Tình Hình Thanh Toán Quốc Tế Bằng Hình Thức Nhờ Thu



2.2.3. Thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu

2.2.3.1.Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu

Tại Chi nhánh, phương thức này ít được khách hàng sử dụng, đều này thể hiện qua tỷ trọng của phương thức rất thấp, chưa đến 4%. Nhờ thu nhập khẩu giảm đều qua 3 năm, năm 2015, doanh số nhờ thu nhập khẩu là 3,393,349.71 USD, đến năm 2016 giảm còn 2,934,293.84 USD, và đến năm 2017, con số này là 2,481,656.54 USD. Trong khi đó, doanh số nhờ thu xuất khẩu trong 2 năm 2015 và 2016 là 0, vào năm 2017, con số này là 2,522,194.00 USD.

Qua số liệu, có thể thấy được phương thức nhờ thu rất ít được sử dụng, nhờ thu xuất khẩu có xu hướng giảm đều, trong khi đó nhờ thu xuất khẩu hầu như không sử dụng. Qua đó, ta thấy doanh số TTQT theo phương thức nhờ thu biến động rất khó có thể dự đoán được.

Bảng 2.8 Tình hình thanh toán quốc tế bằng hình thức nhờ thu

giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Ngàn USD



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

Nhập khẩu

3,393.35

100.00

2,934.29

100.00

2,481.66

49.59

-459.05

-13.53

-452,64

-15.43

Xuất khẩu

0.00

0.00

0.00

0.00

2,522.19

50.41

0.00

-

2,522.19

-

Tổng cộng

3,393.35

100.00

2,934.29

100.00

5,003.85

100.00

-459.05

-13.53

2,069,56

70.53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 8

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank – Huế)

2.2.3.2.Quy trình thanh toán nhờ thu

Hoạt động thanh toán bằng phương thức nhờ thu ít được sử dụng tại Chi nhánh, đặc biệt là hoạt động nhờ thu xuất khẩu, gần như không được sử dụng. Vì vậy, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu vào quy trình nhờ thu nhập khẩu. Tương tự với phương thức chuyển tiền, hoạt động thanh toán nhờ thu được hiện kết hợp ở cả Chi nhánh và trung tâm thanh toán.

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý chứng từ nhờ thu nhập khẩu- sửa đổi chỉ thị nhờ thu nhập khẩu.



- Tại Chi nhánh:

Tiếp nhận chứng từ nhờ thu: Chi nhánh tiếp nhận chứng từ từ chuyển phát nhanh hoặc bưu điện phải đóng dấu ngày, tháng, năm nhận bộ chứng từ và ghi số vận đơn gửi chứng từ trên Thư nhờ thu/ Thông báo sửa đổi nhờ thu.

Kiểm tra hồ sơ nhờ thu: loại chứng từ; số lượng của từng loại chứng từ, số tiền trên hóa đơn hối phiếu; chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu trên thư nhờ thu (cover letter); tên, địa chỉ của người trả tiền (drawee).

Lập và gửi YCXL giao dịch thông báo chứng từ nhờ thu nhập khẩu kèm với hình ảnh thư nhờ thu của ngân hàng nước ngoài hoặc của người đòi tiền xuất trình trực tiếp/ thông báo sửa đổi chỉ thị nhờ thu hối phiếu (nếu có), hóa đơn thương mại, vận đơn đối với nhờ thu trả chậm, các chứng từ khác chỉ cần liệt kê trên YCXL giao dịch không cần gửi hình ảnh về trung tâm.

- Tại trung tâm:

Kiểm tra hồ sơ nhờ thu. Nếu phát hiện những trường hợp phải từ chối thu hộ thông báo Chi nhánh về việc từ chối thu hộ và xử lý từ chối thu hộ.

Thực hiện thông báo chứng từ nhờ thu nhập khẩu/ sửa đổi chỉ thị nhờ thu nhập khẩu.

Chuyển chứng từ là kết quả xử lý giao dịch của trung tâm về Chi nhánh

Bước 2: thanh toán/ chấp nhận thanh toán nhờ thu nhập khẩu/ từ chối nhờ thu nhập khẩu.

- Tại Chi nhánh:

Đối với chứng từ nhờ thu D/P: khi nhận thông báo của khách hàng đã thanh toán, giao bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng, yêu cầu khách hàng kí nhận; lập và gửi YCXL giao dịch thanh toán bộ chứng từ nhờ thu đến trung tâm.

Đối với bộ chứng từ nhờ thu D/A: khi nhận thông báo của khách hàng chấp nhận thanh toán khi đến hạn, Chi nhánh thực hiện giao bộ chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng kí nhận; lập và gửi YCXL giao dịch thanh toán bộ chứng từ nhờ thu đến trung tâm; theo dòi các món nhờ thu sắp đến hạn và thông báo đến khách hàng thanh toán khi đáo hạn.



Khách hàng từ chối bộ chứng từ nhờ thu: lập và gửi YCXL thông báo từ chối thu hộ kèm theo văn bản thông báo từ chối bộ nhờ thu của khách hàng đến trung tâm, chỉ chuyển trả chứng từ cho nước ngoài khi nhận được chỉ thị của trung tâm.

- Tại trung tâm:

Tiếp nhận YCXL giao dịch do Chi nhánh chuyển đến.

Thực hiện thanh toán/ chấp nhận thanh toán/ từ chối bộ chứng từ nhờ thu. Chuyển chứng từ là kết quả xử lý giao dịch của trung tâm về Chi nhánh.

2.2.4. Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ

2.2.4.1. Dịch vụ thanh toán L/C xuất nhập khẩu

Tổng giá trị thanh toán L/C biến động không đều qua các năm, năm 2015 tổng giá trị thanh toán là 95,825,804.82 USD, năm 2016 con số này là 76,755,696.33 USD tức đã giảm 19.9%, đến năm 2016, giá trị thanh toán đã tăng tở lại 13.82% đạt 87,360,639.9 USD, cụ thể là:

Năm 2015, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu đạt 40,762,147.18 USD, chiếm 42.54% tỷ trọng, đối với L/C nhập khẩu, giá trị thanh toán là 55,063,657.64 USD, chiếm 57.46% tỷ trọng.

Năm 2016, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu giảm 21.84%, còn 31,859,478.88 USD, tỷ trọng giảm nhẹ còn 51.51%. Tương tự như vậy, giá trị thanh toán L/C xuất khẩu giảm 18.46%, còn 44,486,217.45 USD, tuy nhiên tỷ trọng lại tăng nhẹ lên 58.49%.

Năm 2017, giá trị thanh toán L/C cả nhập khẩu và xuất khẩu tăng trở lại, đối với nhập khẩu, doanh số đã tăng 19.06% lên 37,930,776.24 USD, tỷ trọng tăng trở lại 43.32%, trong khi đó doanh số xuất khẩu tăng 10.1% đạt giá trị 49,429,863.75 USD, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 56.58%.

Tóm lại, ta thấy giá trị thanh toán L/C xuất nhập khẩu biến động bất thường, tuy nhiên doanh số L/C xuất khẩu luôn cao hơn so với L/C nhập khẩu và mức độ biến động luôn thấp hơn. Một xu hướng khác là L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu luôn biến động cùng chiều nhau, cùng tăng và cùng giảm. Được thể hiện qua bảng:



Bảng 2.93: Tình hình thanh toán L/C xuất nhập khẩu giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Ngàn USD



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

L/C NK

40,762.15

42.54

31,859.48

41.51

37,930.78

43.42

- 8,902,67

- 21.84

6,071.30

19.06

L/C XK

55,063.65

57.46

44,896.22

58.49

49,429.86

56.58

- 10,167.44

- 18.46

4,533.65

10.10

Tổng cộng

95,825.80

100.00

76,755.70

100.00

87,360.64

100.00

-19,070,11

-19.90

10,604.94

13.82

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank – Huế)

2.2.4.2. Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại Vietcombank – Huế

Doanh số thanh toán L/C xuất và L/C thông báo có biến động trong giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể:

Đối với L/C thông báo: năm 2015, giá trị L/C thông báo là 52,878,273.15 USD, đến năm 2016, giá trị này giảm 9,035,167.96 USD ( giảm 17.09%) xuống còn 43,843,105.19 USD, vào năm 2017, con số này tăng mạnh 24.54%, đạt mức giá trị 54,601,214.07 USD vượt mức cả 2 năm trước.

Đối với L/C xuất: doanh số L/C xuất năm 2015 là 55,063,657.64 USD, đến năm 2016, doanh số này giảm mạnh 10,167,440.19 (giảm 18.46%) xuống còn 44,896,217.45 USD, vào năm 2017, giá trị này đã tăng trở lại, mức tăng là 4,553,646.3 USD (tăng 10.1%) đạt 49,429,863.75 USD, tuy đã tăng trở lại, nhưng vẫn chưa thể vượt mức cao nhất là ở năm 2015.

Mặc dù có những biến động, nhưng ta thấy giá trị L/C thông báo và L/C xuất vẫn duy trì được một số lượng rất cao và ổn định, thể hiện mối quan hệ giữa Chi nhánh với các doanh nghiệp được mở rộng, uy tín của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được củng cố trên thị trường quốc tế nên nhiều ngân hàng nước ngoài đã tin tưởng và lựa chọn trở thành ngân hàng thông báo L/C.



Bảng 2.40: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Ngàn USD



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

GT

Số món

GT

Số món

GT

Số món


%


%

L/C thông báo

52,878.27

320

43,843.10

356

54,601.21

459

-9,035.17

-17.09

10,758,11

24.54

L/C xuất

55,063.66

527

44,896.22

531

49,429.86

714

-10,167.44

-18.46

4,533,65

10.10

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank – Huế)

2.2.4.3. Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại Vietcombank – Huế

Nhìn vào bảng số liệu ở phía sau, ta thấy giá trị phát hành L/C và doanh số thanh toán L/C trong giai đoạn 2015 - 2017 tăng giảm không đều. Cụ thể:

Đối với phát hành L/C: năm 2015, giá trị phát hành L/C là 36,955,988.27 USD, đến năm 2016, giá trị này giảm xuống gần 14%, còn lại 32,029,477.74 USD, vào năm 2017, giá trị này tăng mạnh trở lại, vượt mức 2 năm trước, đạt mức 38,894,199.6 USD ( tăng 21.43% so với năm 2016).

Đối vơi thanh toán L/C: năm 2015, doanh số thanh toán là 40,762,147.18 USD, đến năm 2016, doanh số này giảm mạnh xuống còn 31,859,478.88 USD (giảm gần 22%), vào cuối năm 2017, giá trị tăng trở lại đạt 37,930,776.24 USD, tuy nhiên chưa vượt được mức ở năm 2015.

Những đơn vị có doanh số thanh toán L/C nhập khẩu lớn là: Công ty cổ phần

dược TW Medipharco, Công ty cổ phần Frit, Công ty cổ phần sợi Phú Nam.

Qua bảng số liệu ta thấy một điều là giá trị thanh toán L/C nhập khẩu gần sát với L/C phát hành trong giai đoạn 2015 - 2017 do việc chuẩn bị bộ chứng từ của các doanh nghiệp nhập khẩu tốt, việc hiểu biết về phương thức thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp được nâng cao. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh nguồn dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng lớn thông qua việc thanh toán chứng tỏ Vietcombank là một ngân hàng mạnh trên địa bàn tỉnh TT Huế.


Bảng 2.51: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu giai đoạn 2015-2017


ĐVT: Ngàn USD



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

GT

Số món

GT

Số món

GT

Số món

+/-

%

+/-

%

Phát hành L/C

36,955.99

212

32,029.48

205

38,894.20

202

-4,926.51

-13.33

6,864.72

21.43

Thanh toán L/C

40,762.15

313

31,859.48

286

37,930.78

290

-8,902.67

-21.84

6,071.30

19.06


(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank – Huế)


51



2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank – Huế

Qua thực tế cho thấy hoạt động TTQT ở Vietcombank – Huế được vận hành rất tốt, không xảy ra những trường hợp xấu hay những rủi ro nào phải gánh chịu, nên đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy mọi mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Song bên cạnh đấy không ít vấn đề còn tồn tại khách quan và chủ quan từng bước được khắc phục nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh, ví dụ như: thị phần bị mất đi, doanh số thanh toán giảm hoặc tăng chưa đáng kể, hình thức nhờ thu chưa được sử dụng rộng rãi...

Nguyên nhân khách quan:

Yếu tố kinh tế - chính trị: Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta nói chung và Tỉnh TT Huế riêng còn thấp, tình hình sản xuất của tỉnh vẫn chưa được đẩy mạnh. Khu công nghiệp và khu chiết xuất không lớn, chưa được mở rộng.

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn thiếu, bất cập. Các quy địnhcòn nằm rải rác ở các văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng để giải thiểu tranh chấp hoặc giải quyết các tranh chấp.

Khách hàng: Về phía khách hàng có những khó khăn như việc bên cạnh những doanh nghiệp lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT thì có không ít những đơn vị chưa có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh những sai sót gây tổn hại không những đến chính doanh nghiệp mà còn gây tổn hại đến uy tín của ngân hàng.

Đối thủ cạnh tranh: Do đã thực hiện nghiệp vụ này từ lâu nên có thể nói Chi nhánh rất mạnh về mặt TTQT so với các đối thủ, tuy nhiên số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng khốc liệt, đây là nguyên nhân chính khiến thị phần của Chi nhánh giảm xuống.

Nguyên nhân chủ quan:

Chi nhánhchưa chủ động tìm kiếm các đối tượng khách hàng và các ngân hàng ngước ngoài, dẫn đến hạn chế trong việc tìm kiếm nhu cầu giao dịch, đối tác, ngân hàng đại lý.Đây cũng là nguyên nhân giảm sụt thị phần do khách hàng được các ngân hàng khác mời chào.



Công tác Marketing của Vietcombank – Huế chưa được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác Marketing cho hoạt động thanh toán quốc tế.

2.3. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietcombank Chi nhánh Huế

2.3.1. Thống kê mô tả và mức độ đánh giá của khách hàng theo các nhân tố

2.3.1.1. Thống kê mô tả đối tượng được điều tra

Mẫu được nghiên cứu là những khách hàng sử dụng dịch vụ Thanh toán quốc tế của Vietcombank Huế. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong đề tài, có 124 bảng câu hỏi được gửi đi, kết quả thu về 124 bảng. Sau khi loại đi 14 phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả chọn lại 110 bảng hỏi hợp lệ để tiến hành nghiên cứu, đạt tỷ lệ 88,709%. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả đã có bộ dữ liệu khảo sát hoàn chỉnh với 110 mẫu, thông tin về đối tượng thu thập dữ liệu được tổng hợp và thể hiện ở Bảng 3.1.

Về giới tính, đối tượng khảo sát (khách hàng) nam là 56 người chiếm 50.9% và đối tượng nữ là 54 người, chiếm tỷ lệ 49.1%.

Về quy mô hoạt động kinh doanh của đối tượng khảo sát, đa số đối tượng khảo sát (khách hàng) sử dụng dịch vụ TTQT có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ.Quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ là 87.3% và hoạt động kinh doanh với quy mô lớn (số lượng lao động từ 200 người trở lên, vốn chủ sở hữu: từ 100 tỷ trở lên)chiếm tỷ lệ 12.7%.

Về Thời gian sử dụng, khách hàng đã đồng hành và sử dụng dịch vụ TTQT tại Vietcombank Huế từ 3 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 40.9%, sau đó là khoảng thời gian từ 5- 7 năm chiếm tỉ lệ 24.5% và khoảng thời gian thấp nhất là dưới 1 năm với 2.7 %.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022