Sơ Đồ Định Hướng Phát Triển Các Tuyến Dlst Quốc Tế Và Liên Tỉnh Tỉnh Nghệ An


3.2.3.3. Tuyến du lịch quốc tế

- Tuyến DLST đường bộ:

+ Vinh - Kỳ Sơn qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn - Lào - Thái Lan và các nước khác trong khu vực.

+ Vinh - Quế Phong qua cửa khẩu Thông Thụ - Lào - Thái Lan.

+ Vinh - Thanh Chương qua cửa khẩu Thanh Thuỷ - Lào - Thái Lan.

+ Vinh - Hương Sơn qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ( Hà Tĩnh) - Lào - Thái Lan.

- Tuyến DLST đường thủy .

+ Cảng Cửa Lò - Nhật Bản

+ Cảng Cửa Lò - Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

+ Cảng Cửa Lò - Châu Mỹ

+ Vinh - Hải Nam (Trung Quốc).

- Tuyến DLST đường hàng không:

+ Vinh – Singapore

+ Vinh – Thái Lan

+ Vinh – Lào

+ Vinh – Hồng Kông


Hình 3 3 SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TUYẾN DLST QUỐC TẾ VÀ LIÊN TỈNH 1

Hình 3.3. SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TUYẾN DLST QUỐC TẾ VÀ LIÊN TỈNH TỈNH NGHỆ AN


(Biên tập bản đồ: Vũ Thị Kim Luận)


3.3. Giải pháp thực hiện

3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và quản lý‌

3.3.1.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Cơ chế chính sách đầu tư: Tạo ra các cơ chế để huy động tối đa các nguồn lực vốn, kinh nghiệm cho phát triển du lịch với phương châm Nhà nước đầu tư CSHT, các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh. Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, các dịch vụ du lịch tại các vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng DLST như miền Tây, các khu bản làng dân tộc, khu kinh tế cửa khẩu tại Quế Phong, Kỳ Sơn và Thanh chương.

- Cơ chế chính sách thuế: Ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển DLST như khu du lịch thác Khe Kèm, khu du lịch thác Sao Va, suối nước nóng – khoáng Giang Sơn, khu DLST Pù Huống, Pù Hoạt,….

- Hoàn thiện văn bản pháp lý của các địa phương về quản lý du lịch đặc biệt các văn bản có liên quan đến Luật du lịch, các Nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý và phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.

- Chủ động phối hợp hành động liên ngành và liên vùng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất, an ninh quốc phòng,...

3.3.1.2. Giải pháp về quy hoạch

- Trên cơ sở quy hoạch du lịch tổng thể cần nhanh chóng triển khai xây dựng quy hoạch riêng cho các điểm DLST cụ thể trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với những điểm DLST đã xây dựng được quy hoạch chi tiết cần nhanh chóng có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư các dự án có tầm cỡ tại các khu DLST đã có quy hoạch chi tiết như điểm DLST thác Khe Kèm (thuộc VQG Pù Mát), Suối nước khoáng – nóng Giang Sơn (Đô Lương), Khu DLST – nghỉ dưỡng cao cấp đảo Hòn Ngư,…


- Tăng cường giám sát các dự án đầu tư trong khu vực đã được quy hoạch về tiến độ, thiết kế, vấn đề môi trường,... Cần có chế độ xử lý cưỡng chế đối với các công trình xây dựng lấn chiếm, công trình không phép, công trình sai thiết kế.

- Sau mỗi giai đoạn cần tiến hành khảo sát và đánh giá những điểm, tuyến DLST đã được đưa vào khai thác nhằm có những điều chỉnh hợp lý trong quy hoạch để phù hợp với tình hình hiện tại và bổ sung những CSVC phục vụ du lịch còn thiếu tại các điểm, tuyến du lịch như các bảng chỉ dẫn, trung tâm giáo dục môi trường, bảng cảnh báo, thùng rác, khu vệ sinh,….

- Tăng cường công tác khảo sát, đánh giá và xây dựng các điểm, tuyến DLST mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách khi đến với du lịch xứ Nghệ.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch và góp phần xoá đói giảm nghèo tại các điểm tài nguyên miền Tây Nghệ An.

3.3.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động tại các điểm, tuyến DLST

- Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các điểm cung cấp dịch vụ cho khách đảm bảo tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường dần dần tiến tới xoá bỏ các tệ nạn ăn cắp, ăn xin, bán hàng rong và chèo kéo đeo bám khách làm ảnh hưởng đến môi trường và hình ảnh du lịch Nghệ An.

- Tỉnh cần yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm điểm, đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương để khắc phục, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt đối với các huyện miền tây là những địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội, một số địa bàn còn là điểm nóng về vấn đề tôn giáo như Con Cuông thì việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước là vấn đề cần thiết

- Phối hợp với các sở chuyên ngành thành lập các Ban quản lý tại một số điểm DLST tiêu biểu như VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù


Hoạt, khu DLST- văn hóa và lịch sử Quỳ Châu – Quế Phong, khu du lịch biển Cửa Lò,… để thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể ở từng điểm du lịch.

- Ngoài ra cũng cần quan tâm tới việc hoàn thiện chính sách về sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh phát triển DLST trong các khu bảo tồn. Cụ thể, có thể phân phối như sau: 25% lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư phát triển rừng đặc dụng, 75% còn lại hỗ trợ tăng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ hoạt động phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm, chi cho hoạt động tái đầu tư kinh doanh dịch vụ DLST.

3.3.2. Nhóm giải pháp về đầu tư‌

3.3.2.1. Huy động vốn

- Từng bước thực hiện chính sách xã hội hoá đầu tư hệ thống CSVCKT tại các khu du lịch, các di tích lịch sử, làng nghề mà các doanh nghiệp và Nhà nước không thể đầu tư quản lý để nâng cao trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư đối với phát triển du lịch.

- Tăng cường phân cấp và trao quyền tự chủ cho địa phương. Ngoài một chiến lược phát triển du lịch toàn diện trên cả nước thì việc phát triển du lịch trong một địa phương, một vùng cần phải có sự chủ động của bản thân chính quyền địa phương đó nên việc trao quyền tự chủ cho địa phương là một giải pháp cần thiết.

- Thu hút FDI vào ngành du lịch địa phương. Bởi lẽ, để hình thành và phát triển một điểm DLST thì nguồn vốn chủ yếu ban đầu sẽ do ngân sách nhà nước cấp. Nhưng để có thể khai thác được hết tiềm năng và đẩy mạnh hoạt động của các điểm, tuyến DLST thì điều cần thiết là phải kêu gọi được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn vay FDI. Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế đã cung cấp các nguồn tài trợ và hỗ trợ cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân…ở các nước đang phát triển. Do đó, trung tâm xúc tiến đầu tư có thể tiếp cận và khai thác nguồn này để tổ chức có hiệu quả hơn các hoạt động xúc tiến đầu tư. Cũng có thể huy động một phần từ nguồn tài trợ cho hoạt động xúc tiến từ khu vực tư nhân.

3.3.2.2. Đầu tư về CSHT phục vụ phát triển DLST


- Hệ thống giao thông.

+ Nâng cấp và hoàn thiện tuyến giao thông quốc gia như: Tuyến QL.1A, các tuyến đường QL số 7, 48, 49 và 15A nhằm nối liền phía đông và phía Tây Nghệ An

+ Hoàn thiện quy hoạch hai bên đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An. Hoàn thành tuyến đường QL15 nối QL7 và QL48, và đoạn QL48 từ huyện Quế Phong lên cửa khẩu Thông Thụ.

+ Nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn ( kể cả các tuyến đường phục vụ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch). Xây dựng tuyến đường giao thông quốc phòng nối liền các huyện miền Tây Nghệ An, tuyến đường ven biển và tuyến đường Nghi Sơn (Thanh Hoá) - bãi biển Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu) để khai thác tài nguyên du lịch dạng tiềm năng do cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Nâng cấp một số tuyến đường đến các điểm du lịch nổi trội nối các điểm du lịch với các tưyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện.

+ Để khai thác DLST miền Tây một cách bền vững và thân thiện, cần tập trung đầu tư vào các dự án như chỉnh trị dòng chảy sông Giăng từ đập Phà Lài đến bản Cò Phạt dài 8 km với 52 điểm thác, ghềnh đảm bảo thuyền du lịch lên xuống quanh năm an toàn; xây dựng các điểm dịch vụ tại đập Phà Lài, bản Cò Phạt, thác Kèm; đầu tư mở đường từ đường 7 vào bản Tùng Hương và đường đi bộ leo núi vào rừng cổ thụ Pù Xiêm Liệp; đầu tư dự án phục hồi Thành Trà Lân, nâng cấp đường vào bia Ma Nhai. Tuyến du lịch Quỳ Châu- Quế Phong tập trung vào dự án xây dựng khu du lịch sinh thái thác Sao Va, mở thêm các tour du lịch lễ hội Hang Bua, lễ hội đền 9 gian…Mỗi trung tâm du lịch cần khẩn trương tập trung đầu tư vào từ 1- 2 điểm du lịch cộng đồng, xem đây là điểm nhấn và là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng.

+ Hoàn thiện các tuyến giao thông vân chuyển đường thuỷ như sông Lam, Cửa Hội- Đô Lương, kênh Nhà Lê (Bến Thuỷ- Khe Nước Lạnh), sông Hiếu, sông Con... Nâng cấp hệ thống cảng biển Cửa Lò, Của Hội,...

+ Nâng cấp sân bay Vinh đủ tiêu chuẩn tiếp đón các máy bay vận tải cỡ lớn; mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viêng chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan, Vinh- đảo


Hải Nam (Trung Quốc)...nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách quốc tế và khách nội địa.

- Hệ thống điện.

Mở rộng mạng lưới điện đến tất cả các huyện, xã trong tỉnh, nhất là tới các bản làng vùng sâu vùng xa. Trong đó có thể ưu tiên một số địa điểm như: 3 bản của người Đan Lai ở thượng nguồn sông Giăng thuộc địa phận xã Môn Sơn – huyện Con Cuông, xã Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãn của huyện Quỳ Châu, xã Keng Đu của huyện Kỳ Sơn,…

- Thông tin liên lạc.

Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động DLST. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các điểm, tuyến du lịch nói chung và DLST nói riêng trên địa bàn tỉnh; quảng bá hình ảnh và tiềm năng DLST của Nghệ An đến với du khách trong nước và quốc tế ; thăm dò ý kiến du khách thông qua các diễn đàn và trang mạng xã hội,…Đặc biệt, có thể sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ số về các điểm, tuyến DLST, xây dựng các mô hình đánh giá tác động của du lịch đối với môi trường và ngược lại (đặc biệt là ở các VQG, Khu BTTN);….

Nâng cấp các tổng đài, phủ sóng di dộng toàn tỉnh. Phối hợp phát triển du lịch với phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số. Đặc biệt là ở các trung tâm du lịch lớn của tỉnh như Tp Vinh, Cửa Lò, huyện Con Cuông, huyện Quỳ Châu,….

3.3.2.3. Đầu tư về CSVCKT phục vụ du lịch

- Đối với cơ sở lưu trú và nhà hàng : Hiện nay tại các điểm DLST Nghệ An hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng còn rất hạn chế. Hầu hết các điểm DLST không có cơ sở lưu trú (trừ VQG Pù Mát đã có 35 phòng với 70 giường nằm trong khuôn viên của khu quản lý) mà các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã trung tâm của huyện, TP. Hơn nữa chất lượng của các cơ sở lưu trú và nhà hàng cũng chưa cao, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ăn ở của du khách, đặc biệt là du


khách quốc tế. Vì vậy, trước mắt cần đầu tư nâng cấp có trọng điểm một số cơ sở lưu trú và nhà hàng tại các điểm lưu trú chính như thị trấn Con Cuông, Thị trấn Quỳ Châu, TP Vinh, Thị xã Cửa Lò, thị trấn Đô Lương, thị xã Thái Hòa để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách quốc tế đến với các điểm DLST trên địa bàn.

- Đối với vận chuyển khách du lịch: Hiện nay số lượng đầu xe phục vụ khách du lịch còn hạn chế, chất lượng xe chưa cao, nhất là xe đi các huyện phía Tây. Vì vậy, cần phải huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đội xe du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu số lượng khách đến tham quan trên địa bàn.

- Đối với dịch vụ vui chơi giải trí: Trước mắt cần đầu tư xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch của TP Vinh, khu du lịch biển Cửa Lò, Diễn Thành và khu du lịch ven bờ sông Lam gắn liền với loại hình du lịch cuối tuần nhằm góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

3.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực‌

- Tiến hành đào tạo một cách có hệ thống đối với các nhà quản lý và lực lượng lao động trong lĩnh vực DLST. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An có thể đề nghị trường ĐH Vinh mở thêm mỗi năm một lớp đào tạo về DLST hoặc cử một số cán bộ quản lý và hướng dẫn viên DLST sang học tập kinh nghiệm về DLST tại một số nước có hoạt động DLST phát triển mạnh như Úc, Nhật, New Dilan,….

- Đối với VQG Pù Mát và các khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt cần tổ chức những lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý không chỉ về công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn về DLST để có thể phối hợp với các nhà tổ chức hoạt động DLST có hiệu quả tại các khu bảo tồn này.

- Mở các lớp đào tạo dành riêng cho hướng dẫn viên DLST bởi lẽ hướng dẫn viên DLST ngoài kỹ năng hướng dẫn cần phải có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết tường tận về quy luật tự nhiên, phải là người diễn giải môi trường, giải thích về thiên nhiên cho du khách… do đó làm hướng dẫn viên DLST khó hơn du lịch thông thường. Bên cạnh đó cần tận dụng đội ngũ kỹ sư, cử nhân sinh học… đào tạo thêm nghiệp vụ du lịch để có đội ngũ hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp và xứng tầm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023