Du lịch sinh thái - 51


giải quyết việc làm, sử dụng người Kiên Giang làm du lịch về Kiên Giang để tận dụng lợi thế am hiểu về phong tục tập quán của địa phương.

Nguồn nhân lực về nhà hàng khách sạn có thể gửi đi đào tạo ở các trung tâm du lịch lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân sự cấp cao có thể được gửi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài mà gần nhất là Singapore, Malaysia, những quốc gia có nền công nghiệp du lịch khá phát triển và chi phí đào tạo lại không cao.

Bồi dưỡng nguồn lao động tại địa phương về ngoại ngữ. Các nhóm ngoại ngữ ưu tiên là: Anh, Nhật, Hàn, Ả rập, Thái Lan, Trung Quốc và Campuchia. Ưu tiên sử dụng những người dân địa phương đã biết tiếng Khơme, Hoa để đào tạo thêm một ngoại ngữ thứ hai, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo tạo ra đội ngũ nhân lực trình độ cao.

18.3.6.3. Cơ sở hạ tầng

Từ năm 2005 đến nay các thành phần kinh tế đã tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch từ 146 cơ sở nâng lên 171 cơ sở (trong đó có 6 cơ sở đạt chuẩn 1 sao, 1 cơ sở đạt chuẩn 2 sao và 1 cơ sở đạt chuẩn 4 sao, 85 cơ sở đạt chuẩn tối thiểu); doanh nghiệp lữ hành từ 16 đơn vị năm 2006, nay có 19 đơn vị và nhiều nhà hàng ăn uống tiện nghi và sang trọng. Riêng địa bàn huyện Phú Quốc trong năm 2006 có 10 doanh nghiệp lữ hành trong đó có 2 chi nhánh doanh nghiệp; tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 67 cơ sở trong đó 28 khách sạn và 39 nhà nghỉ, tổng số phòng là

1.312 phòng.

Đã nâng cấp sân bay Phú Quốc và sân bay Rạch Giá, tất cả các ngày trong tuần đều có chuyến bay. Tần suất bay tăng rõ rệt như tuyến Phú Quốc-thành phố Hồ Chí Minh từ 3-4 chuyến/ngày lên 6 chuyến/ngày và tuyến Rạch Giá-Phú Quốc 3-4 chuyến/tuần nay có 7chuyến/tuần; tuyến Rạch Giá-thành phố Hồ Chí Minh trước đây không có, nay mỗi ngày có 1 chuyến. Công ty Du lịch-Thương mại Kiên Giang và các nhà đầu tư khác đã đưa vào hoạt động các tàu cao tốc, ca nô cao tốc tuyến Phú Quốc- Rạch Giá, Rạch Giá-Kiên Hải, Rạch Giá-Nam Du ...Riêng tuyến Phú Quốc-Rạch Giá từ 2 tàu nay tăng lên 5 tàu với quy mô khách khoảng 1.100 khách/ngày.

Thực trạng này cho thấy cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Kiên Giang là khá tốt. Hiện nay để có thể kết nối tốt với các địa phương khác, và đặc biệt là thị trường du lịch ngoài nước cần thực hiện mấy việc sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Đầu tư nâng cấp số nhà nghỉ hiện có đạt tiêu chuẩn từ 2-3 sao trở lên. Hạn chế xây dựng thêm các khách sạn, nhà nghỉ đặc biệt là tại những khu vực địa điểm đòi hỏi có cảnh quan thoáng mát rộng rãi hoặc những nơi có không gian hạn chế như đảo Phú Quốc.

Nâng cấp sân bay Rạch Giá và Phú Quốc để có thể mở những đường bay quốc tế

Du lịch sinh thái - 51


đến thẳng Kiên Giang. Trước mắt, khi điều kiện kinh tế không cho phép, có thể xin phép hợp tác đón các chuyến bay nhỏ từ Campuchia, Thái Lan đưa sang. Muốn vậy cần có một chiến lược tổng thể từ dịch vụ sân bay, tiềm năng du lịch, sức hấp dẫn của các loại hình du lịch để thuyết phục các hãng hàng không quốc tế nối chuyến bay tới Kiên Giang.

Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp đội tàu thuyền, canô cao tốc đón khách ra Phú Quốc. Đầu tư nâng cấp cảng ở Phú Quốc để có thể đón các tàu du lịch quốc tế từ Thái Lan, Malaysia hay Singapore.

Đối với các điểm du lịch là di tích lịch sử, đền chùa, lặng mộ thì cần nâng cấp cải tạo và sữa chữa những hỏng hóc nhưng vẫn đảm bảo giữ cho nguyên trạng, không thay đổi kết cấu, thay đổi theo cái mới nhằm giữ nguyên giá trị lịch sử. Tại các điểm này nên nâng cấp các công trình công cộng như nhà vệ sinh, ghế đá, chỗ nghỉ chân, thùng rác. Có thể đặt thêm các bồn nước uống công cộng. Kinh phí dự kiến cho các công trình này sẽ được lấy từ hoạt động quyên góp tự nguyện từ du khách, từ nguồn kinh phí địa phương. Nếu có thể, kinh phí sẽ trích ra từ tiền mua tour của du khách trả cho các công ty lữ hành. Như vậy du khách sẽ cảm thấy hài lòng vì được phục vụ chu đáo nhưng họ không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khác ngoài tiền trả cho các công ty du lịch lữ hành.

18.3.6.4. Tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị

Thời gian vừa qua, Kiên Giang đã thực hiện rất nhiều các hoạt động tuyên truyền phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, cũng như quảng bá hình ảnh ra các địa phương khác, các quốc gia lân cận. Điển hình là các hoạt động như:

Thông qua các kênh truyền thông báo chí, các sự kiện lễ-hội trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện các chuyên mục, chuyên đề, tin, bài về du lịch nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch Kiên Giang và hỗ trợ cơ sở kinh doanh du lịch quảng bá thương hiệu đến du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hai năm qua đã phát hành 20.000 bản đồ du lịch Kiên Giang, 8 loại ấn phẩm khác (tờ rơi, tập gấp, brochure, folder...) với 16.000 bản, 02 VCD giới thiệu tiềm năng du lịch Kiên Giang song ngữ Việt - Anh và xây dựng 2 pa-nô quảng bá du lịch. Xây dựng và triển khai thực hiện "Dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và quảng bá ngành du lịch Kiên Giang".

Ủy ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội nghị công bố các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, kết hợp xúc tiến kêu gọi đầu tư vào đảo Phú Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 09/5/2006. Đồng thời tổ chức ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 giữa Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh; tại lễ ký kết, các doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đã ký ghi


nhớ đầu tư vào Phú Quốc với số vốn đăng ký đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra tỉnh đã tổ chức đi thăm kết hợp xúc tiến kêu gọi đầu tư vào đảo Phú Quốc tại Đài Loan vào cuối tháng 8/2006; cùng đoàn của Thủ tướng Chính phủ thăm Nhật Bản, kết hợp kêu gọi vốn ODA đầu tư cho Phú Quốc trong tháng 10/2006.

Phối hợp với Cục Xúc tiến Du lịch, Vụ Lữ hành - Tổng Cục Du lịch tổ chức hội nghị “Liên kết tour-tuyến Kiên Giang-Các tỉnh ĐBSCL và Shianoukville, Kep, Kampot”, "Hội chợ triển lãm du lịch - thương mại biên giới Kiên Giang 2006"; xúc tiến ký kết "Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Cần Thơ - Kiên Giang và An Giang giai đoạn 2006 -2010" và liên tịch về hợp tác phát triển du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức thành công hội thảo liên kết phát triển du lịch Kiên Giang, Shihanouk ville (Cambodia), Chanthaburi (Thailand), một số tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh; tại Hội thảo đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận nguyên tắc hợp tác phát triển du lịch giữa Sở Du lịch Kiên Giang với Hiệp hội du lịch tỉnh Chanthaburi (Thailand), ký kết thỏa thuận liên kết đầu tư phát triển du lịch giữa Công ty Thương mại - Du lịch Kiên Giang với Công ty Diamon Lion (Thailand).

Tuy nhiên, để hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đạt được hiệu quả cao, cần xác định nhóm các đối tượng ưu tiên trong chiến dịch quảng bá, xác định thị trường khách tiềm năng để có những mức độ quảng bá tuyên truyền khác nhau. Đối với thị trường trong nước nên ưu tiên phát triển ở những thị trường tiềm năng như Tp. Hồ Chí Minh. Đối với các địa phương xung quanh, nên xác định mức độ tập trung nguồn lực vừa phải vì đây là những địa phương xung quanh, có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chưa cao, nhu cầu du lịch chưa nhiều. Hơn thế họ cũng có phong cảnh cũng như những điều kiện kinh tế xã hội tương đồng, rất khó để thu hút du khách từ những địa phương này. Thị trường khách quốc tế là một thị trường rộng lớn và tiềm năng. Kiên Giang nên phối hợp với các cơ quan chính phủ trong việc xúc tiến giới thiệu du lịch Kiên Giang ở các thị trường nước ngoài.

Một cách quảng bá hiệu quả khác đó là phục vụ tốt du khách đến du lịch tại Kiên Giang. Một khi hài lòng với những dịch vụ thụ hường, bản thân họ sẽ là những đại sứ lưu động, tuyên truyền tốt nhất cho du lịch của Kiên Giang.

Kiên Giang cũng cần xác định đâu là thế mạnh du lịch của địa phương, xác định đâu sẽ là sản phẩm du lịch chính của địa phương để tập trung nguồn lực, tránh dàn trải dẫn đến quảng bá không hiệu quả. Kiên Giang nên lấy các điểm thắng cảnh của mình làm sản phẩm quảng bá chủ lực. Các địa điểm di tích lịch sử, làng nghề chỉ là những sản phẩm phụ thêm, những giá trị gia tăng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và làm du khách thêm phần thích thú trong những chuyến nghỉ mát. Với một Phú Quốc xinh đẹp, nếu biết tập trung quảng bá sẽ mang lại một cho Kiên Giang một hình ảnh đặc trưng, phân biệt với các địa phương khác. Điều này sẽ dễ dàng thu hút du khách đế với Kiên Giang.


18.3.6.5. Cơ chế chính sách

Tiếp tục tiến hành rà soát lại các cơ chế chính sách của Chính phủ đã cho thực hiện tại đảo Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang để ban hành một cơ chế chính sách hoàn thiện cho toàn tỉnh, nhất là các chính sách ưu đãi có liên quan đến đầu tư cho du lịch như: Thuế, tài chính, tín dụng; các chính sách về giao, cho thuê đất.

Ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển du lịch; khuyến khích việc tìm tòi, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, loại bỏ các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào du lịch.

Khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch và khuyến khích bảo vệ, giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội. Xem trọng việc phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc đồng thời việc phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ với củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng.

Để mở rộng hợp tác liên vùng cần có các chính sách ưu đãi về thuế, các chủ trương thống nhất về giá cả, chi phí với các địa phương lân cận, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của tất cả các vùng miền để khuyến khích họ tổ chức kinh doanh du lịch tới Kiên Giang. Áp dụng chính sách một giá đối với du khách trong và ngoài nước.

Kiên Giang nên mạnh dạn áp dụng chính sách linh hoạt cho sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Phú Quốc. Kiến nghị trung ương cho thành lập dạng đặc khu kinh tế đối với Phú Quốc để có thể linh hoạt trong mọi quyết sách nhằm khai thác tối đa lợi thế du lịch của Phú Quốc. Nếu thực hiện được điều này, Phú Quốc có thể đón hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khách quốc tế ghé thăm. Với ưu thế thiên nhiên tuyệt đẹp, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu giải trí của du khách, đủ sức cạnh tranh với các khu du lịch biển ở miền Nam Thái Lan. Thậm chí các công ty du lịch của Thái Lan sẵn sàng thực hiện những tour du lịch riêng hoặc nối tour du lịch từ Thái Lan sang Phú Quốc.

Để thực hiện được những chính sách nêu trên, Kiên Giang đã có những hành động cụ thể như từ nay đến năm 2010, yêu cầu các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố có khu, điểm du lịch hàng năm phải có kiểm điểm đánh giá việc thực hiện đầu tư và phát triển du lịch, đồng thời hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể làm cơ sở chỉ đạo điều hành. Yêu cầu cụ thể đối với các sở như Sở Giao thông công chính, Sở Công thương, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Du lịch cùng phối hợp thực hiện các chính sách chủ trương, trong đó sở du lịch đóng vai trò chủ đạo, điều phối các hoạt động có liên quan.


18.3.6.6. Quy hoạch

Việc quy hoạch các khu du lịch cần được sự phối hợp của các bên: Sở Du lịch, Sở Xây dựng, UBND các quận huyện của các tỉnh địa phương lân cận nhằm thống nhất với nhau về các loại hình du lịch, đảm bảo sự hấp dẫn trong các tour du lịch giữa các địa phương. Đối với các tỉnh như Cần Thơ thì nên phát triển mạnh về thương mại mua sắm và giải trí. An Giang thì phát triển mạnh về du lịch lễ hội, về nguồn, khám phá văn hóa dân tộc. Trong khi đó Kiên Giang nên quy hoạch xây dựng những cụm du lịch biển-đảo, các khu nghỉ mát ven biển để nghỉ ngơi thư giãn và hồi phục sức khỏe. Hiện nay, vấn đề quy hoạch du lịch đã được tỉnh chú trọng, với nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế tình trạng phát triển du lịch tràn lan.

Tiến hành rà soát lại các khu, điểm, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, nơi nào quy hoạch chưa phù hợp thì điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển và tiềm năng lợi thế đã có.

Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh. Tất cả các quy hoạch được phê duyệt thì tiến hành công bố quy hoạch, thu hồi và giao lại quyền sử dụng đất ngay để đẩy nhanh tiến độ đầu tư.

Song song đó hoàn thành các quy hoạch chi tiết và tổng thể đối với các khu du lịch đảo Phú Quốc. Tập trung quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết du lịch cho các huyện, thị: Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Kiên Hải, U Minh Thượng và một số khu du lịch của các huyện còn lại từng bước hình thành các loại hình du lịch đặc trưng cho từng địa bàn. Hoàn thành việc đánh giá tài nguyên du lịch; trên cơ sở đó quy hoạch hệ thống tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Xây dựng, mở rộng các tour, tuyến nối kết đến các điểm, các khu du lịch trong tỉnh với ĐBSCL , thành phố Hồ Chí Minh, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo đó để kết nối Phú Quốc với các thị trường du lịch lớn, đòi hỏi cần quy hoạch tổng thể Phú Quốc trở thành một thiên đường du lịch với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đúng tiêu chuẩn. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc thuận tiện và dễ dàng. Theo các tài liệu thu thập đựơc cho thấy Phú Quốc được Chính phủ phê duyệt xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo; mục tiêu đến năm 2010 đạt 400.000 – 500.000 lượt khách/năm, trong đó có 30% khách quốc tế. Trên cơ sở đó sẽ quy hoạch lựa chọn các nhà đầu tư lớn có khả năng xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ các thị trường trọng điểm có thu nhập cao; khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, dịch


vụ ăn uống…trùng tu và tôn tạo nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa để thu hút và giữ chân khách tham quan.

Các địa điểm khác có tiềm năng du lịch cao như Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất cũng được quy hoạch thành các đô thị du lịch với lợi thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, lạ và nhiều di tích lịch sử có giá trị. Các công trình lấn biển như Khu lấn biển, dự án đảo Hải Âu trong tương lai sẽ hình thành những cụm đô thị du lịch hấp dẫn, có thể phát triển thành các khu thương mại du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Tại đây có thể phát triển sân bay và các cảng quốc tế để đón khách nước ngoài từ các du thuyền qua eo biển Malaca, hoặc từ Singapore ngược lên, đồng thời đón các đoàn khách du lịch nối chuyến từ Thái Lan đưa sang.

Nằm trên địa bàn còn có hệ thống Rừng U Minh, rừng U Minh Thượng. Đây là hệ thống rừng tràm có diện tích lớn, còn lưu giữ được những diện tích nguyên sinh trong vùng lõi, có giá trị cao về đa dạng sinh học, thu hút không chỉ giới khoa học mà còn cả những khách du lịch yêu thiên nhiên. Có thể kết hợp với Cà Mau trong việc tổ chức những tour du lịch khám phá rừng U Minh từ Kiên Giang đến Cà Mau để tìm hiểu sự hùng vĩ của rừng tràm nơi đây. Tuyến đường Minh Lương-Cà Mau khi hoàn thành sẽ nối được du lịch của Kiên Giang và Cà Mau theo hướng ven biển.

Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi có nhiều địa danh thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi MoSo, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh đảo Phú Quốc… Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó. Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Núi Đá Dựng, Thạch Động, Mũi Nai, quần đảo Hải Tặc... là những thắng cảnh không thể bỏ qua. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Qua một thời gian dài hình thành và không ngừng phát triển, các sản phẩm du lịch hiện tại ở tỉnh Kiên Giang tương đối đa dạng nhưng chua phù hợp với tiềm năng phong phú của tỉnh. Với nhiều điểm du lịch nổi tiếng kể trên, nó không chỉ sẽ làm phong phú và đa dạng ngành du lịch Kiên Giang mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Quyết định số 44/2005 ngày 16/9/2005 về việc ban hành quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 26/6/2006 về việc ban hành Quy định Quản lý quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010

1. Vừa khai thác đúng mức phù hợp thế mạnh sông nước miệt vườn, đàn ca tài


tử của một số tỉnh trọng điểm về lĩnh vực này, vừa khai thác tiềm năng và thế mạnh du lịch từng tỉnh như về văn hóa lễ hội, kiến trúc chùa các dân tộc, văn hóa ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Nhất là nghiên cứu mô hình du lịch cộng đồng, dạng homestay phục vụ khách du lịch nước ngoài.

2. Có sự liên kết, nối tour du lịch văn hóa lễ hội gắn kết với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giữa các tỉnh trong khu vực, nhất là tour từ đất liền ra các đảo như Phú Quốc. Các hoạt động văn hóa lễ hội, thể thao văn nghệ dân gian cần có sự tham gia của du khách. Phải nghiên cứu phương cách thu hút để du khách từ người tham quan thành người tham gia như có thể tạo điều kiện cho du khách tham gia lễ hội Ooc-om- boc, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội đua ghe ngo, nghinh Ông ở các tỉnh ven biển; hướng dẫn khách du lịch vẽ tranh, nắn tượng, làm đồ thủ công mỹ nghệ….

3. Nâng chất lượng các điểm đến, áp dụng công nghệ khoa học trong phục vụ khách du lịch ở các khu du lịch như cải tiến hình thức và nội dung giới thiệu điểm đến, bảo đảm tốt môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, vấn đề an ninh trật tự... Phát huy lợi thế diện tích rừng tràm, rừng bần của một số tỉnh để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đi bộ, ngắm chim, thú trong rừng. Cần chú ý nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong ngành du lịch, tổ chức tốt các dịch vụ tiếp đón, ngơi nghỉ, có cơ sở và phương tiện giao thông, đi lại, liên lạc, vui chơi giải trí thuận tiện v.v... nhất là các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sông nước và biển cả. Hiện nay, hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long ít có các dịch vụ hấp dẫn về đêm để phục vụ du khách như chợ đêm, biểu diễn văn nghệ dân gian dân tộc, mua sắm, thưởng thức các món ăn đặc sản. Nghiên cứu thêm một số hoạt động và nghỉ ngơi đêm cho khách như nghỉ trong rừng tràm, nghỉ trên du thuyền, nghỉ ở nông thôn, câu cá ban đêm trên sông.

4. Làm tốt công tác điều tra thị trường khách du lịch, tăng cường công tác quảng bá điểm đến đồng bằng sông Cửu Long thông qua kênh thông tin của Tổng cục du lịch, qua các hội thảo, hội chợ quốc tế, qua các sách báo, tranh ảnh v.v...

5. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên cần có người chỉ huy sự phối hợp, có tầm nhìn xa để góp ý tốt nhất cho công tác quy hoạch mang tính định hướng nhằm phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của từng tỉnh, từ đó, có thể tránh sự trùng lắp quá nhiều sản phẩm du lịch của các tỉnh trong khu vực. Tùy theo thế mạnh và tiềm năng du lịch của từng tỉnh mà có sự phân công xây dựng, khai thác các điểm đến; tránh sự tranh giành hoặc sao chép nguyên xi mô hình du lịch tỉnh này mang sang tỉnh khác.

Các di sản văn hóa làng nghề truyền thống gồm có: hệ thống các công trình kiến trúc, hệ thống công cụ sản xuất, các nghệ nhân dân gian, sản phẩm nghề truyền thống, công nghệ và kỹ năng sản xuất mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình, các lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, cảnh quan sinh thái nhân văn… Tất cả những di sản này


sẽ được quy hoạch, xây dựng trong môi trường làng xã, thành những “bảo tàng sống”, trong đó chủ nhân của nó chính là cộng đồng cư dân sở tại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023