- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn ợ, đầy hơi, khó tiêu,... xảy ra như là hậu quả của rối loạn nhu động bình thường của dạ dày- ruột
- Rối loạn cảm xúc, ý chí và trí năng thể hiện bằng các biểu hiện mất tập trung, lo ra, suy nghĩ kém linh hoạt và thậm chí rối loạn ngôn ngữ, định kiến, ám ảnh,... nhưng không có thay đổi hành vi thuộc nhân cách.
3. SƠ ĐỒ SINH LÝ BỆNH.
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG:
a. Giải tỏa căng thẳng, stress (tâm lý liệu pháp)
b. Nghỉ ngơi.
c. Nâng tổng trạng (hưng phấn, ức chế) bằng thuốc, tập).
5. ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH:
Có thể bạn quan tâm!
- Động Tác 6: Động Tác Ba Góc Hay Tam Giác.
- Động Tác 25:súc Miệng, Đảo Mắt, Đánh Răng
- Động Tác 31: Bắt Chéo Hai Tay Sau Lưng.
- Nghỉ Ngơi, Thư Giãn, Dinh Dưỡng Đạm Và Sinh Tố.
- Tác Dụng Tới Hệ Thần Kinh Ngoại Biên Được Thực Hiện Qua Cung Phản Xạ Của Tiết Đoạn Thần Kinh .
- Vận Động Khớp Khuỷu: Bệnh Nhân Ngồi Hay Nằm. Thầy Thuốc Một Tay Giữ Phía Trên Khớp Khuỷu, Tay Kia Nắm Cổ Tay Người Bệnh, Rồi Làm Động Tác Gấp,
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
a. Giải tỏa căng thẳng, stress (tâm lý liệu pháp).
b. Thư giãn 15’ x 2 lần / ngày
c. Thở 4 thời 10 – 15 hơi thở x 2 lần / ngày
d. Xoa bóp vùng lưng 7 – 10 phút một đợt 3 tới 6 lần
6. GIẢI THÍCH CÁC ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH
6.1. Mục đích của điều trị tâm lý là làm cho bệnh nhân lấy lại lòng tin vào cuộc sống, vào những việc đang làm và vào quan hệ gia đình, xã hội nhưng trước tiên là làm cho bệnh nhân tin tưởng & hợp tác tham gia điều trị. Bệnh nhân cần được giải thích cặn kẽ
về tại sao phải điều trị, mục đích và phương pháp điều trị cũng như chỉ ra cho bệnh nhân thấy được tiến triển khả quan của việc điều trị đồng thời cả hai phía bệnh nhân và BS phải tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, khéo léo. Sự tham gia của các thành viên khác trong gia đình cũng được xem là yếu tố không thể thiếu trong điều trị tâm lý.
Trước những nguyên nhân có thể dẫn đến những cảm xúc qúa đáng, ta có thể làm chủ được tinh thần bằng 2 cách, trước mắt và lâu dài. (xem bài thái độ tâm thần)
* Giải pháp trước mắt: nên bình tĩnh xem xét vấn đề, và phân tích theo quy luật, theo bản chất sự việc. Cụ thể có thể theo từng bước:
- Đặt tên cho sự việc, đây là vấn đề gì?
- Rồi phân tích tìm hiểu nguyên nhân, tại sao lại xảy ra như vậy.
- Tìm cách giải quyết, thí dụ những giải pháp như chấp nhận, thay thế, thuyết phục...
* Giải pháp cơ bản, lâu dài: Không ngừng nâng cao bản lãnh cá nhân, bằng những cách như tự học, đọc gương danh nhân, đọc sách, tiếp xúc với người từng trải, xây dựng quan niệm và lối sống.
Thí du: a – Phương pháp suy nghĩ tích cực, tăng cường sức mạnh tinh thần:
- Hãy nhìn thấy phần còn, phần được trong một sự việc thay vì chỉ nhìn thấy phần mất, phần hết, phần thiếu. (Hãy nhìn thấy nửa ly nước còn thay vì chỉ thấy mất nửa ly nước)
- Hãy tập trung vào những gì mình có thể ảnh hưởng được, thay đổi được; đó là tinh thần của mình, phản ứng của mình, sự việc hiện tại.
- Hãy chịu khó suy nghĩ, tìm ra những ý tưởng lợi cho mình và lợi cho người; thí dụ sự tha thứ, sự yêu thượng, sự kiên nhẫn, sự trung thực … (tránh hai loại suy nghĩ không tốt là: - suy nghĩ lãng phí (nuối tiếc, thắc mắc, ganh tị, mơ mộng
…) – suy nghĩ tiêu cực, có hại cho mình và/hoặc có hại cho người (nóng giận, bi quan, giả dối …)
- Suy nghĩ có kế hoạch, có chương trình, theo quy luật.
- Suy nghĩ cao thượng.
b – Vận dụng các quy luật trong cuộc sống, nhất là những quy luật lớn như : Dịch (Cái gì cũng thay đổi), Aâm dương nhân quả, Thiên nhân hợp nhất … (Các Mác, tự do là sống theo quy luật)
6.2. Bài thư giãn là bài luyện sự nghỉ ngơi, luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh, nhằm chống hiện tượng hưng phấn quá mức của hệ thần kinh; ở bước thứ ba khi tập bài thư giãn, người tập sẽ tập trung ý chí vào việc theo dõi hơi thở nhẹ nhàng, do đó các vùng khác của hệ thần kinh sẽ bị ức chế (nguyên lý ưu thế của Utomsky); do đó các bệnh nhân sau khi tập bài thư giãn thường cảm thấy dễ chịu, sảng khóai, nhẹ nhàng.
6.3. Bài thở 4 thời có kê mông có tác dụng quân bình thần kinh do hai thời đầu tập hưng phấn tối đa, hai thời sau tập ức chế (xem bài thở 4 thời).
6.4. Các động tác xoa bóp vùng lưng như xát, xoa, miệt, véo, day, ấn, đấm, chặt, bóp
… có tác dụng vào nhiều du huyệt như tâm du, thận du, can du, phế du … làm khí
huyết lưu thông, bồi dưỡng tạng phủ, giúp bệnh nhân dễ chịu, sảng khóai. (đề phòng xoa bóp nhiều, lâu, mạnh sẽ có tác dụng ngược lại.)
BÀI 7: ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH TRONG CHĂM SÓC PHỤC HỒI TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:
1. Kể được các nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não.
2. Trình bày được nguyên tắc chung để điều trị tai biến mạch máu não.
3. Trình bày được ứng dụng dưỡng sinh để chăm sóc phục hồi tai biến mạch máu não.
1. ĐẠI CƯƠNG
Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội; Là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay; Tần suất xuất hiện là 1,5 ca/1000 người/năm; tần suất này ở lứa tuổi trên 75 lên đến 10 ca/1000 người/năm.
Trong các thống kê về bệnh tật của OMS, tai biến mạch máu não được coi là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của 54/57 nước có thống kê. Trên 40 nước, tai biến mạch máu não được coi là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Theo Tổ chức y tế thế giới tai biến mạch máu não được định nghĩa như sau:
+ Biểu hiện các rối loạn về chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc. xuất hiện nhanh, đột ngột.
+ Các rối loạn chức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
+ Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
+ Dựa vào tiến triển của bệnh theo thời gian trong 2 đến 3 tuần đầu người ta phân tai biến mạch máu não ra 5 loại như sau:
1. Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: Gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai biến mạch máu não thực sự. Những người này có thể bị tai biến mạch máu não thực sự sau đó nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
2. Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục.
3. Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
4. Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
5. Tử vong.
Bệnh nhân đến càng sớm sau khi qua được giai đoạn cấp cứu thì khả năng phục hồi càng cao. Kết qủa điều trị phục hồi tùy thuộc vào thương tổn ban đầu trên não (vị trí, mức độ); và tùy thuộc vào xử trí cấp cứu ban đầu.
2. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH
Tai biến mạch máu não có hai loại: tắc hoặc vỡ mạch máu trong não. Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh sau vài phút, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ.
Bệnh căn
- Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ, thuyên tắc do xơ vữa động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
- Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
- Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.
Yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.
Diễn tiến: Khoảng 20% tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm. Khoảng 40% hồi phục không di chứng. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, lệch nhãn cầu, liệt.
Chẩn đoán phân biệt: U não, chảy máu dưới màng cứng, liệt Todd (hội chứng thần kinh khu trú sau động kinh, hồi phục trong vòng 24 giờ). Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là khi có triệu chứng mất tri giác.
Biến chứng, di chứng: Viêm phổi, trầm cảm, co cứng, táo bón, loét do nằm lâu, liệt.
3. SƠ ĐỒ SINH LÝ BỆNH.
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG
1. Thông khí tốt, thở O2, trong 15 ngày.
2. Chống phù não.
3. Kiểm soát huyết áp.
4. Nuôi dưỡng (truyền dịch, ăn bằng sonde dạ dày)
5. Xoay trở chống loét, chống nhiễm trùng tiểu, phổi...
6. Tập thụ động, chủ động. Đối với xuất huyết não và màng não:
Điều trị bảo tồn là chính, công tác điều dưỡng vô cùng quan trọng.
Chú ý đặc biệt:
1. Thở oxy, hút đàm nhớt thật sạch (máy, ống tiêm)
2. Cũng chống phù não.
- HA tăng quá thì giảm vừa thôi (Khoảng 140/90 mmHg)
- Không dùng thuốc tăng cung lượng tim, thuốc tăng tuần hoàn não.
3. Chống loét: 15’ trở mình vỗ lưng.
Chống ứ đọng phổi; săn sóc đường tiểu; nuôi dưỡng (sonde, tube Levin)
4. Tập thụ động ngay từ khi nằm trên giường bệnh để tránh cứng khớp, teo cơ.
5. ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH
Xác định khả năng vận động, cơ lực, thăng bằng, cảm giác của bệnh nhân. Giai đoạn đầu:
Hướng dẫn bệnh nhân nằm với tay liệt không sát tường ; Các vật dụng trong phòng để ở phía bên liệt của bệnh nhân.
Ở các tư thế nằm nghiêng hay nằm ngửa, chêm gối để lưng cổ ngay; khuỷu tay duỗi, cổ tay duỗi về phía lưng bàn tay, ngón tay duỗi ; Chân gối gấp.
Tư thế bệnh nhân khi nằm trên giường: Nằm nghiêng về bên liệt:
- Đầu bệnh nhân có gối đỡ chắc chắn, cổ hơi gập, không để đầu bị đẩy ra sau.
- Thân mình ở tư thế nửa ngửa, có gối đỡ phía lưng.
- Tay liệt: khớp vai, xương bả vai được kéo ra trước tạo với thân một góc 90 độ, khủyu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay gấp về phía sau, ngón tay duỗi dạng.
- Tay lành ở vị trí thoải mái trên mình.
- Chân liệt: khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp.
- Chân lành: khớp háng và khớp gối gấp, tựa trên một gối đỡ ngang với thân. Nằm nghiêng về bên lành:
- Đầu bệnh nhân như trên.
- Thân mình vuông góc với mặt giường, cũng có gối đỡ phía sau lưng.
- Tay liệt có gối đỡ ở mức ngang với thân, ở tư thế duỗi, tạo với thân một góc khoảng 100 độ.
- Tay lành ở tư thế bệnh nhân thấy thoải mái.
- Chân liệt có gối đỡ ở mức ngang với thân, khớp háng và khớp gối gấp.
- Chân lành đùi thẳng, gối gấp. Nằm ngửa:
- Đầu bệnh nhân có gối đỡ chắc chắn, mặt quay sang bên liệt, không làm gấp các đốt sống cổ và ngực.
- Vai và tay bên liệt có gối đỡ ở dưới xương bả vai để đưa xương bả vai và khớp vai ra phía trước. Dùng gối đỡ để khuỷu tay và cổ tay bên liệt ở tư thế duỗi, các ngón tay dạng. Tay liệt có thể để xuôi theo thân hoặc duỗi thẳng lên qua đầu.
- Chân liệt có gối kê dưới hông và đùi để đưa hông ra trước. Giữ chân ở tư thế khớp háng và gối gấp. Dùng gối kê để chân khỏi bị đổ ra ngoài.
- Chân và tay lành ở tư thế mà bệnh nhân thấy thoải mái. Thay đổi tư thế cho bệnh nhân mỗi 2-3 giờ.
Những bài tập cần thực hiện ngay trong giai đoạn đầu:
Xoa bóp và tập vận động thụ động tất cả những khớp của chi bị liệt: nhẹ nhàng, đều đặn.
Khi bệnh nhân bắt đầu tham gia tập luyện:
Tập lăn nghiêng sang bên liệt, sang bên lành, tập vai tay, tập ưỡn mông, tập dồn trọng lượng lên chân liệt.
Giai đoạn sau: mục tiêu là phục hồi cơ bị liệt và chống co cứng cơ. Tập vận động ở tư thế nằm.
Tập vận động ở tư thế ngồi. Tập vận động ở tư thế đứng. Phòng ngừa co rút khớp vai.
Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay, ngón tay bị co rút. Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi.
Phòng ngừa co rút gân gót và ngón chân.
Cụ thể một lần xoa bóp, tập luyện cho bệnh nhân như sau:
1. Tập chi trên: xoa bóp, bấm huyệt, vê ngón tay, tập chủ động từ nhẹ đến mạnh ; Tập từ ngón tay đến vai.
2. Tập vùng cổ, khớp cổ, xoa vùng đầu mặt.
3. Tập chi dưới: xoa bóp, bấm huyệt, vê ngón chân, tập chủ động từ nhẹ đến mạnh ; Tập từ ngón chân đến khớp háng.
4. Tập vùng bụng ( giơ chân... ).
5. Nằm nghiêng, bẻ cột sống.
6. Tập ngồi, chú ý lưng thẳng ; tập nâng hai vai ; xoa bóp vùng cổ gáy ; hay dùng các động tác xem xa xem gần, để tay sau gáy, co tay rút ra phiá sau...
7. Tập đứng, giữ người thẳng ; tập nhún, tập xuống tấn, xuống tấn nghiêng mình, tập co đùi lên.
8. Tập đi: tập bước có vịn bàn ( hoặc thanh đôi ) ; tập bước có chống gậy; tập đi không gậy; tập ngồi xổm đứng lên ( nhớ luôn luôn để ý giữ người thẳng ).
9. Mỗi buổi tập khoảng 45’- 60’; Mỗi động tác tập chủ động chừng 3 - 5 lần, xen kẽ với thở sâu chủ động 3 thời hoặc 4 thời, trong đó thời giữ hơi ngắn 1”- 3” tùy sức.
10 Chống tái phát bằng cách thực hiện tốt các việc sau đây
Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
Điều trị tốt bệnh cao huyết áp: Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra xuất huyết não. Cao huyết áp cũng là yếu tố làm tăng tốc xơ vữa động mạch tạo thuận lợi cho tình trạng nhũn não.
Tiểu đường cũng là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ vữa động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
Tăng cholesterol máu cùng với tăng triglyceride máu cũng thường phối hợp với tai biến mạch máu não. Tăng số lượng hồng cầu trong máu quá cao cũng có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não.
Ngoài việc điều trị tốt các bệnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não như trên việc dùng mỗi ngày 1 viên Aspirin liều thấp khoảng 80mg cũng cho hiệu quả tốt (thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ).