Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 50% giá trị nhà đất ở. Trường hợp đặc biệt mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị nhà đất ở.
Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ 3 hoặc kết hợp với hình thức bảo đảm bằng bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì chi nhánh xem xét quy định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng tối đa bằng 85% giá trị của nhà ở.
Về mức cho vay tối đa:
Đối với khu nội thành của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mức tối đa là 7000 triệu đồng.
Đối với khu vực khác của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung Ương khác thì mức tối đa là 5000 triệu đồng.
Đối với khu vực nội thành của các thành phố khác nội thị của thị xã, mức tối
đa là 3000 triệu đồng.
Đối với các khu vực khác mức tối đa là 1000 triệu đồng.
Cho vay bảo đảm bằng tài sản là sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá thì mức cho vay tối đa bằng 100% mệnh giá của sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá nhưng không vượt quá giá trị của nhà đất.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Quy Định Về Thấu Chi Tài Khoản Tiền Gửi Của Khách Hàng Cá Nhân
- Tỷ Trọng Thu Lãi Từ Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Và Mức Độ Sử Dụng Vốn
- Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Đông Đô
- Quan Điểm Phát Triển Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô - 12
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Điều 6: Lãi suất cho vay
Căn cứ theo cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong từng thời kỳ.
Điều 7: Thời hạn cho vay
Đối với mục đích sửa chữa, cải tạo, mua nội thất nhà thì thời hạn tối đa là 5 năm.
Đối với việc xây nhà mới thì thời hạn tối đa là 10 năm.
Đối với mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn, hoặc mua
đất thì thời hạn tối đa là 15 năm.
Điều 8: Phương thức cho vay
Đối với khách hàng là cá nhân: Khách hàng trực tiếp ký các thủ tục vay với ngân hàng.
Đối với khách hàng là hộ gia đình, những người đồng sở hữu phải trực tiếp ký kết thủ tục vay hoặc ký văn bản ủy quyền cho chủ hộ hoặc người đã thành niên trong gia đình.
- Quy định trong hoạt động cho vay mua ô tô
Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng
Văn bản này quy định chi tiết nội dung, hướng dẫn trình tự thủ tục cho vay mua ô tô đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Đối tượng áp dụng:
Các Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống thường xuyên và/hoặc làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay.
Điều 2: Đồng tiền cho vay và mục đích cho vay
Đồng tiền cho vay là Đồng Việt Nam.
Trường hợp Khách hàng có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ thì phải phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt về cho vay bằng ngoại tệ.
Mục đích cho vay:
Khách hàng vay nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống (tiêu dùng).
Khách hàng vay mua ô tô phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 3: Điều kiện đối với ô tô
Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp của xe theo quy định.
Đối với ô tô mới: Ô tô mới 100% (nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước).
Đối với ô tô đã qua sử dụng: Ô tô cũ nhập khẩu lần đầu đã qua sử dụng không quá 5 năm (tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu) và được phép nhập
khẩu vào Việt Nam hoặc ô tô đã qua sử dụng có thời gian sử dụng tính từ năm sản xuất không quá 3 năm.
Điều 4: Điều kiện đối với khách hàng
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn chung theo quy
định của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Đứng tên chủ sở hữu xe ô tô.
Có Giấy uỷ quyền của các thành viên trong Hộ gia đình cho chủ hộ hoặc cho một thành viên hộ gia đình đứng tên vay vốn (đối với khách hàng là hộ gia đình).
Mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng từ 3 đến 6 tháng gần nhất tối thiểu 5 triệu đồng trở lên.
Trường hợp khách hàng vay mua ô tô phục vụ mục đích kinh doanh thì khách hàng phải có giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế.
Điều 5: Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay do Chi nhánh và Khách hàng thoả thuận, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời phải bảo đảm:
Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu : thời hạn cho vay tối đa 5 năm.
Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước khác với các nước quy định tại Khoản 1 Điều này và các loại xe ô tô đã qua sử dụng: thời hạn cho vay tối đa 3 năm.
Điều 6: Bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt về giao dịch bảo đảm trong cho vay, cụ thể:
Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay (chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng vay vốn để mua ô tô mới 100%).
Thế chấp, cầm cố bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba.
Kết hợp thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay và thế chấp, cầm cố bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng.
Điều 7: Mức cho vay
Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị xe (đối với các loại xe ô tô mới 100% quy định tại khoản 1 Điều 7), tối đa bằng 70% giá trị xe (đối với các loại xe ô tô mới 100% khác).
Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba, thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay:
- Tối đa 95% giá trị xe (đối với vay mua ô tô mới 100%)
- Tối đa 90% giá trị xe (đối với vay mua ô tô đã qua sử dụng).
Trường hợp khách hàng bảo đảm bằng hình thức kết hợp giữa tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng (trong đó giá trị tài sản khác tối thiểu bằng 50% giá trị xe) thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay tối đa 95% giá trị xe (đối với vay mua ô tô mới 100%).
Điều 8: Lãi suất, phí, phương thức trả nợ
Lãi suất cho vay: Chi nhánh xác định lãi suất cho vay cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng đảm bảo:
Phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt về lãi suất.
Lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi, ba tháng hoặc 6 tháng điều chỉnh một lần
đối với các khoản cho vay trung dài hạn.
Đối với các khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao (khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết của Chi nhánh,...), Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo chính sách của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hoặc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
Lãi suất quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
Các loại phí thực hiện theo quy định của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong từng thời kỳ.
Phương thức trả nợ:
Phương thức trả nợ do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận và lựa chọn một trong các phương thức trả nợ dưới đây đảm bảo phù hợp với thời điểm khách hàng phát sinh nguồn thu nhập để trả nợ:
Phương thức trả góp: Khách hàng trả một số tiền cố định (bao gồm cả gốc và lãi) theo định kỳ hàng tháng.
Tiền lãi được tính theo dư nợ vay thực tế và số ngày thực tế sử dụng vốn. Tiền gốc bằng số tiền trả cố định hàng tháng trừ đi số lãi phải trả trong tháng đó.
Phương thức trả nợ gốc cố định: Khách hàng thực hiện trả nợ gốc cố định theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.
Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ được xác định bằng tổng số tiền vay chia cho số kỳ trả nợ.
Tiền lãi được tính theo dư nợ vay thực tế.
Điều 9: Bảo hiểm
Khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba (bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về con người) theo đúng quy định của pháp luật.
Khách hàng bắt buộc phải mua thêm bảo hiểm vật chất xe trong suốt quá trình vay vốn đối với một trong hai trường hợp sau:
Nguồn trả nợ của khoản vay từ hoạt động của chiếc xe.
Khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe với mức bảo hiểm bằng 100% giá trị xe ô tô đối với năm vay vốn đầu tiên. Từ năm thứ hai trở đi, trước khi hết thời hạn bảo hiểm 15 ngày, khách hàng phải mua mức bảo hiểm cho năm tiếp theo với mức bảo hiểm tối thiểu bằng 140% dư nợ thực tế tại thời điểm mua bảo hiểm và thông báo cho Ngân hàng.
Trường hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản để Chi nhánh thực hiện trích tiền mua hộ bảo hiểm, Chi nhánh thực hiện cho vay bắt buộc để thanh toán tiền bảo hiểm với số tiền vay bằng chênh lệch giữa số tiền mua bảo hiểm trừ đi số dư có trên tài khoản tiền gửi của khách hàng và yêu cầu khách
hàng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền vay trong thời gian sớm nhất cộng với lãi suất cho vay đối với số tiền cho vay bắt buộc đó.
2.7.7. Những yếu tố từ phía khách hàng của Chi nhánh Đông Đô
Trước hết ta nhận thấy rằng đối tượng vay tiêu dùng tại Chi nhánh Đông Đô chủ yếu là cán bộ công nhân viên, đây là đối tượng chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế xã hội do Nhà nước quản lý, là những người có thu nhập ổn định hàng tháng, và vì thế nguồn trả nợ hàng tháng cho ngân hàng cũng khá ổn định. Chính vì vậy đây là đối tượng có tỷ lệ quá hạn thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Mặc dù vậy, có những khoản nợ không thu được từ đối tượng khách hàng này là do:
Nguyên nhân có thể do chính “đạo đức” của người đi vay. Cùng với đó là sự thiếu kinh nghiệm về việc thẩm định khách hàng do đó khách hàng đã vay tiền ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau để mua nhà nhưng nguồn lương để trả nợ chỉ có một, vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng.
Một số trường hợp sau khi vay tiền đã thuyên chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ địa phương này sang địa phương khác nhưng cơ quan không thông báo cho sở hoặc thông báo không kịp thời việc cán bộ nhân viên chuyển công tác hoặc thôi việc, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của ngân hàng.
Với việc vay tiền cho những mục đích chi tiêu nhỏ, số tiền trả nợ mỗi lần không lớn, một số khách hàng chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường hay quên trả nợ hoặc có tâm lý coi việc để quá hạn 1, 2 tháng hoặc do bận đi học, công tác xa, gia đình gặp khó khăn mà không trả nợ vay cho sở đúng hạn. Nhưng với lượng khách hàng lớn đều có suy nghĩ và thói quen như vậy thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Vì vậy Chi nhánh cần có những quy định chặt chẽ khi kí hợp đồng với khách hàng.
Ngoài ra, đối tượng nhân dân vay cho tiêu dùng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, nhu cầu vay chủ yếu phục vụ đời sống, vay vốn có thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, đối tượng này có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ ngân
hàng. Do vậy, các món vay đều có rủi ro thấp, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp, có khả năng thu hồi.
Những rủi ro do sự mất cân đối về kì hạn nguồn vốn và kì hạn của các khoản vay tiêu dùng, và nguyên nhân xuất phát cả từ bên ngân hàng và khách hàng.
Ta thấy rằng, hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản trung và dài hạn, đặc biệt đối với các khoản cho vay để mua nhà ở và phương tiện đi lại có thời hạn từ 3 - 10 năm. Trong khi đó, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Đông Đô chủ yếu có thời hạn dưới 36 tháng. Mức cho vay và thời hạn cho vay tại Chi nhánh Đông Đô nhiều lúc không được xác định phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguyên nhân từ cả phía khách hàng lẫn phía ngân hàng. Về phía khách hàng, nhiều trường hợp không chứng minh được nguồn thu nhập phù hợp với kế hoạch trả nợ nhưng vẫn cam kết trả nợ đúng hạn, hoặc chỉ có hợp đồng lao động ngắn hạn nhưng lại có nhu cầu vay vốn dài hạn. Với tỷ trọng vốn ngắn và trung hạn chiếm ưu thế như hiện nay tại sở, thì hoạt động cho vay tiêu dùng có tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
2.7.8. Những yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của Ngân hàng
Môi trường kinh tế:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế khó khăn khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Điều đó đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động cho vay của ngân hàng, dư nợ cho vay tăng cao (do những chính sách nhằm hồi phục nền kinh tế của chính phủ) nhưng lãi thu về một số ngân hàng lại giảm. Tại Chi nhánh Đông Đô, tổng lãi từ hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng, nhưng thực tế đó là tốc độ tăng đã nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng. Trong những năm vừa qua, lạm phát tăng cao, giá tiêu dùng cũng tăng lên tương ứng, thêm vào đó, giá bất động sản luôn biến động bất ổn, nó ảnh hưởng tới tâm lý và cả khả năng trả nợ của người vay tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Môi trường pháp luật:
Theo quy định, Chi nhánh Đông Đô chỉ nhận tài sản đảm bảo là nhà, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chính vì thế nhiều khách hàng khả năng trả nợ tốt nhưng không được vay vốn ngân hàng do không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.
Hiện tại nước ta đã có những quy định trong hoạt động cho vay tiêu dùng như quy định trong Điều 77, 78, trong luật tổ chức tín dụng năm 1997 và Điều 126, 127, 128 trong luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010. Nhưng thực tế ta vẫn chưa có một bộ luật riên biệt cho hoạt động tín dụng tiêu dùng riêng biệt nhằm hướng dẫn ngân hàng trong hoạt động này. Vấn đề về lãi suất và thời hạn cho vay tiêu dùng như đánh giá ở Phần 1 là có những khác biệt với những khoản cho vay khác do đó việc đưa ra những quy định riêng biệt cho vay tiêu dùng là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các luật có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều bất cập như: Luật đất đai với những vướng mắc trong việc định giá đất và những quy định chưa thực sự thuận lợi cho hoạt động cho vay mua nhà đất ở nước ta. Điều đó là một cản trở không nhỏ đối với không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng mà là toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Thị phần cho vay tiêu dùng của ngành Ngân hàng:
Số liệu của NHNN, tính đến ngày 24/7/2013, tăng trưởng tín dụng ước đạt 4,91%% (cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2012 tăng 1,2%), tổng phương tiện thanh toán ước tăng 8,25% so với cuối năm 2012 (cùng kỳ năm 2012 tăng 9,2%), tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước tăng 9,48%. Trước đó, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6/2013 đã đạt 4,5% sau khi đạt 2,98% tính đến cuối tháng 5/2013.
Một trong những lý do khiến tăng trưởng tín dụng khởi sắc được là nhờ các NHTM đẩy mạnh cho vay tiêu dùng khiến tỷ lệ dư nợ tiêu dùng ở các NHTM liên tục tăng cao. Cụ thể, ở địa bàn TPHN, dư nợ cho vay VND ước tính đến 31/8 khoảng 743.665 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cuối năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay của 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên ước khoảng 123.532 tỷ đồng. (Nếu làm phương