Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT‌



ALCO

Ủy ban quản lý tài sản nợ có

BCTĐ

Báo cáo thẩm định

BĐH

Ban Điều hành

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

ĐHĐCĐ

Đại Hội đồng Cổ đông

ĐVKD

Đơn vị Kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTD

Hội đồng tín dụng

IT

(Hệ thống) công nghệ thông tin

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng Doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

PGD

Phòng giao dịch

QLKH

Quản lý khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

RM

Relationship Manager – Quản lý khách hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TGĐ

Tổng Giám đốc

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 2


VIB AMC

Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản VIB

XLRR

Xử lý rủi ro

UBTD

Ủy ban tín dụng


DANH MỤC BẢNG BIỂU‌

Bảng 1: Tóm tắt sự kiện nổi bậc tại VIB 34

Bảng 2: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ 51

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng 52

Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ 54

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 54

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị kinh doanh 56

Bảng 7: Bảng cơ cấu tổng dư nợ trên tổng huy động tại VIB Vũng Tàu 57

Bảng 8: Tỷ lệ nợ xấu tính trên số lượng nhân viên tín dụng của CN và từng PGD .58

DANH MỤC HÌNH VẺ‌


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, mang ập của mỗi Ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh Ngân

ớc những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong nước với các Ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất ụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.

Ngân hàng TMCP - mô hình mới trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - đã và đang vận hành để phát triển, vừa rút kinh nghiệm để định hình. Trong quá trình hoạt động với các đặc tính riêng biệt của mình, các Ngân hàng TMCP đã có những phát huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chung của đất nước, tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, đã bộc lộ những mặt hạn chế. Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu” được tiến hành nghiên ể qua đó đề ra giải pháp hữu ích cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tạ ốc Tế -





2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường, cụ thể là của NHTMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Vũng Tàu.


Đề suất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao kết quả và hiệu quả tín dụng của NHTMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Vũng Tàu, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, góp phần đưa Chi nhánh trở thành một trong các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hệ thống NHTMCP Quốc Tế Việt Nam.

3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chủ yếu về hoạt động kinh doanh tín dụng và những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi Nhánh Vũng Tàu.

Thời gian nghiên cứu năm 2014, sử dụng số liệu thu thập từ các năm 2011, 2012 và 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích so sánh định tính và định lượng.

Các số liệu thống kê được thu thập thông qua kết luận thanh tra của NHNN năm 2012 và 2013, các tài liệu thống kê, báo cáo từ Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu các năm 2011, 2012 và 2013.

5. Những đóng góp của luận văn

Luận văn đã đánh giá chung về thực trạng hoạt động tín dụng, những thành tựu đạt được và một số nhược điểm tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu, chỉ ra các nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh.

Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu.

6. Bố cục của đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng của Ngân hàng thương mại

- Chương 2: Phân tích thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu


- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và dịch vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là Ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và dân cư. Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hình thành các quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội. Đó là mối quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng vốn, là quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua Ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng Ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ngoài ra tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Như vậy, tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và kịp thời.

1.1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng

Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của Ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại:

1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lợi của tín dụng và khả năng hoàn trả của khách hàng. Có 3 loại:

- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023