Giá Trị Cảnh Quan Kiến Trúc, Thẩm Mỹ - Nghệ Thuật


Giếng Thiên Quang hình vuông [Phụ lục 5, hình 2], người xưa quan niệm hình vuông tượng trưng cho yếu tố Âm (chỉ đất) của hình tròn của Khuê Văn Các tượng trưng cho yếu tố Dương (chỉ trời). Như vậy, tinh hoa của trời và đất đều được tập trung ở trung tâm VMQTG. Người xưa theo cách nhìn phong thủy cho rằng: Cao một tấc cũng là núi, sâu một tấc cũng là sông. Giếng Thiên Quang chính là yếu tố Thủy, Gác Khuê Văn là yếu tố Sơn, ở đây có hàm ý về sự "hội ngộ của Sơn Thủy" và mong sao VMQTG mãi mãi trường tồn bền vững.

Với truyền thống văn hiến Thăng Long - Hà Nội, với những giá trị làm nên cái riêng của đất Hà Thành, có thể khẳng định không có gì khác hơn, lớn hơn, quan trọng hơn là trí tuệ, nét tinh tế thanh lịch, tính nhân văn. Sức sống Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn được duy trì bởi vì thế. Khuê Văn Các, biểu trưng của trí tuệ, sự thanh cao, hướng tới sự coi trọng nhân tài - nguyên khí quốc gia. Với ý nghĩa đó, nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền đã nhận xét: Khuê Văn Các đáp ứng các tiêu chí cần có của một biểu tượng. Có thể nói không có gì xứng đáng hơn trở thành biểu tượng của Thủ đô. Cạnh Khuê Văn Các là giếng Thiên Quang hình vuông, tượng trưng cho mặt đất, các cửa sổ hình tròn của Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của đất trời.. Bởi thế, Khuê Văn Các là biểu tượng cho mong ước phát sinh, phát triển của con người, vừa phù hợp với tư duy, ước vọng của người xưa, vừa đáp ứng được mong muốn phát triển thời nay.

Với ý nghĩa đó, Thủ đô Hà Nội chọn Khuê Văn Các làm biểu trưng có ngụ ý lấy trí tuệ làm con đường đi tới tương lai, nói cách khác là Hà Nội hướng tới tương lai, xây dựng tương lai dựa trên nền tảng trí tuệ. Thông qua luật Thủ đô, ngày 21/11/2012, có 385/468 đại biểu đã đồng ý với việc chọn hình ảnh Khuê Văn Các tại VMQTG là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

2.3.3. Giá trị văn hóa giáo dục

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử - Người được Nho gia coi là Tiên Thánh. Khổng Tử là một nhà tư tưởng kiệt xuất, một nhà văn hóa,


giáo dục uyên bác của Trung Quốc nói riêng, của nhân loại nói chung. Những đóng góp của Khổng Tử vào nền văn hóa, giáo dục nhân loại vô cùng to lớn có tính nhân văn sâu sắc. Nhiều quốc gia trong khu vực và các triều đại quân chủ Việt Nam đã tiếp thu học thuyết Nho giáo, lấy Nho giáo làm nền tảng chính trị xã hội của nhà nước. Từ thế kỷ XV, nhà nước Việt Nam đã coi Nho giáo làm đạo trị quốc và VMQTG là nơi đào tạo nhân tài, cung cấp đội ngũ trí thức và quan lại cho bộ máy quản lý nhà nước của các triều đại quân chủ Việt Nam. Đối với VMQTG không chỉ là nơi giữ chức năng thờ phụng Khổng Tử (551-479 TCN), người được Nho gia phong "Vạn thế sư biểu", tại Văn Miếu còn thờ những học trò xuất sắc của Nho giáo và các nhà khoa bảng hàng đầu của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt là Chu Văn An (1292-1370), Chu Văn An chính là Tư nghiệp đầu tiên (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám đời vua Trần Minh Tông. Ông là một nhà sư phạm kiệt xuất của dân tộc, một tri thức luôn quan tâm đến thời cuộc đất nước. Ông còn là Thầy giáo mẫu mực, là tấm gương sáng cho các thế hệ nhà Nho sau này noi theo. Theo nhiều nguồn tư liệu lịch sử: "Ông là tác giả của bộ Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Đại học, Trung dung, và Mạnh Tử dùng làm giáo trình giảng dạy cho người Việt. Có thể nói Chu Văn An là người có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục thời Trần" [130, tr.64].

Năm 1370 Ông tạ thế, vua Trần Nghệ Tông thờ Ông ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử. Sau nhiều lần trùng tu, ngày nay VMQTG đã dựng lại nhà Thái Học trên nền trường xưa với quy mô lớn. Tầng trên nhà Thái Học thờ ba vị Vua có công lao lớn với nền văn hiến nước nhà. Tầng dưới thờ duy nhất Chu Văn An với bức hoành phi ca ngợi ông là "Truyền kinh chính học", nghĩa là truyền dạy kiến thức, uốn nắn việc học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Khu di tích với các giá trị biểu trưng và các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng xuyên suốt gần hàng ngàn năm lịch sử đã gắn bó chặt chẽ với chế độ học hành, thi cử, tuyển dụng và biểu dương lưu danh nhân tài của đất nước.


Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 10

Bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, với việc thành lập Văn Miếu (năm 1070) và Quốc Tử Giám (năm 1076) đã chính thức khẳng định việc chấp nhận sự tồn tại của Nho giáo và Nho học trong đời sống chính trị

- xã hội của nước ta. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Văn Miếu

- Quốc Tử Giám dần dần trở thành một cơ quan hết sức quan trọng của đất nước. VMQTG vừa là trường học, vừa là thư viện lưu giữ sách, vừa là nơi in ấn các tác phẩm kinh điển của Nho gia. Trong hơn 700 năm hoạt động, VMQTG đã đào tạo được hàng trăm nhân tài cho đất nước mà những người kiệt xuất nhất được khắc tên lên 82 tấm bia đá tiến sĩ trong di tích [131, tr.37].

Với 82 bia đã đề danh tiến sĩ tại khu di tích VMQTG là những di vật quý giá về lịch sử khoa cử của Nho học đã hàm chứa nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, giáo dục, triết lý, giáo dục…

Với nguồn tài liệu về lịch sử khoa cử Nho học cũng như hàm chứa những giá trị giáo dục nhân sinh, những bài ký trên bia không những vạch ra đường lối cho các nhà lãnh đạo mà ngay cả trong việc quản lý, xây dựng đất nước đó là phải coi trọng nhân tài. Trong văn bia khoa thi năm 1442: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp" [112].

Như vậy, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí bền hay suy ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia. Điều này đã mang một ý nghĩa phổ biến đối với nước ta qua các thời kỳ lịch sử còn nguyên giá trị cho đến hôm nay đó là nhân tài không phải tự nhiên có, mà phải đào tạo, vun trồng, bồi dưỡng mới nên.

Việc dựng bia tiến sĩ, coi trọng hiền tài còn là một truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa. Ngày nay, truyền thống của cha ông đã và đang kế thừa và phát huy. Bài ký trên bia tiến sĩ còn xác định rõ trách nhiệm của người trí thức đối với đất nước là mang hết tài năng, trí tuệ của mình để phụng sự tồn vinh


và phát triển thịnh vượng của quốc gia, dân tộc. Đồng thời, phải đào tạo những thế hệ kế cận cho đất nước. Với sự khuyên răn kẻ sỹ về trách nhiệm đạo lý, văn bia khoa thi năm 1478 ghi: "tôn vua giúp dân, khi gặp việc thì vì nước quên nhà, gặp gian nguy thì dám quên mình, khiến người ta chỉ vào tên mà nói: người này trung, người kia thẳng, người này dám tiến cử người tốt, bài xích kẻ gian tà, giúp ích cho nước; người nọ trọn đạo làm tôi, không thẹn danh khoa mục" [112].

Nghiên cứu văn bia tiến sĩ không chỉ khuyên răn đối với những người thành danh mà còn có tác dụng đối với những nho sinh chưa thi đỗ của thế hệ mai sau, văn khoa thi 1463 ghi:

Để danh dự được lưu lại đời đời, danh thơm truyền mãi mãi, khiến người đời đến xem đọc tấm đá này, chỉ tên mà nói:

Đây là những người trung với nước, có ơn với dân, bàn nói thẳng thắn làm sang thánh đạo, giữ vững đạo đức kiến lập công lao, được như thế là may mắn. Nếu không được thế thì người xem đưa mắt bảo: kẻ này nhu nhược, mỏng đức, kẻ này hèn nhát…Công luận còn đó, há chẳng nên cẩn thận lắm sao? [112].

Có thể khẳng định, chủ trương của Lê Thánh Tông vào năm 1484 cho dựng bia tiến sĩ nhằm tôn vinh các vị trí thức Nho học bậc đại khoa là sáng kiến lớn, được hầu hết triều đình nhà Lê, nhà Mạc, nhà Lê Trung hưng và nhà Nguyên thực hiện một cách trọng thể. Ngoài Việt Nam, khu vực Đông Bắc Á còn có một số quốc gia có chế độ khoa thi cử tương đồng, có khắc bia đề danh tiến sỹ. Nhưng duy nhất chỉ có Việt Nam, các tấm bia có phần bi ký. Mỗi kỳ thi, nhà vua giao cho một đại thần viết về ý nghĩa của thi cử, triết lý giáo dục… Ngoài tên tuổi các vị tiến sĩ được ghi trên bia, nội dung văn bia cũng cho biết cách thức, quy trình tổ chức các kỳ thi tiến sĩ, các nghi thức trọng đãi người đỗ đạt của triều đình.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học về "Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ học hành thi cử Việt Nam" [128] có viết: Sử cũ ghi năm 1195 có thi Tam giáo, rồi năm 1227 cũng thi Tam giáo. Năm 1247 là năm đầu tiên đặt ra


học vị Tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) mà cũng có khoa thi Tam giáo. Như vậy không loại trừ khả năng ở Quốc Tử Giám thời Lý Trần có sự giảng dạy cả về Phật và Lão chứ không chỉ Nho. Có thể đấy là một sáng tạo của nền giáo dục đại học thuở đó là sự hòa đồng các nguồn tư tưởng khác nhau để phục vụ mục đích xây dựng đất nước [128].

Đọc lại những câu răn dạy, nhắc nhở của cha ông được khắc trên những tấm bia lịch sử, khiến chúng ta vô cùng xúc động: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn"; "Sự lớn lao của nền chính trị của các bậc đế vương không gì quan trọng bằng trọng dụng nhân tài" (Bia khoa 1448). Những nhận định trên đây không phải chỉ là vấn đề quan trọng đối với các bậc đế vương, mà là vấn đề rất lớn xuyên suốt cả ngàn năm văn hiến của dân tộc. Tám mươi hai tấm Bia tiến sĩ còn lại ngày nay tại Văn Miếu tất cả đều tập trung vào một chủ đề: nêu cao vai trò của người trí thức. Điều đáng chú ý là bên cạnh ý nghĩa lưu danh, tác giả của nhiều tấm bia còn liên hệ chặt chẽ với vấn đề phẩm giá danh tiết để gửi gắm những lời khuyên cao đẹp và cả những lời răn nghiêm khắc.

Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo trong văn bia tiến sĩ Chế khoa Đinh Sửu (1577) cũng nghiêm khắc cảnh tỉnh: "Thảng hoặc có kẻ mượn khoa danh để làm kẻ ấm no, mượn đường ấy để được giới sỹ hoạn kính trọng thì người đời sau tất sẽ nhìn vào họ tên mà nói: Kẻ kia là hạng tiểu nhân gian tà, làm xấu lây cho khoa mục". Đó chính là ý nghĩa lưu danh, đi đôi với sự khuyến khích cao đẹp, răn chừng nghiêm khắc của hệ thống bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long - Hà Nội.

Qua nghiên cứu văn bia tại VMQTG có thể thấy quan điểm rất rõ ràng về đào tạo nhân tài, sử dụng nhân tài của cha ông. Mặt khác, một số văn bia còn nhằm mục đích giáo dục nhân cách, đạo đức cho đội ngũ quan lại đương thời và hậu thế và là biểu tượng của tinh thần hiếu học đồng thời là sự tôn vinh của các thời đại với những người đã thành danh trên con đường học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.


2.3.4. Giá trị văn hóa tâm linh

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng theo mô hình miếu học, vừa là nơi thờ tự Thánh hiền [Phụ lục 5, hình 11] vừa là trường học. Từ khi thành lập, trải bao thế kỷ, qua các triều đại việc tế lễ Khổng Tử vẫn được tiến hành xuân thu hai kỳ vào các ngày Đinh tháng 2 và tháng 8

"Tháng 2, mùa xuân. Nhà vua ra nhà Thái học, làm lễ thích điện đấng Tiên sư. Nhà vua tự làm lễ thích đấng Tiên sư và sai văn thần chia nhau làm lễ tế ở hai bên bàn thờ Đông vũ và Tây vũ" [130, tr.109].

Bên cạnh đó, VMQTG, một di tích gắn liền với việc thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, tiêu biểu nhất cho Hà Nội, cho nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, cũng được coi là một cõi văn hóa tâm linh về đạo làm người của những người đã từng theo đòi đạo Nho từng trải qua "Cửa Khổng sân Trình" và cũng là của mỗi người dân Việt Nam trước đây và hiện nay.

Qua khảo cứu, nhận thấy Nho giáo được tiếp thu trong văn hóa Việt Nam với những biểu hiện tích cực, có nội dung nhân văn cao đẹp trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội, gia đình, giữa con người với con người, có đạo và có đức, đã làm cho trước hết là những người theo đòi bút nghiên, sau nữa là cả dân tộc ta tìm thấy ở VMQTG một ý nghĩa thiêng liêng của việc rèn luyện đạo đức làm người. Chính vì vậy, nên VMQTG đã trở thành biểu tượng của văn hóa tâm linh [Phụ lục 5, hình 12] của dân tộc Việt Nam, tôn thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết Trung Hoa cũng như Việt Nam, muốn noi gương rèn luyện lý tưởng "tu thân, tề gia, trị quốc" trong cái khuôn phù hợp với suy nghĩ của người Việt trong cái đích vì lợi ích tối cao của nước Đại Việt.

Trước đây, trên đất nước ta chỗ nào có người đi học là nơi đó xây Văn Miếu các tỉnh, các huyện có xây văn chỉ ở huyện, các xã có văn chỉ xã để thờ ông tổ của đạo Nho, các tiên hiền và những khoa bảng đã khuất ở địa phương mình, Văn Miếu là biểu hiện vật chất của sự thiêng liêng, của tâm linh của người cắp sách, của việc rèn luyện đạo đức làm người [130].


Nghiên cứu sinh nhận ra rằng, Nho giáo mà VMQTG thể hiện khác với các tôn giáo, ở đó không dạy người ta chờ đợi những thế lực siêu nhiên, ở kiếp sau, ở một thế giới xa lạ như Niết Bàn hay Thiên Đàng, mà ở đó dạy con người biết cách sống trên trần thế. Trước hết trong gia đình phải có hiếu với cha mẹ, thuận hòa với anh em (chữ hiếu); với đồng bào phải yêu thương (chữ nhân); phải học hỏi hiểu biết lẽ phải (chữ dũng); biết xả thân vì nghĩa lớn, yêu nước, chống giặc ngoại xâm (chữ nghĩa), phải làm tròn trách nhiệm của mỗi thành viên với xã hội, với cộng đồng mà họ đang sinh sống, phải làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, dạy cho người ta đạo làm người. Văn hóa VMQTG không cao xa huyền bí, không phải là nơi cầu mong phước lành nhưng chứa đầy tính nhân văn, cao quý, thiêng liêng của việc rèn tu dưỡng theo gương các bậc hiền triết về học vấn, về đạo đức để đạt đến mức của hoàn thiện con người làm cho con người thánh thiện hơn theo lý tưởng của Đạo Nho đề ra nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp "vua sáng tôi hiền", "nước thành dân an", "Vậy nên phải biết mang ơn mà tự luyện rèn, báo đền đức lớn sao cho xứng, khí tiết cao siêu, can trường sắt đá, phẩm hạnh cứng như bạch kim, sáng tựa như pha lê đó, đức tài sáng như gương báu, đẹp tựa như Sao Khuê" (Bia khoa thi 1724).

2.3.5. Giá trị cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ - nghệ thuật

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của VMQTG trong suốt chiều dài lịch sử và cho đến ngày hôm nay, VMQTG là một khu di tích gắn liền với biểu tượng văn hiến và trí tuệ Việt Nam.

Giá trị cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ - nghệ thuật của VMQTG còn được thể hiện rõ qua tổng thể di tích và từng yếu tố của nó. Trước hết, về cơ bản còn bảo lưu được cấu trúc mặt bằng và toàn vẹn của loại hình thiết chế Văn Miếu, mang phong cách kiến trúc phương Đông truyền thống và hài hòa.

Là một khu di tích đặc biệt của Thủ đô Hà Nội, VMQTG được bao quanh bởi những viên gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây toát lên một không khí thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí [Phụ lục 5, hình 4]. Lối vào chính khu Văn Miếu là Văn Miếu môn (cổng phía Nam) có dạng cổng tam quan cao hai tầng, có cổng chính và hai cổng


phụ tạo nên một tổng thể kiến trúc uy nghi nhưng không kém phần thanh toát. Hai phía trước cổng có bia hạ mã (xuống ngựa) nhắc nhở người quân tử và những người qua lại không ngồi trên ngựa hoặc trên xe để tỏ lòng thành kính trước nơi thờ tự. Trên bức tường hoa ở cuối không gian thứ nhất (từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn) có ba cửa đi: Cửa Đại Trung (lấy tên đầu hai bộ sách quan trọng của Khổng Tử từ Đại học, Trung dung) là cửa giữa. Hai bên là cửa Thành Đức (trở nên đạo đức), cửa Đại Tài (trở nên tài giỏi). Cửa Đại Trung có cấu trúc khung gỗ, mái ngói, bậc thềm bó đá. Phía sau là Khuê Văn Các chính là bởi ý nghĩa biểu trưng: Các là Lầu; Khuê là Sao Khuê, là biểu tượng của vị thần phụ trách; Văn là cái đẹp, cũng có nghĩa là văn hóa. Văn hóa là thành tựu của con người mô phỏng, phóng tác từ quy luật tự nhiên theo sự sáng tạo khác nhau. Nhìn nhận một cách hữu hình có thể hiểu: Khuê Văn Các (ở phía Nam) là đứng ở trên lầu nhìn ra 4 phương 8 hướng. Hình tròn, hình vuông với 8 tiếp điểm thể hiện sự gắn bó giữa quy luật và thực tế nhằm phục vụ con người. Có thể coi đây là tượng đài ca ngợi vẻ đẹp của văn chương, một nét đẹp rực rỡ tỏa sáng soi bóng dưới mặt nước và duyên dáng thêm với những điểm tô của vườn bia. Với đường nét kiến trúc cân đối hài hòa giữa tỉ lệ và bộ phận cấu thành, Khuê Văn Các đã được chọn là biểu tượng cho văn hiến Hà Nội.

Bên cạnh đó, giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật của VMQTG còn thể hiện sự tinh tế và thanh nhã. Với Khuê Văn Các, ban ngày thì cao sang tuyệt đẹp, ban đêm dưới ánh đèn chiếu sáng, gác Khuê Văn trở nên lung linh huyền diệu, soi bóng xuống mặt hồ Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) [ Phụ lục 5, hình 2] cũng chính là cách tiếp cận VMQTG một cách đa diện. Giếng nước ở giữa phản chiếu ánh sáng bầu trời, là sự hài hòa ý thu nhận văn hóa khai thác để khống chế ánh sáng của trời nhằm phục vụ cho đạo học của con người. Nằm ở giữa trung tâm Văn Miếu, tấm gương nước có thể soi bóng tổng thể công trình kiến trúc hòa quyện với mây trời trong sáng. Khuê Văn Các, Đại Thành môn, vườn Bia…trong đó hình như thách thức với thời gian, như gọi mời nhân tài đất Việt tạo thêm nét duyên dáng vốn có của nghệ thuật

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí