Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 4 năm từ 2010 đến 2013 59

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 62

Bảng 3.3: Doanh thu hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ 64

Bảng 3.4: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ 65

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình khách hàng 72

Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian vay vốn 73

Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản bảo đảm 74

Bảng 3.8: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Bảng 3.9: Hệ số thu hồi nợ từ cho vay tiêu dùng 77

Bảng 3.10: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng 78

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 2

Bảng 3.11: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời gian 79

Bảng 3.12: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm 80

Bảng 3.13: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay 81

Bảng 3.14: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo tài sản bảo đảm 82

Bảng 3.15: Lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ các hoạt động cho vay 84

Bảng 3.16: Tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng 85

Bảng 3.17: Đánh giá của khách hàng về một số hoạt động cho vay tiêu dùng 86

Bảng 3.18: Mong muốn của khách hàng về hoạt động cho vay tiêu dùng 87


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp 21

Hình 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp 22

Hình 2.1: Khung phân tích nghiên cứu cho vay tiêu dùng 49

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ 57

Hình 3.2: Biểu đồ về dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ 66

Hình 3.3: Biểu đồ dư nợ cho vay theo loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng 75

Hình 3.4: Biểu đồ phản ánh độ hài lòng của khách hàng trong CVTD 87


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo đánh giá của một số chuyên gia tín dụng trong và ngoài nước, thì cho vay tiêu dùng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng hiện nay, bởi “Việt Nam với trên 90 triệu dân có cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính cho mục đích tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn. Với mức thu nhập ngày càng được cải thiện của hơn 51% dân số đang ở độ tuổi “vàng”, thị trường tài chính cá nhân đang thực sự rất nhiều cơ hội”.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Thủ tướng Chính phủ Quyết điṇ h cấp giấy phép thành lập

và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Viêṭ Nam (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ là đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đóng tại Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có vị trí trung tâm vùng là

cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng còn để ngỏ. Chính vì vậy tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ nói chung và nhu cầu vay tiêu dùng tại đây là rất lớn. Sự phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng. Bởi vậy, CVTD là một thị trường cần có chiến lược khai thác đối với các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng trong thời gian tới.

Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành ngân hàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thị trường. Trước thực trạng đó, Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ đã sớm xác định thị trường tín dụng mục tiêu là thị trường tín dụng tiêu dùng. Cho nên mấu chốt là chiếm lĩnh tối đa thị trường tín dụng tiêu dùng trước khi có quá nhiều ngân hàng cùng tham gia vào thị trường tiềm năng này.

Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ”.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trước đề tài nghiên cứu này, đã có một số tổ chức cá nhân thực hiện các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn, cụ thể như:

Năm 2011, Tác giả Huỳnh Thị Hà Phi đã thực hiện nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong công tác cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai”. Cũng năm 2011 trong luận văn Thạc sỹ, Tác giả Nguyễn Thị Hồng Khánh trong luận văn (2011) đã nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội”.

Tác giả Nguyễn Thị Hoa, luận văn thạc sĩ (2013) đã tiếp cận nghiên cứu về: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định”.

Nhóm tác giả: Trần Thị Ngọc, Tô Thiên Kim trong đề tài khoa học năm 2011 đã nghiên cứu về : “Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTMCP Á Châu (ACB) Chi nhánh Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp”. Năm 2012, Tác giả Ngô Thanh Phúc đã tìm hiểu nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tây Đô”...

Có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến các vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm về CVTD. Những kết quả này sẽ được luận văn chọn lọc, kế thừa, đồng thời bổ sung phát triển thêm. Đối với trường hợp nghiên cứu về CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng, đề tài tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về CVTD của ngân hàng thương mại.

- Đánh giá thực trạng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động CVTD (không bao gồm thẻ tín dụng) đối với cá nhân, hộ gia đình tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ. Ngoài ra trong một số trường hợp, đề tài sẽ tiếp cận một số đối tượng (tổ chức và cá nhân) vay vốn tín dụng để nghiên cứu, phân tích sâu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

- Về mặt thời gian: Sử dụng dữ liệu 2011 - 2013, một số số liệu có thể lấy trong phạm vi thời gian xa hơn (từ những năm 2008 và 2010).

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong pham vi nội dung về thực trạng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2011 đến năm 2013.

5. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Về mặt lý luận, đề tài sẽ hình thành một hệ thống lý luận liên quan đến CVTD (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm nhận dạng và các nội dung lý thuyết liên quan đến CVTD…). Tổng kết những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước về CVTD.

Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho nhà quản trị ngân hàng nhất là Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, các thông tin một cách sát thực về vấn đề CVTD. Đồng thời tham khảo một số các giải pháp do đề tài đề xuất để nâng cao chất lượng CVTD tại ngân hàng.

Kết quả thực hiện của Đề tài không chỉ cung cấp cho các ngân hàng những thông tin quan trọng về lý thuyết, kỹ năng quản trị mà còn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học… liên quan đến CVTD tại các ngân hàng ở Việt Nam.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CVTD của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng hoạt động CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ

Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng CVTD tại

Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1. Ngân hàng thương mại và cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm và chức năng, vai trò của Ngân hàng thương mại

Khái niệm: Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định hướng trung gian mang tính chất tổng hợp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, NHTM hình thành trên cơ sở của sự phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và lịch sử phát triển của tiền tệ. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng lên, để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các quốc gia, khu vực thì xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hóa phát triển quay trở lại kích thích sản xuất hàng hóa. Cùng sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ… trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động tín dụng.

Tại Khoản 2 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010, quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng coa thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hang theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Cúng tại Khoản 3, Điều này NHTM được định nghĩa: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Khoản 1, Điều 4 cũng quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Như vậy, có thể hiểu chung nhất NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân.



Vị trí, chức năng của ngân hàng thương mại: Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển, đang phát triển, thậm chí chưa phát triển thì hoạt động NHTM cũng có tác dụng to lớn đến hoạt động của nền kinh tế vì nó có chức năng sau đây:

Một là: Chức năng làm trung gian tín dụng

Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập, chi tiêu và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội. Quá trình đó làm hình thành nên những người có tiền tích luỹ có khả năng cung cấp tín dụng và những người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Nhưng làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làm sao có thể cùng thoả mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích riêng.

Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thị trường tài chính mà trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo, NHTM hoạt động như một cầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội. Là trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là những người có nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp, chính sách và áp dụng những phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để phân bổ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Như vậy có nghĩa là ngân hàng đã biến những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động, biến những đồng tiền tệ nằm phân tán thành nguồn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua dó phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hai là: Chức năng làm trung gian thanh toán

Theo Mác “Công việc của người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanh toán. Khi ngân hàng xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho ngân hàng”. Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp, khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng.



Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán và khoảng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng sẽ không thể nào thỏa mãn được yêu cầu của nền kinh tế nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh toán cho các chủ thể của nền kinh tế. Khi NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình làm trung gian tín dụng ngân hàng đã thu hút được hầu hết các nhà kinh doanh có quan hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tại Ngân hàng tạo cơ sở cho các Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán theo lệnh của chủ tài khoản bằng cách trích số dư tiền gửi trên tài khoản của người mua chuyển sang tài khoản của người bán, tiến hành các nghiệp vụ này Ngân hàng trở thành là người thủ quỹ và là bộ máy kế toán đáng tin cậy của các nhà kinh doanh trong việc làm trung gian nhận và trả tiền theo yêu cầu của họ, kế toán và kết toán tài khoản cho họ. Do đó, quá trình thực hiện chức năng này hệ thống NHTM đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khối lượng lưu thông tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông thuần tuý, giúp cho việc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn: tạo cho ngân hàng có thể duy trì và nâng cao khả năng thanh toán, quản lý được tình hình thu chi của các đơn vị qua đó có các quyết định kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và an toàn tài sản cho khách hàng và Ngân hàng.

Ba là: Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Quá trình tạo tiền của NHTM bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín dụng gắn liền với việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng. Qua việc thực hiện hai chức năng trên ngân hàng đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền gửi khá lớn tại ngân hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho người khác vay và người này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệ thống ngân hàng. Quá trình đó NHTM đã tự tạo được khối lượng tiền gửi tăng thêm nhiều lần từ số tiền gửi đầu tiên (Tiền gửi sử dụng Sec), khối lượng tiền đó sẵn sàng cung ứng cho nhu cầu thanh toán vì người ta có thể viết Sec để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của họ, được sử dụng làm phương tiện thanh toán thay thế cho tiền trong mua bán hàng hoá và chi trả dịch vụ khác.

Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế: Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, từ khi ra đời và phát triển, NHTM đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thế giới. Ở tất cả các nước, hệ thống NHTM đã không ngừng phát triển, đóng vai trò tập trung những

Ngày đăng: 03/07/2024