3.2.7 Xây dựng chính sách chia sẻ lợi nhuận và cơ chế khen thưởng cho Chi nhánh
Mỗi Chi nhánh Vietinbank là một trong các nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh dịch vụ thẻ tín dụng phát triển trên diện rộng. Với nguồn nhân lực, khách hàng truyền thống, kinh nghiệm giao dịch khách hàng bán lẻ sẵn có, mỗi chi nhánh là một đại lý phát hành và thanh toán thẻ tiềm năng. Do đó để khuyến khích các Chi nhánh Vietinbank phát triển dịch vụ thẻ TDQT trên địa bàn mình quản lý thì Phòng thẻ trung ương phải xây dựng được các cơ chế động lực tài chính, đó là cơ chế khoán chỉ tiêu; thực hiện công khai, công bằng các chính sách khen thưởng và phê bình đối với các chi nhánh; cơ chế sử dụng nguồn vốn huy động từ thẻ thanh toán; cơ chế trích khấu hao máy móc hợp lý; cơ chế khuyến khích tài chính cho cán bộ thực hiện công tác phát triển mảng thẻ thanh toán tại chi nhánh.
Đồng thời Vietinbank cũng nên xây dựng lại chính sách chia sẻ phí rò ràng giữa lợi nhuận đem lại từ hoạt động kinh doanh thẻ hợp lý hơn khuyến khích các Chi nhánh tích cực hơn nữa trong việc khai thác mảng thẻ thay vì tập trung hầu hết nguồn lực vào mảng kinh doanh truyền thống như huy động, cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại… những mảng này hiện nay vẫn đem lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng. Ví dụ như chia sẻ phí phát hành, phí dịch vụ SMS, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ TDQT Chi nhánh là đơn vị làm trực tiếp hưởng 70% - 80%, Trung tâm thẻ 30% -20% thay vì Trung tâm thẻ 70% - 80% và Chi nhánh 30% -20%. Ngoài ra những khoản phí do Chi nhánh trực tiếp làm thi nên để Chi nhánh hưởng 100% Trung tâm thẻ không nên chia sẻ tỷ lệ với Chi nhánh. Như vậy sẽ khuyên khích chi nhánh quan tâm hơn nữa tới nghiệp vụ kinh doanh thẻ đặc biệt là thẻ TDQT mảng dịch vụ sẽ mang lại nguồn thu phí dịch vụ lớn cho các ngân hàng trong tương lai.
3.2.8 Đầu tư đổi mới công nghệ
Việc đầu tư đổi mới công nghệ thẻ là điều quan trọng trong xu hướng thời đại công nghệ hoá thông tin ngày càng phát triển như hiện nay để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động phát hành thanh toán thẻ tín dụng tạo niềm tin cho khách hàng trong quá trình chi tiêu.
Trong khi công nghệ thẻ tiên tiến thế giới đã được cập nhật ứng dụng từ những năm tháng 9/2006, hơn 250 triệu thẻ Chip Visa theo tiêu chuẩn EMV được phát hành trên toàn cầu (tăng 14% so với 2005) song song với việc triển khai 6,4 triệu máy ATM và POS tương thích (tăng 27,2% so với năm 2005). Phần lớn trong số thẻ Chip này được phát hành và sử dụng tại châu Âu. Năm 2006, hơn 70% thẻ phát hành tại châu Âu là thẻ Chip.
Tại Pháp, tổ chức thẻ (Cartes Bancaires) được thành lập năm 1984 đã bắt đầu đưa thẻ Chip vào sử dụng tại Pháp đầu những năm 90 của thế kỷ 20 với việc phát hành thẻ. Ngày nay, có hơn 42 triệu thẻ chíp được phát hành bởi hơn 180 ngân hàng và các định chế tài chính; cùng với số máy ATM là 40,000 và hơn 600,000 điểm chấp nhận thanh toán trên khắp nước Pháp. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy, sau một vài năm sử dụng thẻ chíp, gian lận thẻ trong nội địa đã giảm từ khoảng 25 triệu USD năm 1992 xuống còn gần như bằng 0 năm 1997. Tỷ lệ gian lận cũng đồng thời giảm xuống từ 0.078% còn 0.019%.
Anh là một trong những thị trường thẻ phát triển nhất trên thế giới với 35 triệu chủ thẻ và khoảng 87,6 triệu thẻ đang lưu hành. Thẻ tín dụng từ lâu đã ăn sâu vào hệ thống thanh toán của Anh với 83% người trưởng thành sở hữu ít nhất một thẻ thanh toán trở lên. Động cơ chính thúc đẩy Anh chuyển sang sử dụng thẻ chíp là nhằm hạn chế gian lận thẻ. Năm 1997, tại Anh đã tổn thất đến 20.3 triệu Bảng trong khi cùng năm tại Pháp tỷ lệ gian lận giả mạo chỉ bằng 0. Theo số liệu được công bố bởi APACS, hiệp hội thanh toán Anh,
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Và Cơ Hội Phát Triển Thẻ Tín Dụng
- Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Vietinbank
- Nâng Cao Tiện Ích Và Giá Trị Gia Tăng Của Thẻ Tdqt
- Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
tổn thất do gian lận thẻ thanh toán đã giảm 65 triệu Bảng Anh trong năm 2005 xuống còn 439.4 triệu Bảng so với 504.8 triệu Bảng trong năm 2004.
So với các nước khu vực Châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ có 25% thẻ ngân hàng phát hành ra là thẻ Chip. Tại khu vực này, việc chuyển đổi thẻ Chip theo tiêu chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Tính đến tháng 3/2007, có khoảng 67 triệu thẻ tín dụng EMV đã được phát hành, chiếm 20% tổng số thẻ, tăng 44% so với năm trước; số máy đọc thẻ chip khoảng 1,8 triệu, chiếm 32% tổng số máy đọc thẻ, tăng 44% so với năm trước; Hosts thanh toán EMV (toàn phần) là 127 tăng 34% so với năm trước. Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là những nước đầu tiên chuyển sang sử dụng thẻ Chip. Singapore, Thái Lan và Hồng Kông là những nước đang đi ngay sau trong việc áp dụng tiêu chuẩn EMV. Rất nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip tại các nước này nhưng lý do quan trọng nhất chính là nhằm chống lại việc gian lận trong thanh toán thẻ.
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip EMV đang được tiến hành, Ngân hàng VPBank là ngân hàng đầu tiên ra mắt thẻ chip chuẩn EMV dành cho thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế (VPBank Platium MasterCard), đánh dấu một bước tiến mới về công nghệ thanh toán thẻ còn non trẻ của Việt Nam. Để đối phó với tình trạng gian lận thẻ có khả năng chuyển hướng sang các thị trường chưa áp dụng chương trình EMV như Việt nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi sang EMV từ nay đến năm 2015 cho các ngân hàng thương mại triển khai một cách đồng bộ theo kịp “làn sóng” công nghệ mới này và mặt khác nâng cao được năng lực cạnh tranh ngay trong thị trường trong nước.
3.2.9 Tăng cường công tác quản trị rủi ro
• Hạn chế rủi ro nội bộ
Thực tế cho thấy các hoạt động gian lận thẻ trên thế giới có nguồn gốc chủ yếu từ các nhân viên thẻ vì đây là những đối tượng hiểu rò quy trình phát hành và thanh toán thẻ, do đó họ dễ dàng phát hiện các lỗ hổng trong quy chế, quy định của ngân hàng để tìm cách kiếm tiền gian lận từ hoạt động thẻ bằng cách cấu kết với các nhân viên ĐVCNT và các đối tượng tội phạm khác để lợi dụng chi tiêu từ thẻ của khách hàng. Do đó Vietinbank cần rút kinh nghiệm của các nước phát triển bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
- Đảm bảo hệ thống thẻ hoạt động liên tục và ổn định liên tục.
- Xây dựng các khu bảo mật 24h x7 kiểm soát chặt chẽ bằng các cửa từ. Đồng thời trang bị các thiết bị camera tại các khu vực nhạy cảm nói trên.
- Lựa chọn các nhân viên có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và kiểm soát chặt chẽ hành vi của họ trong thời gian làm việc tại các bộ phận quan trọng và bảo mật.
- Luân chuyển nhân viên liên quan trực tiếp đến công việc phát hành thẻ theo định kỳ để một mặt là an toàn một mặt có thể phát huy được tính sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Trang bị kiến thức
Nâng cao kiến thức và cập nhật thường xuyên các thông tin về sử dụng, bảo quản thẻ, các thông tin liên quan đến giả mạo thẻ cho tất cả các chủ thể tham gia nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ như chủ thẻ, ĐVCNT, đại lý phân phối thẻ, các nhân viên ngân hàng.
Chú trọng công tác chăm sóc và bao trì bảo dưỡng hệ thống ĐVCNT thẻ nhằm phát hiện những thay đổi đột ngột, có biện pháp đề phòng rủi ro.
Tăng cường phòng chống tội phạm thẻ: Khi phát hiện các hành vi gian lận, Vietinbank cần phối hợp hiệu quả với cơ quan chức năng để xử lý dứt điểm các hành vi gian lận này. Đồng thời công bố rộng rãi tình hình gian lận thẻ hiện đang xảy ra trên thế giới cũng như xu hướng tấn công của bọn tội phạm thẻ để các khách hàng cùng biết, nâng cao tinh thần cảnh giác cho họ để có thể giảm thiểu rủi ro trong điều kiện hội nhập quốc tế mở rộng, tội phạm thẻ sẽ gia tăng.
Xây dựng quỹ dự phòng rủi ro trong nghiệp vụ thẻ TDQT cũng như các nghiệp vụ tín dụng, tiền gửi…: không riêng chỉ ở Việt Nam, các ngân hàng trên thế giới có cung cấp dịch vụ thẻ đều phải xử lý các trường hợp mất tiền trên tài khoản của khách hàng theo nguyên tắc “khách hàng luôn luôn đúng”. Ngân hàng không quy kết khách hàng có hay không cố tình gian lận, việc đó thuộc thẩm quyền của tòa án. Cách giải quyết này tương tự như hoạt động bồi thường của bảo hiểm. Nếu phát hiện nay chứng minh được khách hàng cố tình gian lận thì pháp luật sẽ xử lý. Muốn vậy ngân hàng phải có quỹ dự phòng rủi ro, là một phần chi phí cho việc cung cấp dịch vụ. Ngân hàng Nhà nước nên bắt buộc các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ phải mua bảo hiểm trong trường hợp khách hàng bị mất tiền. Điều đáng tiếc là Việt Nam đã có hiệp hội thẻ nhưng giữa các thành viên chưa có được sự phối hợp với nhau trong việc chia sẻ thông tin nhằm bảo đảm an ninh giao dịch.
Thường xuyên liên hệ với các ngành chức năng cập nhật danh sách thẻ đen: Thông thường các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard thường cập nhật các danh sách thẻ đen hàng ngày cho các ngân hàng phát hành cũng như ngân hàng thanh toán.
3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1 Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển
Đây là điều kiện quan trọng nhất để cho bất cứ hoạt động nào phát triển chứ không nói riêng gì hoạt động thẻ thanh toán. Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế nước nhà đã thay đổi ngoạn mục, từ một đất nước nghèo lạc hậu chúng ta đã phát triển thành một đất nước có tốc độ tăng trưởng nhanh ở khu vực Châu Á.
Đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế là sự hình thành và phát triển của dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nói chung, tại Vietinbank nói riêng. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định gắn liền với việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, khi đó đời sống dân chúng được cải thiện, hướng họ tới việc tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm văn minh và tiện ích như thẻ, hạn chế lượng tiêu dùng tiền mặt dần hoàn thành mục tiêu chủ Chính phủ và Nhà nước.
3.3.1.2 Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm
Cùng với việc phát triển của thẻ TDQT là sự xuất hiện một loại tội phạm gian lận và giả mạo thẻ tín dụng. Đây là một loại tội phạm mới trong thời đại điện tử với kỹ thuật cao, rất khó phát hiện thủ phạm .
Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nào về rủi ro phát sinh nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay luôn đặt các ngân hàng kinh doanh thẻ trước nguy cơ bị tấn công. Trong khi đó chúng ta lại chưa có chế tài pháp luật điều chỉnh các hành vi giả mạo thẻ. Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ. Thực tế loại tội phạm về thẻ rất nguy hiểm và tinh vi. Chúng cấu kết với cán bộ ngân hàng và các tội phạm máy tính để tấn công kho dữ liệu khách hàng thẻ nhằm ăn cắp thông tin về khách hàng, tạo các thẻ giả mạo lấy tiền của khách hàng.. . Nhiều khi
phạm vi hoạt động của chúng không chỉ dừng lại trong nội bộ một quốc gia mà ở phạm vi xuyên quốc gia, gây ra thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng triển khai thẻ thanh toán.
Mặt khác Chính Phủ cần phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an kinh tế và cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol nhằm ngăn chặn tội phạm và có được những thông tin cảnh báo tốt nhất trong phòng chống tội phạm thẻ cho các NHTM để có biện pháp phòng ngừa rủi ro tránh tổn thất.
3.3.1.3 Tuyên truyền rộng rãi về thẻ ngân hàng
Mặc dù Vietinbank cũng như các ngân hàng khác đều thực hiện các chương trình quảng cáo về dịch vụ thẻ của mình trên tivi, đài phát thanh, báo chí song vì ngân sách dành cho hoạt động này rất hạn hẹp nên còn manh mún, không thường xuyên và thiếu cập nhật. Nên hiện nay không phải tất cả người dân đều biết về thẻ ngân hàng, thậm chí có nhiều cán bộ Nhà nước có thẻ trong tay cũng không biết cách sử dụng và khai thác hết tính năng của thẻ. Nguyên nhân cơ bản là họ quá thiếu thông tin về hình thức thanh toán mới mẻ này. Hơn ai hết Chính phủ phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tính năng, sự ưu việt cũng như tính văn minh của các sản phẩm thẻ đến với tất cả người dân đặc biệt là tầng lớp công nhân, công chức Nhà nước…là những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước.
3.3.1.4 Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở
Ở Việt Nam dịch vụ thẻ còn hết sức mới mẻ. Việc thực hiện nghiệp vụ thẻ còn đang chập chững dựa trên hệ thống thiết bị chưa hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả mở rộng thị trường thẻ TDQT, chúng ta phải hiện đại hoá hệ thống phục vụ thanh toán để theo kịp các nước trong khu vực. Hiện nay chúng ta phải nhập phôi thẻ trắng từ nước ngoài nên giá thẻ của ta đắt hơn các nước khác: 10USD/thẻ do cơ sở vật chất của ta còn thấp nên chưa thể tự sản xuất được phôi thẻ đáp ứng được tiêu chuẩn bảo mật thông tin khi phát hành thẻ.
Tuy nhiên trong tương lai, khi mà sử dụng thẻ trở nên thông dụng thì không thể tiếp tục nhập thẻ trắng như bây giờ.
Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý cho hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ thanh toán, phát hành thẻ. Sở dĩ phải đầu tư hợp lý vì công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh, nhiều kỹ thuật tiên tiến cách đây vài năm đã trở nên lỗi thời. Công nghệ ứng dụng cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Thực tiễn cho thấy trước đây nhiều ngân hàng nước ngoài đã bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ để phát triển hệ thống đầu cuối sử dụng thẻ từ, khi thẻ thông minh thay thế, sự thay đổi gây ra tổn thất rất lớn.Với lợi thế của người đi sau, chúng ta có điều kiện tiếp thu những công nghệ mới nhất. Bởi vậy Nhà nước và các ngân hàng kinh doanh thẻ cần phát triển hệ thống máy móc đầu cuối theo hướng tương thích với hệ thống thế giới.
3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ thông qua các giải pháp trợ giúp cho các NHTM
Đồng thời phối hợp với các NHTMVN và các tổ chức thẻ quốc tế trong việc hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động thanh toán và phát hành thẻ, ứng dụng các công nghệ thẻ đã đang và sẽ được phát triển trên thế giới và khu vực.
3.3.2.1 Thực hiện tốt chính sách tiền tệ
Để phát triển dịch vụ thẻ thì trước hết cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, khuyến khích người dân mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Nhằm phát triển đa dạng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đi đôi với các cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp và dân chúng sử dụng công cụ này. Đồng thời cần có chính sách thắt chặt hơn quản lý tiền mặt để người dân chuyển sang hình thức