Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga - 13


thanh toán khác thay vì dùng tiền mặt. Do đó cùng với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tốt các chính sách tiền tệ trong vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên đẩy mạnh hình thức thanh toán liên ngân hàng bằng việc cập nhật cho các NHTM văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình thanh toán liên ngân hàng vì đây là bước tiền đề giúp các ngân hàng kết nối mạng lưới thẻ với nhau. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng trước mắt vì việc kết nối là mong mỏi của khách hàng và đem lại lợi ích thiết thực cho các ngân hàng thành viên.

3.3.2.2 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thẻ. Hiện tới bây giờ Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ có duy nhất một quy chế phát hành và thanh toán thẻ ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Trong đó nêu ra những khái niện cơ bản sơ khai, nhưng còn rất chung chung, không nêu rò từng chế tài cụ thể như cơ chế vận hành thanh toán thẻ và xử lý những rủi ro liên quan, cơ chế khen thưởng, xử phạt cụ thể đối với những cá nhân, đơn vị làm trái quy định. Hiện nay các ngân hàng trước khi ban hành quy chế về hoạt động thẻ thanh toán đều phải xin ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước. Đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải là khâu đầu tiên đánh giá nghiêm túc, cho ý kiến chỉ đạo về hệ thống công nghệ, quy trình nghiệp vụ cũng như mô hình tổ chức của các ngân hàng thương mại. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần phải đâu tư xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh để hỗ trợ các NHTM trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ được xuyêt suốt và phù hợp với các quy định của quốc tế khi thẻ tín dụng tham gia thanh toán trên thị trường quốc tế.


3.3.2.3 Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ TDQT giữa các thành viên trong nước

Thực tế hiện nay các ngân hàng quản lý phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ của từng ngân hàng. Nhưng thực tế cũng cho thấy sự phức tạp khi thẻ của một ngân hàng được đem rút tiền mặt ở một ngân hàng khác trong nước khác hệ thống. Lúc đó giao dịch sẽ phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế và phải chịu một khoản phí do tổ chức này qui định. Bởi vậy, thành lập một Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các ngân hàng thành viên trong nước sẽ giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán nhanh, giải quyết được vấn đề chênh lệch tỷ giá và sẽ thống nhất được về chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng đồng Việt nam. Hơn nữa, Trung tâm bù trừ thanh toán sẽ giúp các ngân hàng quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực như:

- Các thành viên phát hành và thanh toán thẻ sẽ cập nhật nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên.

- Kết hợp in ấn các danh sách thẻ cấm lưu hành, giảm được chi phí cho các thành viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Có qui chế thống nhất về đồng tiền thanh toán, mức phí,tỷ giá tạo ra một khí thế cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại thị trường Việt nam.

3.3.3 Với Hiệp hội thẻ

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga - 13

Trong thời gian qua Hiệp hội thẻ đã phần nào làm tốt vai trò của mình là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng kinh doanh thẻ; quy định mức phí thanh toán tối thiểu và tối đa trong hoạt động thanh toán thẻ tín dụng; tập trung giải quyết các vướng mắc trong nghiệp vụ thẻ của


các Ngân hàng...vv.

Ngoài ra Việt Nam khi đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế càng đòi hỏi Hiệp hội thẻ làm tốt những công việc này hơn nữa. Bên cạnh đó Hội thẻ có thể tổ chức các hội thảo về công nghệ thẻ, giúp các NHTM có thêm kinh nghiệm bởi vì kỹ thuật bao giờ cũng là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công trong hoạt động thẻ của mỗi Ngân hàng. Để thực hiện tốt vai trò của mình, Hiệp hội thẻ cũng nên xây dựng các cơ chế tài chính, phi tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để xử phạt cũng như khuyến khích các ngân hàng thương mại kinh doanh thẻ. Trong thời gian tới, Hiệp hội thẻ cần tiếp tục phát huy vai trò “diễn đàn hợp tác trao đổi” của mình trong hoạt động phòng chống rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại.


Kết luận chương 3: Dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về thẻ TDQT và phân tích thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT tại Vietinbank ở chương 1 và chương 2. Chương 3 đã đánh giá và đưa ra được những nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT tại Vietinbank, hy vọng rằng nhóm giải pháp trên có thể được áp dụng trong thực tiễn kinh doanh thẻ TDQT của Vietinbank trong thời gian tới.


KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau đây:

- Tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung cơ bản về thẻ TDQT.

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thẻ TDQT trên cơ sở kế thừa những nội dung của những nghiên cứu trước đó kết hợp phát triển những phân tích của cá nhân người nghiên cứu; đồng thời lý giải các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng.

- Thu thập dữ liệu, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của Vietinbank làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại hệ thống ngân hàng này.

- Trên cơ sở vận dụng lý thuyết cũng như kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT tại Vietinbank, luận văn đã đề xuất được một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ TDQT tại Vietinbank.

- Đề xuất các kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển dịch vụ thẻ TDQT ngân hàng, những vấn đề nằm ngoài phạm vi giải quyết của Vietinbank.

Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, nhược điểm vì vậy, tác giả luận văn mong muốn nhận được những góp ý, hướng dẫn của các thầy, cô giáo cũng như người đọc.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cục Thống kê TPHCM (2011), Niên giám thống kê TPHCM 2010, Nhà xuất bản thống kê TPHCM.

3. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong ( 2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia TPHCM, TPHCM.

4. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TPHCM.

5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TPHCM.

6. Lê Hữu Nghị ( 2007), Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, TPHCM.

7.Nguyễn Thuý Quỳnh (2006), Những giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, TPHCM.

8. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

9. Quy trình tam thời về nghiệp vụ phát hành, thanh toán sử dụng và thu hồi nợ thẻ tín dụng Visa/Mastercard/JCB của Vietinbank(2009).

10. Các báo thường niên của Vietinbank năm 2009-2011.

11.Website: http://www.xaluan.comhttp://vietinbank.vnhttp://ACB.com.vnhttp://bidv.com.vn http://sacombank.com.vn


http://vietcombank.com.vnhttp://dongabank.com.vnhttp://www.banknet.org.vnhttp://www.gso.gov.vnhttp://www.hochiminhcity.gov.vn http://www.sbv.gov.vn

Phục lục 01: Bản khảo sát các khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí