Cơ Sở Lịch Sử - Văn Hóa - Xã Hội Cho Sự Ra Đời Của Tự Lực Văn Đoàn


NỘI DUNG

Chương 1:

ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM.

1.1. Cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội cho sự ra đời của Tự lực văn đoàn

1.1.1. Những cơ sở lịch sử - văn hóa- xã hội của công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX.

Cùng với sự đổi thay có tính chất bước ngoặt của dân tộc, văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng có một bước “chuyển mình” mang tầm vóc thế kỉ. Từ một nền văn học trung đại mang đậm tính chất cổ điển kéo dài trong suốt hơn mười thế kỷ, đến nay văn học Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập vào tiến trình văn học thế giới. Diện mạo nền văn học nước nhà giờ đây đang dần thay đổi và vận động theo hướng hiện đại hóa.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là một nước thắng trận nhưng vẫn phải gánh chịu nhiều tổn thất kinh tế nặng nề. Để khôi phục lại nền kinh tế của mình, thực dân Pháp đã tăng cường khai thác thuộc địa. Chúng ra sức vơ vét, bóc lột tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa và thực hiện những chính sách kinh tế mới, xã hội Việt Nam đã biến đổi một cách sâu sắc và toàn diện. Từ một mô hình xã hội phong kiến phương Đông, Việt Nam đã căn bản chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến.

Giờ đây chính quyền bản xứ nằm trong tay thực dân Pháp, bộ máy cai trị được tổ chức lại theo hướng hiện đại hơn và chi phối toàn diện mọi mặt đời sống xã hội. Kết quả của việc đưa ra một loạt các chính sách kinh tế mới là chế độ nửa phong kiến thuộc địa được hình thành. Xã hội lúc này xuất hiện nhiều đô thị với các nhà máy, đồn điền mọc lên nhanh chóng. Việc phát triển kinh tế hàng hóa đã tạo ra một thị trường sôi động chưa từng có ở Việt Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

từ trước tới nay. Cũng chính từ đây trong xã hội đã hình thành nhiều giai cấp, tầng lớp mới. Nếu như trước đây xã hội Việt Nam chỉ có hai giai cấp chính là nông dân và địa chủ thì nay có thêm các giai cấp khác như: tư sản, tiểu tư sản, vô sản… Với những chính sách kinh tế của mình, thực dân Pháp đã phá vỡ chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn và đưa Việt Nam tiếp xúc với bên ngoài, với văn minh nhân loại và nhanh chóng hòa nhập vào “guồng quay” hiện đại của thế giới.

Từ sự thay đổi về mô hình xã hội đã kéo theo sự biến động trong kết cấu xã hội Việt Nam. Để nắm vững thuộc địa, thực dân Pháp phải tìm mọi cách để nắm chắc chính quyền các cấp và kiểm soát được nhân dân. Vì vậy chúng phải xây dựng một bộ máy cai trị trung thành và một cơ sở xã hội thích hợp với chế độ của chúng. Nhằm thay thế tầng lớp Nho sĩ, thân sĩ - tầng lớp có cội nguồn và được tín nhiệm lớn ở nông thôn Việt Nam, Pháp đã mở ra các trường hậu bổ, trường Pháp – Việt, trường Cao đẳng đào tạo những thế hệ Tây học để thay thế cho những văn thân xuất thân từ Nho học. Về cơ bản, những chính sách của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam “chuyển mình” bước sang xã hội tư sản, một hướng tư sản kém lành mạnh nhất. Nhưng công bằng mà nói thì chính điều đó lại tạo điều kiện cho các mặt khác phát triển. Đó là sự thay đổi bộ mặt thành thị, biến nó thành những trung tâm kinh tế mới; làm mất đi thế lực của nhiều lực lượng bảo thủ, trì trệ; tạo điều kiện cho cái mới du nhập vào đời sống của người nông dân ở thôn quê, giúp thay đổi nhận thức lạc hậu của họ.

Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 3

Xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành qua quá trình đấu tranh giữa ta và địch, giữa sự tranh chấp của cái cũ và cái mới. Tương ứng với các hiện tượng đó là cuộc cạnh tranh Đông - Tây trong văn học. Đội quân xâm lược đã tìm mọi cách để du nhập văn hóa Pháp vào Việt Nam nhằm đẩy lùi, chiếm chỗ, thay thế văn hóa cổ truyền của ta. Sự đổi thay về mặt chính trị - kinh tế -


xã hội đã tác động tới cuộc sống tinh thần, tâm lý và cách suy nghĩ của người dân Việt Nam. Sự thâm nhập của cái mới đã làm thay đổi nhận thức của con người về xã hội, đồng thời tạo ra những con người mới với quan niệm sống và cách nhìn khác trước. Trong xã hội xuất hiện những vấn đề mới và đòi hỏi bổ sung những cách giải quyết mới đem lại những chuyển đổi căn bản trong đề tài, chủ đề, đó chính là điều kiện cho nhân vật văn học hiện đại xuất hiện thay thế cho những kiểu nhân vật đã quá quen thuộc trong văn học trung đại.

Mỗi một giai cấp, tầng lớp lại có nhu cầu thưởng thức văn hóa khác nhau. Trong xã hội Việt Nam, có bao nhiêu giai cấp, tầng lớp thì đòi hỏi phải có bấy nhiêu “món ăn” tinh thần cần phải đáp ứng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho đời sống văn học của ta ngày càng phát triển phong phú và phức tạp, kéo theo sự xuất hiện của một lượng công chúng đa dạng. Cũng chính từ đây đã hình thành nên một đội ngũ những người sáng tác văn chương tương ứng với tính chất xã hội. Thời kỳ đầu, những nhà văn này là một lớp người có vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa phương Đông nhưng cũng không còn hoàn toàn xa lạ với văn hóa phương Tây. Về sau, họ là một lớp sáng tác trẻ hơn, hiện đại hơn. Đó là lớp trí thức trẻ được đào tạo ở các trường hậu bổ, trường Pháp – Việt, trường cao đẳng. Họ là lớp Tây học đầu tiên ít nhiều có vốn Nho học. Tư tưởng của họ được đổi mới và đi theo hướng hiện đại. Dần dần đội ngũ này hướng hẳn về phía Tây học, tìm đến với chủ nghĩa cá nhân và con đường giải phóng cá nhân trong chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỉ XIX. Các nhà văn này, với một phong cách chuyên nghiệp đã nhanh chóng vươn lên trở thành lực lượng sáng tác chính. Văn chương giờ đây đã trở thành một “nghề” kiếm sống chứ không đơn thuần viết ra chỉ để thưởng thức, để “tri âm”, để “tải đạo” giáo huấn như văn chương thời trung đại. Có thể nói văn chương đã thực sự trở thành một thứ “hàng hóa” trong xã hội. Người viết văn hiện đại do sự thúc bách của công việc mưu sinh nên sức sáng tạo của những cây bút trở nên dồi dào, phóng khoáng.


Đó là điều kiện tạo nên một cuộc cách mạng trong văn chương. Những nhà văn chuyên nghiệp – họ là những trí thức hiện đại, được trưởng thành từ nhà trường Tây học. Vì vậy từ tư tưởng cho đến cách thức, phương pháp sáng tác, quan niệm của họ đều chịu ảnh hưởng của phương Tây và mang tính chất hiện đại. Với lượng công chúng độc giả ngày càng đông đảo và đa dạng thì nhu cầu đổi mới văn học càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Sự thâm nhập của văn hóa phương Tây đã nhanh chóng tác động mạnh mẽ vào quá trình hình thành và hiện đại hóa nền văn học nước nhà.

Một nhân tố quan trọng tạo nên bước đột phá trong quá trình hiện đại hóa văn học thời kì này là sự xuất hiện và “lên ngôi” của chữ Quốc ngữ, nhằm thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Điều này tạo cơ hội để mở rộng lượng công chúng độc giả mới. Rõ ràng chữ Quốc ngữ, kể từ lúc mà cả dân tộc Việt Nam có ý thức sử dụng, đã đảm nhiệm được một khối lượng công việc rất lớn, nó vừa có ý nghĩa “phục hưng” các giá trị truyền thống, vừa là tiền đề để vươn tới các giá trị mới giúp văn học Việt Nam từng bước hội nhập với nhân loại, với thời đại.

Đặc biệt là báo chí thời kì này rất phát triển, chỉ trong khoảng một thời gian rất ngắn đã xuất hiện hàng trăm tờ báo lớn nhỏ khác nhau. Sự bùng nổ của báo chí là phương tiện hữu hiệu nhất đưa văn học đến với công chúng độc giả mọi tầng lớp một cách nhanh nhất. Có những tờ báo chuyên đăng tải những sáng tác văn học. Nếu không có sự “trợ giúp’ đắc lực của báo chí thì độc giả không thể tiếp cận nhanh chóng với các tác phẩm văn học. Sẽ thật là thiếu sót nếu không kể đến công nghệ in ấn hiện đại đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Nếu như trước đây công việc xuất bản chỉ mang tính chất là một hoạt động mang tính tiểu thủ công, manh mún, lặt vặt thì nay xuất bản mang tính công nghệ hiện đại đã cho ra đời các tác phẩm văn học “tràn ngập” thị trường và đến với công chúng một cách dễ dàng nhất.


Khác với văn học trung đại, văn học hiện đại được hình thành và phát triển trên cơ sở xã hội thuộc địa. Sự xâm nhập của văn minh phương Tây đã kéo theo những nhu cầu văn hoá có tính thương mại. Văn học giờ đây đã trở thành một nghề kiếm sống. Lúc này, công chúng văn học đã đông đảo hơn về mặt số lượng, đa dạng hơn về mặt thành phần. Người sáng tác văn học là tầng lớp trí thức Tây học đang dần thay thế cho nhà Nho làm chủ văn đàn. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ in ấn và báo chí là những điều kiện để hình thành một nền văn học mới tuy ban đầu còn rất mỏng manh. Sự chuyển đổi từ văn học trung đại sang văn học hiện đại ở nước ta diễn ra với nhịp độ nhanh chóng và gấp gáp. Điều đáng nói nhất là nền văn học của ta được hiện đại hoá ngay chính trong lòng xã hội thuộc địa. Những cơ sở lịch sử, văn hóa, xã hội trên đây chính là những tiền đề quan trọng quyết định quá trình hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam.

1.1.2. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn


Sự ra đời

Nhắc đến Tự lực văn đoàn, người ta không thể không nhắc tới Nhất Linh, ông là người sáng lập đồng thời cũng là vị thủ lĩnh lãnh đạo văn đoàn.

Tháng 3 năm 1933, Tự lực văn đoàn chính thức công bố thành lập trên báo Phong hóa với 7 thành viên chính thức (thất tinh) gồm: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Dư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Ngoài 7 thành viên chính thức, Tự lực văn đoàn đã tập hợp được một đội ngũ cộng tác viên đông đảo bao gồm các nhà thơ của phong trào Thơ mới như: Huy Cận, Anh Thơ, Lưu Trọng Lư, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh; các nhà văn như: Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu, Phan Văn Dật, Mạnh Phú Tư, Vi Huyền Đắc…; các họa sĩ nổi tiếng như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường…


Nhóm hoạt động với tư cách độc lập không tuân theo một chỉ thị nào ngoài đường lối do chính họ vạch ra. Nhờ tinh thần đoàn kết, niềm say mê văn chương, Tự lực văn đoàn đã gặt hái được nhiều thành công vang dội, hoạt động của nhóm có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Mục đích của Tự lực văn đoàn gồm 4 điểm:

1. Tự lực văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới. Người trong đoàn đến với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sức giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những công cuộc văn chương.

2. Người trong đoàn có quyền đề dưới tên mình chữ Tự lực văn đoàn và bao nhiêu tác phẩm của mình đều được văn đoàn nhận và đặt dấu hiệu.

3. Những sách của người ngoài, hoặc đã xuất bản, hoặc còn là bản thảo gửi đến để văn đoàn xét, nếu 2/3 người trong đoàn có mặt ở Hội đồng xét là có giá trị và hợp với tôn chỉ thì sẽ nhận đặt dấu hiệu của đoàn và sẽ tùy sức cổ động giúp. Tự lực văn đoàn không phải là một hội buôn bán sách.

4. Sau này, nếu có thể được, văn đoàn sẽ đặt giải thưởng gọi là Giải thưởng Tự lực văn đoàn để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tôn chỉ của văn đoàn.

Tháng 6 năm 1934, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn được chính thức công bố trên Phong hóa gồm 10 điểm:

1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi. Mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước.

2. Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người và xã hội ngày một hay hơn lên.

3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính chất bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.


4. Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.

5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.

6. Ca ngợi những nét hay, vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quý phái.

7. Trọng tự do cá nhân.

8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.

9. Đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam.

10. Theo một điều trong 9 điều trên đây cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.

Với mục đích và tôn chỉ đã đề ra, Tự lực văn đoàn đã mở ra một quan niệm văn chương hết sức tiến bộ, thể hiện khát vọng xây dựng một nền văn học dân tộc theo xu hướng hiện đại và niềm mong mỏi được đấu tranh cho sự giải phóng cái tôi cá nhân, giải phóng sự ràng buộc con người khỏi hệ tư tưởng phong kiến, đồng thời muốn đem lại sự trong sáng cho ngôn ngữ tiếng Việt và hiện đại hóa các thể loại văn học, nhất là thể loại tiểu thuyết.

Cơ quan ngôn luận của nhóm là hai tờ báo Phong hóa Ngày nay. Ngay từ khi mới ra đời, tuần báo Phong hóa đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả: “Tờ báo nổ ra như một trái bom, mang lại cho xã hội Việt Nam khi đó một món quà người ta chưa hề được thưởng thức: Cái cười” [24, 22]. Phong hóa đã chinh phục độc giả mọi tầng lớp bằng tiếng cười trào phúng sảng khoái, đả phá những tục lệ cổ, những nhân vật tai to mặt lớn thời bấy giờ. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc năm 1935 tờ báo bị đình bản trong suốt 3 tháng. Đến năm 1936, tờ báo bị đóng cửa và được thay thế bằng Ngày nay. Trên cơ sở sáp nhập và đổi tên một số nội dung của Phong hóa, Ngày nay đã hạn chế bớt nội dung trào phúng và đi sâu vào các mặt của đời sống xã hội. Thông qua Phong hóa Ngày nay, Tự lực văn đoàn đả kích bọn địa chủ và quan lại phong kiến, phơi bày và phê phán những hủ tục lạc hậu và


lố bịch của xã hội phong kiến. Đồng thời lên tiếng ủng hộ, tuyên truyền cho một đời sống tiến bộ.

1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn

1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn

Khái niệm tiểu thuyết

Tiểu thuyết xuất hiện sớm ở Châu Âu, vào thời kì cá nhân con người không còn cảm thấy ích lợi và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại. Nhưng phải tới thế kỉ XIX với sự xuất hiện của những cây bút “đại thụ” như Xtăngđan, Banzăc, L. Tônxtôi, Đôxtôiepxki… thể loại tiểu thuyết mới đạt tới sự hoàn thiện.

Nhà nghiên cứu M. Bakhtin cho rằng: tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi bởi nó phản ánh được một cách sâu sắc, cơ bản và nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [19, 328]. Đây là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương hiện đại “Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy” [2, 21].

Việt Nam, thể loại tiểu thuyết phát triển muộn. Mãi tới đầu thế kỉ XVIII với sự xuất hiện của Nam Triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, nước ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết. Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn thuộc loại hình cổ điển phương Đông. Phải sang đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam mới mang tinh thần của thời đại mới, thời đại từ xã

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí