Nhóm Giải Pháp Về Tuyên Truyền, Quảng Bá Dlst


- Cần chú ý đến việc đào tạo những người dân địa phương có khả năng để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động DLST ngay trên mảnh đất quê hương của mình

3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường‌

3.3.4.1. Bảo vệ môi trường tự nhiên

- Xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch cụ thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch.

- Cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường du lịch và nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động, công ty lữ hành hoạt động trong ngành Du lịch.

- Nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường du lịch tại các điểm du lịch, kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Đồng thời, xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Quản lý tốt CSHT và môi trường ở những khu du lịch; khuyến khích, hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường.

- Tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường tại các điểm du lịch, nhất là tại VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Huống, khu BTTN Pù Hoạt, rừng bần – tràm chim Hưng Hòa. Các hoạt động giáo dục môi trường tại các điểm DLST có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như:

+ Phổ biến những thông tin, quy định cần thiết trước khi tham quan các điểm du lịch cho du khách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

+ Cung cấp cho du khách những tờ rơi giới thiệu về điểm du lịch và các quy định về bảo vệ môi trường

+ Thông qua diễn giải về môi trường của hướng dẫn viên DLST lồng ghép trong các chương trình du lịch

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 18


+ Tăng cường bố trí trong điểm du lịch các bảng chỉ dẫn, sơ đồ điểm tham quan, thùng rác, khu vệ sinh, các quy định cấm cụ thể tại từng điểm DLST như cấm đốt lửa, cấm vứt rác, cấm chặt cây bẻ cành,…

+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong các điểm DLST phải theo nguyên tắc: tính vượt trội của thành phần tự nhiên so với thành phần nhân tạo, kiến trúc trong khu DLST cần phải đi xa hơn việc đáp ứng các yêu cầu về công năng đơn thuần để trở một thành phần độc đáo của tự nhiên tại một địa điểm nhất định và được xem như là một công cụ giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch, nhà nghiên cứu khoa học và dân cư địa phương.

Tùy theo điều kiện cụ thể để lựa chọn quy mô và bố cục công trình phù hợp, tạo ra tỷ lệ hài hòa giữa kiến trúc - con người - thiên nhiên.

Vật liệu xây dựng: nên sử dụng các loại vật liệu địa phương hay phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương như: gỗ, sỏi đá, mái ngói, mái lá, tre, …

Màu sắc: Ở khu DLST nên sử dụng các màu của tự nhiên như: màu xanh của lá cây, màu nâu của đất và thân cây, màu xám của đá núi, …

- Tổ chức hệ thống giao thông trong khu DLST phải dựa vào điều kiện cụ thể của địa phương, hạn chế những tác động đến môi trường sinh thái. Chú ý tạo ra các điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn hợp lý cho việc thụ cảm không gian cảnh quan.


3.3.4.2. Bảo vệ môi trường xã hội

- Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở những điểm DLST đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch, hạn chế và đi tới xóa hẳn nạn trộm cắp, bán hàng rong, ăn xin,…

- Nâng cao trình độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.

- Xây dựng các công trình phục vụ DLST hài hòa với môi trường và mang dấu ấn của văn hóa của người dân bản địa như nhà sàn, guồng nước, thuyền độc mộc,…nhằm tăng tính hấp dẫn của các chương trình du lịch.


- Nâng cao ý thức của người dân cũng như du khách trong việc giữ gìn, bảo tồn những di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống,…của mỗi địa phương nhằm hình thành những tua du lịch hấp dẫn với sản phẩm đa dạng.

- Xây dựng các điểm, tuyến DLST gắn các hoạt động văn hóa và bảo tồn đa dạng sinh học.

3.3.5. Nhóm giải pháp về xã hội‌

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động DLST như tư vấn quy hoạch, phối hợp với các đoàn khảo sát, hướng dẫn viên DLST, sản xuất và bán các sản phẩm thủ công truyền thống như thổ cẩm, sáo trúc, khăn Piêu,…. ; các đặc sản của địa phương như cá mát sông Giăng, cơm Mường Quạ, cam xã Đoài, nước mắm Vạn Phần,… ; kinh doanh nhà hàng, khách sạn,…nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc bản địa ở các điểm DLST.

- Tổ chức các chương trình du lịch thăm bản làng và ở lại nhà dân (homestay). Đây là những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An. Đồng thời góp phần quảng bá giới thiệu với thế giới những nét độc đáo trong văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, từng bước cải thiện đời sống về vật chất lẫn tinh thần, nâng cao dân trí, xoá bỏ hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng dân cư.

- Cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống CSHT và CSVCKT ở các bản nhằm nâng cao chát lượng đời sống cho người dân địa phương, đồng thời cũng đảm bảo đáp ứng những nhu cầu tối thiều cho du khách khi đến đây như đường giao thông vào bản, mạng lưới điện, hệ thống nước sạch, trường học,….

3.3.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá DLST‌

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng, các sản phẩm đặc thù, các tuyến, tour DLST của tỉnh đến thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tổ


chức mời các công ty, hãng lữ hành quốc tế trong nước và trong khu vực khảo sát mở tour DLST, làm cho du khách hiểu rõ hơn về tiềm năng DLST của tỉnh

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường quảng bá DLST Nghệ An dưới mọi hình thức, mọi phương tiện. Đồng thời, liên kết phát triển một số sản phẩm du lịch và tua, tuyến du lịch: Tổ chức các tour tham quan các danh lam, thắng cảnh trong VQG Pù Mát; Tổ chức các tour du lịch chuyên đề nghiên cứu khoa học như điều tra các động, thực vật quý hiếm trong Vườn Quốc gia; Tổ chức DLST tại Vườn Quốc gia Pù mát, khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN Pù Huống; Liên kết phát triển DLST với du lịch nghỉ dưỡng tại suối Nước Mọc (Con Cuông), Thác Ba Cảnh, Xộp Lượt, Mường Lống (Kỳ Sơn) Thác Đũa (Quỳ Châu), Thác Kèm (Con Cuông), thác Xao Va, thác Bảy Tầng (Quế Phong) ...; Tổ chức các tuyến du lịch gắn với du lịch của tỉnh với VQG và Lào,Thái lan qua cửa khẩu Quốc tế Nậm cắn và cửa khẩu Thanh thủy; Gắn kết tuyến du lịch Cửa lò- Vinh- Nam Đàn, Kim Liên quê Bác - Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn - Cánh đồng Chum-LuangPrabang (nước CHDCND Lào); Tổ chức chương trình du lịch cộng đồng tại Yên Khê - Lục Dạ - Môn Sơn - Chi Khê của huyện Con Cuông

- Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia các hội chợ, hội thảo để quảng bá sản phẩm du lịch. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối tour du lịch đến với tài nguyên du lịch Nghệ An. Khuyến khích các công ty lữ hành của tỉnh đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại các trung tâm du lịch trong và ngoài nước.

- Tiến hành phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hoá, cảnh quan và sản phẩm du lịch xứ Nghệ ra trong và ngoài nước. Nghiên cứu nội dung của trang Web về du lịch Nghệ An phong phú về nội dung và phù hợp với từng thị trường khách du lịch

- Triển khai quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và internet của địa phương, trung ương và quốc tế v.v...



sau:‌

KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được của luận văn có thể rút ra một số kết luận như


1. Nghệ An là tỉnh có tiềm năng lớn về tự nhiên và nhân văn để hình thành

và phát triển các điểm, tuyến DLST.

2. Tuy nhiên hiện nay loại hình DLST của tỉnh Nghệ An vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Các hình thức DLST ở Nghệ An vẫn chưa thực sự đúng nghĩa mà mới chỉ dừng lại ở mức là các hình thức du lịch thiên nhiên mang màu sắc DLST. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tài nguyên DLST chủ yếu tập trung ở khu vực miền tây Nghệ An – là khu vực có địa hình hiểm trở, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên đời sống KT – XH còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa có lực lượng lao động DLST chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, CSVCKT phục vụ du lịch và hệ thống CSHT vẫn còn yếu và thiếu.

3. Muốn khai thác có hiệu quả tiềm năng DLST của tỉnh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ quy hoạch, quản lý, đầu tư, quảng bá, xúc tiến du lịch đến đào tạo lực lượng lao động DLST và xác định thị trường khách DLST. Các điểm, tuyến DLST có giá trị khai thác lớn như khu du lịch biển Cửa Lò, VQG Pù Mát, rừng bần

– tràm chim Hưng Hòa thì tổ chức khai thác có hiệu quả, đẩy mạnh đầu tư để trở thành những điểm DLST trọng điểm của tỉnh. Các điểm DLST còn lại cần hoàn thiện hệ thống CSHT và CSVCKT theo từng giai đoạn và đưa vào khai thác trước một số sản phẩm thế mạnh để tạo cơ sở cho việc mở rộng sau này. Đặc biệt quan tâm đến công tác quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu hình ảnh và tiềm năng DLST của tỉnh cho du khách trong nước cũng như du khách quốc tế.

4. Bên cạnh những đóng góp nói trên luận văn còn có một số tồn tại mà trong giới hạn cho phép tác giả chưa thể khắc phục được:

- Kết quả đánh giá các điểm, tuyến DLST còn mang nhiều yếu tố định tính, tính định lượng chưa cao.


- Các số liệu thống kê về hoạt động DLST tỉnh Nghệ An vẫn còn hạn chế. Do vậy, các số liệu về hiện trạng phát triển DLST được đưa ra trong đề tài vẫn chưa đầy đủ và còn mang tính ước lượng.

Để khắc phục những tồn tại nói trên cần có những nghiên cứu tiếp theo để hoàn chỉnh hệ thống lý luận, đánh giá và khảo sát chi tiết và đồng bộ hơn nữa các điểm, tuyến DLST tỉnh Nghệ An


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Lê Huy Bá (chủ biên) ( 2006), “Du lịch sinh thái”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Thái Thị Thảo Chi (2010), “Nghiên cứu tiềm năng phục vụ định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý, trường Đại học khoa học – Đại học Huế, Huế.

3. Nguyễn Thế Chinh (1995), “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An”, Luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

4. Cục thống kê Nghệ An (2011), “Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010”,

NXB Nghệ An, Nghệ An.

5. Kỷ yếu hội thảo quốc gia (2010), “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực chủ động hội nhập quốc tế”, Hà Nội

6. Trương Quang Hải (2006), “Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị”, NXB Hà Nội, Hà Nội.

7. Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont (1999), “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý”, Cục môi trường, Việt Nam.

8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), “Du lịch bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương (1997), “Du lịch sinh thái ”, NXB Giáo dục, Hà Nội

10. Phạm Trung Lương (chủ biên), (1998), “ Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch”, NXB Hà Nội

11. Phạm Trung Lương (2002), “Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Sơn (2000), “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương”, luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội.

13. Lê Thông (chủ biên) (2000), “Tổ chức lãnh thổ du lịch”, NXB Giáo dục, Hà Nội.


14. Trần Văn Thông (2002), “Quy hoạch du lịch”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Văn Thông (2002), “Tổng quan du lịch”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Lê Văn Tin (2010), “Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Đại học sư phạm – Đại học Huế.

17. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2011), “Địa lý du lịch”, NXB Giáo dục, Hà Nội

18. Bùi Thị Hải Yến (2008), “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1998), “Hội thảo về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội.

20. “Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” Số 44/ 2005/ QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí