2.2.Tác dụng tới hệ thần kinh ngoại biên được thực hiện qua cung phản xạ của tiết đoạn thần kinh .
Đầu dây thần kinh cảm giác ở mạch máu,cơ ,xương, khớp, cơ quan nội tạng thu nhận các kích thích hoá, lý, sinh học dẫn truyền về tuỷ sống ,tại khoanh tuỷ sẽ có phản ứng lại các kích thích trên như co giãn mạch máu, tăng giảm trương lực cơ, co cơ, tăng giảm hoạt động cử tuyến hoặc cơ quan .
Mỗi vùng da đều kích thích một hay vài tiết đoạn nào đó của tuỷ sống qua đoá điều chỉnh hoạt động của cơ quan .Nhờ tác dụng này kỹ thuật xoa bóp phản xạ hình thành và phát triển .
Ví dụ :Xoa bóp phản xạ đốt đoạn tác động đến nội tạng
Nội tạng Tiết đoạn thần kinh tác động
Tim và động mạch chủ trên C3-C4,D1-D3
Phổi và phế quản C3-C4,D3-D9
Dạ dày C3-C4,D5-D9
Ruột C3-C4,D9-L1
Trực tràng D11-D12,L2-L3
Có thể bạn quan tâm!
- Động Tác 31: Bắt Chéo Hai Tay Sau Lưng.
- Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 7
- Nghỉ Ngơi, Thư Giãn, Dinh Dưỡng Đạm Và Sinh Tố.
- Vận Động Khớp Khuỷu: Bệnh Nhân Ngồi Hay Nằm. Thầy Thuốc Một Tay Giữ Phía Trên Khớp Khuỷu, Tay Kia Nắm Cổ Tay Người Bệnh, Rồi Làm Động Tác Gấp,
- Chỉ Định: Phòng Và Chữa Bệnh Đầu Mặt Cổ Gáy
- Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Tuỵ C3-C4,D7-D9
Thận ,niệu quản ,thượng thận C1-C2,D10-D12
Bàng quang D11-L3,S3-S4
Tinh hoàn D12-L3
Tử cung D10-L3
Buồng trứng D12-L3
2.3.Xoa bóp tác động lên thần kinh trung ương :
Thực hiện qua phản xạ trên đoạn để hoạt động điều chỉnh của cơ quan .
Những kích thích của tổ chức, cơ quan được chuyển về tuỷ sống và được đẫn truyền lên não.Tại não thông tin được sử lý và truyền qua hệ thống vận động để điều chỉnh hoạt động của cơ quan bộ phận.
Có thể nói rằng: Nhờ phản xạ tiết đoạn và trên đoạn cơ thể đã được điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh .
Để tăng cường tác dụng xoa bóp đối với hệ thần kinh thần kinh trung ương cần tăng cường công tác chuẩn bị :
Giường xoa bóp, gối, đệm, drap sạch, bột talc.
Người được phục vụ cần được đón tiếp hướng dẫn chu đáo, chân tình, cởi mở.
Kỹ thuật viên xoa bóp mặc sạch đẹp, thao tác chính xác thành thạo, nói năng nhẹ nhàng, tác phong văn minh lịch sự .
3.Đối với tuần hoàn máu và bạch huyết:
Da tổ chức dưới da có một mang lưới tuần hoàn phong phú : Tuần hoàn động mạch, tuần hoàn tĩnh mạch và tuần hoàn bạch mạch . Xoa bóp có tác dụng làm giãn mạng lưới mao mạch trên
Làm tăng lưu thông máu qua hệ thống mao mạch, tĩnh mạch, bạch mạch ở các tổ chức. Qua nghiên cứu tác dụng của xoa bóp đối với sự lưu thông mao mạch, người ta thấy xoa bóp và vận động có ảnh hưởng tới số lượng mao mạch hoạt động .
Loại hoạt động Số mao mạch có chứa máu
Nghỉ ngơi 31270
Xoa bóp 1400
Vận động vừa phải 2500
Vận động tối đa 3000
Sự giãn nở mạch máu và lưu thông máu tốt giúp cho tổ chức cơ thể được cung cấp dinh dưỡng, ôxy, thải trừ chất cặn bã và khí cacbonnic được tốt hơn.Vì vậy làm cho tổ chức được xoa bóp hoạt động và hồi phục được nhanh hơn. Sau xoa bóp người được xoa bóp thấy thoải mái, bớt mệt mỏi và căng thẳng khả năng lao động được phục hồi nhanh hơn.
Giúp điều chỉnh phân phối tuần hoàn cơ thể, xoa bóp toàn thân lượng máu ngoại vi được tăng cường. Lượng máu tại các cơ quan tạng hủ sâu được rút bớt, hoạt động của tim được điều chỉnh. Huyết áp thường hạ xuống 10mmHg-20mmHg sau xoa bóp toàn thân .
Đặc biệt xoa bóp làm tăng tuần hoàn bạch mạch 5-6 lần nên giảm phù nề tổ chức và giảm đau rất tốt trong các trường hợp ứ trệ tuần hoàn bạch mạch do chèn ép phù nề. Tuần hoàn bạch mạch lưu thông tốt giúp khả năng thực bào, miễn dịch được gia tăng nên khả năng chống viêm nhiễm được tốt hơn.
Xoa bóp toàn thân làm cho một lượng máu khá lớn chuyển vận từ nội tạng ra da và lại làm cho khối lượng máu ấy chuyển vận từ da vào nội tạng. Sự chuyển vận này làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho quá trình thay cũ đổi mới trong các tế bào và tăng cường sự dinh dưỡng toàn thân. Thí dụ cơ bắp đã mỏi mệt, xoa bóp sẽ làm cho chóng hồi phục hơn.
Xoa bóp làm cho máu trong tĩnh mạch lưu thông dễ dàng; nhờ đó máu trong động mạch cũng dễ lưu thông và tim cũng làm việc nhẹ hơn. Đối với những người suy tim, loạn nhịp tim, mà xoa bóp ở lồng ngực trái với mức độ vừa phải thì có hiệu quả rất tốt.
Sự phân phối bạch cầu trong các huyết quản ở da, bình thường ít hơn ở gan lách và các cơ quan ở sâu hai đến ba lần. Khi xoa bóp nếu huyết quản dãn rộng sẽ làm tăng bạch cầu; ngược lại lúc nó co hẹp sẽ làm tỷ lệ bạch cầu giảm bớt.
4.Đối với hệ vận động:
Đối với cơ: Xoa bóp có tác dụng tăng tuần hoàn dinh dưỡng chuyển hoá ở cơ nên cơ. Tăng cường đàn hồi, tăng khối lượng cơ, phòng chống teo cơ, tăng sức cơ, phục hồi nhanh khi cơ bị mệt mỏi sau vận động.
- Xoa bóp để cải thiện sức chịu đựng và bền bỉ của cơ đã vận động mỏi mệt.
- Xoa bóp ngăn ngừa sự mệt mỏi tích tụ trong cơ khi phải đảm nhiệm 1 công việc lâu dài (thi đấu điền kinh, thể thao...); Nó cho phép thu một công cơ học lớn hơn nhiều so với công thu được sau các đợt nghỉ ngắt quãng mà không được xoa bóp.
- Như thế xoa bóp có tác dụng loại trừ các chất có hại do chấn thương gây ra, làm mau lành các chỗ thương tổn, ngăn ngừa quá trình ngạnh hóa.
- Khi xoa bóp lực của cơ mạnh hơn lên.
Đối với gân: Xoa bóp làm tăng tuần hoàn qua cơ nhờ đó gân được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi, tăng tầm hoạt động của khớp trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp .
Đối với khớp: Tác dụng của xoa bóp khớp cũng được tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp .
Đối với xương: Tuần hoàn cơ được cải thiện khi xoa bóp làm xương được nuôi dưỡng tốt hơn, xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương .
Xoa bóp làm cho sự cung cấp máu đến khớp xương, bao khớp, gân cơ, dây chằng được tốt hơn, gia tăng sự tiết hoạt dịch và làm cho dây chằng luôn giữ vững tính đàn hồi của nó.
Do đó xoa bóp có thể đề phòng bệnh thoái khớp, đề phòng và chữa những biến chứng của bệnh thấp khớp, làm vận động của khớp xương dễ dàng hơn.
5.Đối với bộ máy tiêu hoá:
Xoa bóp mạnh và sâu có tác đông tăng nhu động ruột, chống đầy hơi, tăng tiết dịch, chống khó tiêu và chống táo bón .
Khi xoa vùng bụng với cường độ vừa và nhẹ, chống được co thắt ruột và dạ dày .
Xoa bóp ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng của toàn cơ thể do kích thích tuần hoàn chung; sau khi xoa bóp toàn thân ta thường thấy ăn ngon miệng hơn.
Khi xoa bóp sâu vùng thượng vị, máu lưu thông nhiều hơn trong dạ dày; đồng thời tác động đến các hạch của đám rối thần kinh thái dương, sẽ làm co dạ dày, gan, lách, làm tăng nhu động ruột; làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa do đó công năng tiêu hóa được tốt hơn.
Xoa bóp điều trị tốt chứng sa bụng; các cơ thành bụng trước đây đã bị nhão sau một thời gian xoa bóp sẽ rắn chắc lại.
6.Đối với hệ tiết niệu: Xoa bóp làm tăng lượng máu qua thận làm tăng đào thải chất cặn bã qua nước tiểu
7. Đối với hô hấp: Xoa bóp làm tăng quá trình trao đổi ở các mô, làm cho nhịp thở của hô hấp sâu hơn, dung tích sống của phổi cũng được tăng cường, quá trình trao đổi ôxy và khí cacbonic cũng được thuận lợi.
Khi xoa bóp trên da, sẽ tác động đến các trung khu hô hấp giúp cho phổi hoạt động dễ dàng hơn. Khi xử dụng các động tác như xát, lăn, miết, phân hợp trên ngực và sườn sẽ gây được trạng thái thở sâu, đồng thời làm mất sự mệt mỏi của hệ cơ hô hấp.
Trên da có những chất mỡ và những tế bào đã chết tạo thành một lớp láng; khi xoa bóp các chất mỡ và những tế bào đã chết sẽ bong ra; giúp cho da được mềm mại và dễ hấp thụ oxy.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phản xạ của phổi; Nếu gõ nhẹ và kiên trì các đốt sống cổ thứ tư và thứ năm sẽ gây phản xạ co phổi; ngược lại nếu gõ vào đốt sống lưng thứ sáu, thứ bảy, thứ tám sẽ làm giãn phổi.
8. Đối với chuyển hoá: Sự tăng tuần hoàn chung đến các mô thúc đẩy tăng quá trình chuyển hoá nhờ quá trình ôxy hoá khử, tăng thải trừ acid lactic từ cơ vào bộ máy tuần hoàn làm cho cơ giảm mệt mỏi
9. Đối với hệ nội tiết:
Khi tác động lên da bằng xoa bóp, da sẽ tăng tiết histamin, Acétylcholin hoạt tính, cholin.
Histamin khi tăng ít sẽ kích thích hệ giao cảm, khiến người ta có thêm khí lực, phấn chấn. Nhưng khi tăng nhiều nó sẽ tác động đến hệ đối giao cảm làm hạ huyết áp và gây mỏi mệt. Gan yếu sẽ không đủ sức phá huỷ hết histamin thừa; do đó người suy gan không nên xoa bóp nhiều.
Tác động của xoa bóp lên tế bào sẽ làm Acétylcholin có sẵn trong tế bào ở trạng thái bất hoạt chuyển thành trạng thái hoạt tính, giữ vai trò dẫn truyền luồng thần kinh, làm cho cơ bắp hoạt động nhanh nhạy, tốt hơn.
Khi xoa bóp chất nội tiết do tổ chức tiết ra là cholin, nó làm giảm trạng thái co cứng của cơ, giảm đau và tác động lên hệ đối giao cảm.
Các nhà khoa học Nhật bản còn tách ra được một chất nội tiết tố là ésophylaxin, có tác dụng kích thích tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, làm tăng tiểu cầu và bạch cầu. Xoa bóp cũng làm tăng chuyển hoá cơ bản và làm hạ lượng đường trong máu. Song nếu xoa bóp với một cường độ khá lớn sẽ làm da ửng đo, đường huyết lại lên cao.
Những phản ứng do xoa bóp gây ra, nhắc chúng ta phải hết sức thận trọng khi muốn dùng xoa bóp để chữa bệnh; chẳng hạn như nhào bóp quá đáng sẽ làm bệnh nhân đau ruột, hoặc gây ra những cơn đau bụng dữ dội. Cho nên không thể coi da là chỉ đơn thuần là một lớp phủ ngoài thân thể, mà ngược lại phải bảo vệ và quý trọng hết sức.
10. Dịch gian bào: Xoa bóp giúp cho dịch gian bào tản đi nhanh chóng; nước đang ứ đọng ở các tổ chức liên kết nhờ xoa bóp mà rút về máu. Thường thường sau khi xoa bóp lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
Mục tiêu:
BÀI 12: 30 THỦ THUẬT XOA BÓP
1. Mô tả được 30 thủ thuật xoa bóp.
2. Nêu được tác dụng của 30 thủ thuật xoa bóp.
3. Thực hiện được 30 thủ thuật xoa bóp.
7 Thủ thuật tác động lên da
1.Xát:Dùng lòng bàn tay di động trên da theo hướng thẳng, đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái; tay của thầy thuốc di chuyển nhẹlướttrên da ngưới bệnh. Thủ thuật Xát thường được áp dụng khi bắt đầu tiến hành xoa bóp và dùng dầu, hoặc bột tan (talc) để làm trơn da. Toàn thân chỗ nào cũng xát được.
Xát
2.Xoa:Dùng lòng bàn tay di động theo vòng tròn trên da chỗ đau. Tay thầy thuốc cũng di chuyển lướt nhẹ trên da người bệnh; Đây là thủ thuật mềm mại hay dùng ở nơi sưng đỏ và ở bụng, lưng. Thủ thuật Xoa cũng thường được dùng khi bắt đầu tiến hành xoa bóp.
Xoa
3.Miết:Dùng vân ngón tay ấn chặt vào da người bệnh rồi di động ngón tay theo hướng lên hoặc xuống, hoặc sang phải sang trái; tay của thầy thuốc di động đồng thời dùng sức đè xuống làm căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, trán, lưng, bụng, giáp tích, khe xương, khe cơ, dọc theo xương dài.
Miết ngón
Miết bàn tay
4.Phân: Dùng vân các ngón tay của hai tay đặt cùng một chỗ chính giữa (thí dụ giữa trán, giữa lung, giữa ngực …), rồi tách ra hai bên theo hai hướng ngược chiều nhau; Tay có thể lướt trên da người bệnh, hay có thể ấn chặt kéo căng da người bệnh. Hay dùng ở trán, ngực, bụng, lưng.
5.Hợp:Tay thầy thuốc ở hai bên đối nhau, rồi di chuyển ngược chiều nhau đến cùng một chỗ chính giữa.
Phân
Hợp
6.Véo (cuộn):Dùng ngón tay cái với ngón trỏ, ngón giữa (hoặc dùng đốt thứ hai của ngón cái với đốt thứ ba của các ngón trỏ, ngón giữa) kẹp da, kéo da lên và đẩy tới liên tiếp làm cho da người bệnh luôn luôn bị cuộn giữa các ngón tay thầy thuốc. Hay dùng ở lưng trán.Có thể véo từng cái một, hoặc vừa véo vừa di động đẩy tới (Cuộn, Cuốn)
Véo
7.Phát:Bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ lên da nơi bị bệnh từ nhẹ đến nặng. Khi phát, da bị đỏ đều lên do áp lực không khí trong bàn tay thay đổi. Hay dùng ở vai, lưng, tay, chân.
Tác dụng thủ thuật tác dụng lên da: Khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, thông kinh lạc, làm hết đau sưng, giảm cảm giác tê, nặng, nâng cao chính khí khai khiếu, trấn tỉnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt
6 Thủ thuật tác động lên cơ.
8. Day: Dùng gốc bàn tay, hơi dùng sức ấn xuống da, cơ của người bệnh, rồi di động
theo đường tròn. Tay của thầy thưốc và da của người bệnh dính vào nhau; da của
người bệnh di động ở trên cơ theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm; còn diện to hay nhỏ, sức dùng mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh và vị trí tác động.
Day
9. Đấm:Nắm hờ các ngón tay và dùng mô ngón út đấm lên nơi bị bệnh; cường độ mạnh nhiều hay ít tùy vào lớp da dầy hay mỏng, song phải có tác dụng thấm sâu vào cơ. Chú ý: không đấm mạnh làm thốn tức, gây đau, khó chịu.
Đấm
10.Chặt:
Mở bàn tay thẳng: Dùng mô ngón út chặt, luân phiên, liên tiếp vào nơi bị bệnh.
Hai bàn tay chặp lại: Mở bàn tay các ngón tay xòe ra, dùng cạnh trong của bàn tay vỗ vào nơi cần tác động của người bệnh, ngón này sẽ đập vào ngón kia phát ra tiếng kêu.
Chặt
11. Lăn:Dùng các khớp bàn-ngón tay, khớp ngón tay của các ngón út, ngón nhẫn, ngón giữa; với một sức ép nhất định, vận động khớp cổ tay để lăn ba khớp ngón tay bàn tay lần lượt trên bộ phận cần xoa bóp, vừa lăn vừa ấn trên thịt người bệnh. Thường dùng ở mông, lưng và tứ chi.
Lăn 1 bàn tay
Lăn 2 bàn tay
12.Bóp:Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia ôm lấy khối cơ ở nơi bị bệnh; rồi bóp bằng hai ngón tay, hoặc ba ngón tay, hoặc bốn ngón tay, hoặc năm ngón tay. Vừa bóp vừa hơi kéo cơ lên, không để cơ hoặc gân trượt dưới tay vì sẽ gây đau. Thường dùng ở tứ chi, vai, gáy, nách; Sức bóp nhẹ hay mạnh tùy khối cơ lớn hay nhỏ, rắn chắc hay mềm nhão.
Bóp
13.Vờn:Hai bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, rồi chuyển động hai tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối thịt lay động giữa hai bàn tay; Dùng sức vừa phải; Vờn từ trên xuống, hoặc từ dưới lên giống như đẩy, lắc. Hay dùng ở chân, tay, vai, lưng, sườn.
Vờn
Các động tác được phối hợp với nhau để thực hiện các mục đích đều trị .
Vận động khớp:Những điểm chú ý khi vận động khớp:
Mỗi khớp có một cách vận động khác nhau, song đều thống nhất những điểm sau:
Cần nắm vững phạm vi vận động bình thường của khớp.
Nắm vững trạng thái vận động hiện nay của khớp bị bệnh để có hướng vận động thích đáng. Cần làm từ từ, tránh không làm quá mạnh, đột ngột.
Phần trên của khớp phải được cố định.