dư nợ tín dụng quá nhiều có thể dẫn đến cho Ngân hàng có những khoản nợ không thu hồi


được khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ phải chuyển sang nợ quá hạn. Việc

này làm chậm vòng luân chuyển vốn của Ngân hàng dẫn đến giảm lợ i nhuận.


Chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐÔNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT THANH HÓA CHI NHÁNH SỐ 3


2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Hóa chi nhánh

số 3

2.1.1. Quy trình tín dụng cho vay tại chi nhánh

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng.

* Quy trình cho vay được thực hiện theo trình tự sau:

- Thẩm định trước khi cho vay.

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.

- Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay.

* Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn;

- Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn;

- Bước 3: Xét duyệt cho vay;

- Bước 4: Ký kết hợp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay);

- Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân;

- Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh;

- Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

* Tuỳ theo từng khoản vay và chức năng nhiệm vụ được giao, các cán bộ có liên quan sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình cho vay (bước công việc).

2.1.1.1.Thẩm định trước khi cho vay: a)Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn:

**Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro (CIF) thực hiện:


- Đăng ký thông tin và cấp mã số giao dịch cho khách hàng theo quy định hiện

hành (nếu khách hàng chưa có mã số giao dịch).

Thông tin nào cần đăng ký => Theo quy định hiện hành

Căn cứ vào cái gì để cấp mã số khách hàng=> số CMND/hộ chiếu/giấy chứng nhận đăng ký KD

- Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn; dự án đầu tư để tư vấn, hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ, cần thiết và thiết lập các hồ sơ vay vốn, bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý => CMND/sổ hộ khẩu/giấy chứng nhận đăng ký KD/giấy uỷ

quyền (nếu có)...

+ Hồ sơ kinh tế (nếu có) => giấy xác nhận của đơn vị chi trả lương/phụ cấp/bảng

kê thu nhập, chi phí hàng năm...

+ Danh mục hồ sơ khoản vay => giấy đề nghị vay vốn; giấy uỷ quyền (nếu có); dự án đầu tư/phương án SXKD...

+ Xuất trình các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay (nếu xét thấy cho vay phải có tài sản bảo đảm)=> giấy chứng nhận QSDĐ, đăng ký xe cơ giới, hoá đơn chứng từ...

** Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng:

+ Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn; dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ, đời

sống.

+ Hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện các loại hồ sơ theo khoản 1.1 nêu trên; sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng (nếu có thay đổi).

Thí dụ: Thay đổi tài sản bảo đảm/người đại diện/ giấy chứng nhận đăng ký KD...

+ Hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm vật

chất đối với phương tiện cơ giới, bảo hiểm khác).

** Thu thập những thông tin cơ bản sau:

- Tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, số thành viên trong gia

đình, người đại diện chủ hộ;

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt động;


- Năng lực, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh;

- Tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính;

- Nhu cầu, khả năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam;

- Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, đồng tiền vay, thời gian vay, nguồn

trả nợ, đồng tiền trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay;

- Những yêu cầu khác (thanh toán, thẻ, dịch vụ khác) của khách hàng đối với Ngân

hàng.

=> Khai thác thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), Trung tâm

phòng ngừa và xử lý rủi ro

b)Kiểm tra hồ sơ, thẩm định và lập báo cáo thẩm định:

** Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng => có 3 trường hợp xảy ra:

- Hồ sơ chưa đủ, chưa rõ, chưa đúng theo quy định => đề nghị khách hàng bổ sung,

hoàn thiện hồ sơ.

- Hồ sơ và điều kiện vay không đáp ứng theo qui định =>lập thông báo từ chối cho vay trình người có thẩm quyền ký, gửi cho khách hàng, đồng thời cập nhật các thông tin cần thiết theo quy định hiện hành.

- Hồ sơ và điều kiện vay đáp ứng đầy đủ theo qui định => thực hiện đăng ký các thông tin vào chương trình giao dịch điện toán; tham khảo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng (nếu có) để thực hiện các bước tiếp theo.

- Báo cáo Trưởng phòng để phối hợp với các bộ phận có liên quan => cân đối nguồn vốn cho vay/khả năng cung ứng ngoại tệ (nếu có)/kiểm tra giới hạn tín dụng...

- Sau khi có ý kiến của Trưởng phòng => tiến hành thẩm định cho vay.

**Thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định

pháp luật

- Thẩm định mục đích vay vốn

- Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng


- Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất

kinh doanh, dịch vụ

- Thẩm định về bảo đảm tiền vay

** Đánh giá tình hình khách hàng quan hệ với ngân hàng và lợi ích ngân hàng được hưởng:

- Đánh giá chấm điểm, xếp hạng khách hàng:

+ Chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo các tiêu chí => đối chiếu với kết quả

xếp hạng trước đó (nếu có).

+ Xác định khách hàng có đủ điều kiện để thiết lập hoặc tiếp tục quan hệ tín dụng hay không? có được hưởng chính sách ưu đãi gì?

+Khách hàng vay đã, đang và sẽ sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng nào => quy mô sử dụng, mức độ tín nhiệm.

+ Lợi ích ngân hàng được hưởng (mức chênh lệch lãi suất, khả năng cung ứng

dịch vụ; gia tăng tiền gửi, thu hút khách hàng tiềm năng...).

** Lập báo cáo thẩm định cho vay

Tùy theo từng dự án, phương án cụ thể => ghi vào giấy đề nghị vay vốn hoặc đưa

vào báo cáo thẩm định cho vay đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.

+ Đối với dự án đầu tư

+ Đối với phương án vay vốn phục vụ SXKD, dịch vụ, đời sống (ghi đầy đủ các

nội dung trên giấy đề nghị vay vốn - phần thẩm định của cán bộ tín dụng).

Lưu ý 1: Ghi rõ số tiền cho vay bằng số, bằng chữ; thời hạn cho vay, mức lãi suất cho vay, hạn trả nợ cuối cùng...trên giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.

Lưu ý 2: Khi đánh giá về các phương diện của Dự án, báo cáo thẩm định phải nêu chi tiết các nội dung có liên quan

** Gửi hồ sơ vay vốn kèm báo cáo thẩm định trình trưởng phòng xem xét và có ý kiến.

c)Phê duyệt khoản vay:

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 15/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí