Định Hướng Phát Triển Các Điểm Dlst Ưu Tiên


Phát triển các sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù, hấp dẫn của du lịch biển như du lịch thuyền buồm trên biển, du lịch leo núi, lặn biển, câu cá, câu mực đêm,…

- Định hướng về các dịch vụ du lịch biển theo không gian

Khu vực phía bắc gồm vùng Nghi Hòa, Nghi Hương: Phát triển dịch vụ cao cấp như sân Gôn, biệt thự cao cấp, khách sạn cao sao, ….

Khu vực trung tâm (dọc theo đường Bình Minh) : Tiếp tục xây dựng, phát triển và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch biển truyền thống như tắm biển, nghỉ dưỡng, thưởng thức đặc sản biển,….

Khu vực đảo Ngư : Bảo vệ khu rừng tái sinh trên đảo, nâng cấp hệ thống đường bộ,...để có thể phát triển DLST trên toàn khuôn viên. Kết hợp giữa DLST và du lịch văn hóa, tâm linh

Khu vực đảo Lan Châu : Phát triển du lịch thê thao như lướt ván có cano kéo, lặn biển,….

- Định hướng đầu tư : Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư CSVC, CSHT, chú ý phát triển các dịch vụ cao cấp như Resort, sân golf, khách sạn,….

b. Vườn quốc gia Pù Mát

- Định hướng sản phẩm DLST : Phát triển và nâng cao hơn nữa các sản phẩm DLST hiện có như : tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và văn hoá dân tộc, tham quan văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống và chương trình du lịch tham quan làng nghề,…. Xây dựng một số sản phẩm du lịch mới, phù hợp như du lịch cộng đồng dân tộc Mường, Thái... kết hợp với tổ chức cung cấp các dịch vụ du lịch về lưu trú tại nhà sàn (homestay), cơm nương cho du khách...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Định hướng đầu tư: Trong thời kỳ 2011-2015 tập trung nâng cấp hệ thống CSHT đến các điểm du lịch có nhiều tiềm năng lớn như thác Khe Kèm, đập Phà Lài – sông Giăng, suối Mọc,…; xây dựng các trung tâm thương mại tại cửa khẩu để thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đi du lịch mua sắm nhằm thúc đẩy kinh tế miền Tây phát triển. Đầu tư nâng cấp một số trung tâm thị trấn, thị xã, thị tứ để hình thành các


điểm cung cấp dịch vụ trên tuyến đường du lịch như thị trấn Đô Lương, thị trấn Nam Đàn, thị trấn Con Cuông,…. Về CSVCKT phục vụ du lịch, cần đầu tư vào một số dịch vụ đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch như nhà hàng, khách sạn,…; xây dựng sản phẩm DLST thông qua việc đầu tư xây dựng khu DLST tại VQG Pù Mát và sản phẩm du lịch cộng đồng tại các làng bản dân tộc để họ vừa là người cung cấp dịch vụ, vừa là người bảo vệ tài nguyên môi trường trong khu vực. Xây dựng một trung tâm DLST đủ tiêu chuẩn để đón và phục vụ khách du lịch quốc tế, trong đó chú trọng các chương trình du lịch nghiên cứu, nghỉ dưỡng.

c. Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa

- Định hướng sản phẩm DLST: kết hợp DLST với du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh trên địa bàn TP Vinh; kết nối với du lịch Nghi Lộc, du lịch Hà Tĩnh; du thuyền ven sông Lam.

- Định hướng đầu tư: Định hướng trong thời gian tới cần xây dựng dự án quản lý, bảo vệ và trồng mới mở rộng diện tích gắn với qui hoạch DLST phía hạ lưu sông Lam, từ Lâm viên núi Dũng Quyết đến triền đê bao quanh rừng bần Hưng Hòa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường bao quanh sông Lam, xây dựng một số nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, thu hút người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch như cho thuê thuyền, hướng dẫn viên,…

3.2.2.2. Định hướng phát triển các điểm DLST ưu tiên

Đây là các điểm du lịch được xếp hạng khá cả về tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác. Các điểm DLST này bao gồm: Hang Bua, Thác Sao Va

a. Hang Bua (Quỳ Châu)

Đây là các điểm du lịch được xác định là các trọng điểm của khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Quỳ Châu, Quế Phong và vùng phụ cận - 1 trong 5 trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An quy hoạch cho đến năm 2020.

Định hướng sản phẩm du lịch: DLST gắn với du lịch cộng đồng phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái; leo núi; dã ngoại; du lịch văn hóa – lịch sử


Định hướng đầu tư: Hoàn thiện hệ thống đường bộ từ quốc lộ 48 vào các điểm du lịch. Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống CSVC đủ nhu cầu đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách nội địa cũng như du khách quốc tế.

b. Thác Sao Va (Quế Phong)

Định hướng sản phẩm du lịch: DLST kết hợp du lịch cộng đồng vừa là thế mạnh, vừa là hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất để du lịch đóng góp ngày càng xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương; dã ngoại; thăm bản; leo núi mạo hiểm; xây dựng bãi đá nghệ thuật;…

Định hướng đầu tư: Quan tâm đầu tư các hạng mục CSHT và hoàn thiện hồ sơ khai thông cửa khẩu Thông Thụ nhằm tạo điều kiện thu hút du khách Lào, Thái Lan cũng như du khách Châu Âu sang từ Lào, Thái Lan. Tăng cường an ninh, đảm bảo an toàn cho du khách. Kêu gọi nhân dân địa phương tham gia các dịch vụ phục vu du lịch như bán hàng lưu niệm, homestay, nhân viên cứu hộ,…

3.2.2.3. Định hướng phát triển các điểm DLST khác

Các điểm DLST còn lại gồm: Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt, Suối nước nóng – khoáng Giang Sơn, Làng nghề dệt thổ cẩm ở Quỳ Châu.

a. Khu BTTN Pù Huống

- Kết hợp hiệu quả phát triển DLST với công tác bảo tồn, trong đó ưu tiên hàng đầu cho công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn.

- Định hướng đầu tư: Hoàn thiện các hạng mục đầu tư CSHT nối các điểm du lịch và đường giao thông khai thông các cửa khẩu Nậm Cắn, Thông Thụ như quốc lộ 48C, QL7,... Tổ chức các đoàn chuyên gia về bảo vệ động vật để tiến hành khảo sát, thống kê và công bố nguồn động, thực vật quý hiếm tại các khu BTTN này một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng như các lễ hội, làng nghề và các nông sản, thực phẩm đảm bảo làm nổi bật tính đặc thù của khu vực. Sau năm 2015 tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao gắn liền với sinh thái, phong tục tập quán, lễ hội.


- Định hướng sản phẩm DLST: Đi bộ trong khu bảo tồn; dã ngoại; tham quan và nghỉ tại nhà dân (homestay) trong các bản người Khơ Mú, Thái,…; DLST kết hợp với du lịch cộng đồng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở tây bắc Nghệ An.

b. Khu BTTN Pù Hoạt

- Đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa bảo tồn tự nhiên và phát triển DLST.

- Định hướng sản phẩm du lịch: Đi bộ trong khu bảo tồn; nghiên cứu đa dạng sinh học, leo núi mạo hiểm,… DLST kết hợp với du lịch cộng đồng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở tây bắc Nghệ An.

- Định hướng đầu tư: Hoàn thiện các hạng mục đầu tư CSHT nối các điểm du lịch và đường giao thông khai thông cửa khẩu Thông Thụ. Đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái khu bảo tồn Pù Hoạt, Pù Huống và Hủa Na, tổ chức các đoàn chuyên gia về bảo vệ động vật để tiến hành khảo sát, thống kê và công bố nguồn động, thực vật quý hiếm tại cụm du lịch này góp phần thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng như các lễ hội, làng nghề và các nông sản, thực phẩm đảm bảo làm nổi bật tính đặc thù của khu vực.

c. Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn (Đô Lương)

Định hướng về sản phẩm du lịch : đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch như chương trình DLST, tham quan nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh; kết hợp với tham quan các điểm tài nguyên du lịch khác lân cận như hang Mặt Trăng, hang Đá Trắng, đàn cò Hòa Sơn – Đô Lương ; Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh;… tạo nên các tour du lịch kết hợp như DLST, du lịch văn hóa – lịch sử, văn hóa tâm linh,…

Định hướng đầu tư : Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư hoàn thiện các hạng mục cơ bản về CSHT&CSVC phục vụ du lịch như đường giao thông, mạng lưới điện, nhà hàng, khách sạn, khu tắm bùn,…

d.Làng nghề dệt thổ cẩm ở Quỳ Châu

Định hướng sản phẩm du lịch: Tham quan làng nghề dệt thổ cẩm và các phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳ Châu; Mở các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho du khách;


Định hướng đầu tư: Hoàn thiện hệ thống CSHT vào các bản làng; Bảo tồn và phát huy những nét độc đáo của các sản phẩm dệt thổ cẩm; Đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm; Quảng bá rộng rãi các sản phẩm thổ cẩm đến với du khách trong và ngoài nước;

3.2.3. Định hướng phát triển các tuyến DLST‌

3.2.3.1. Tuyến DLST nội tỉnh

* Tuyến 1: Cửa Lò – Diễn Châu - Con Cuông

- Đây là một trong hai tuyến du lịch có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong thời kỳ 2007-2015. Là tuyến DLST theo trục đường quốc lộ 1A, đường quốc phòng ven biển và đường quốc lộ 7 với các điểm tài nguyên du lịch quan trọng như:

+ Tham quan và tắm biển tại biển Cửa Lò, đảo Hòn Ngư, đảo Lan Châu.

+ Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (Nghi Lộc), Cửa Hiền (Diễn Châu)

+ Di tích Đền Cuông (Nghệ An)

+ Tham quan VQG Pù Mát (đi bộ trong VQG, thăm bảo tàng gene, thác Khe Kèm, du thuyền ngược sông Giăng thăm bản người Đan Lai)

+ Tham quan làng nghề dệt thổ cẩm Lục Dạ (Con Cuông)

- Dự kiến thời gian thăm quan 2-3 ngày

- Lưu trú chính tại Vinh, Con Cuông.

- Phương tiện: Ô tô, xe máy, thuyền

* Tuyến 2: Vinh - Quỳ Châu - Quế Phong

- Là tuyến du lịch có thể khai thác và phát triển trong giai đoạn 2007 - 2015 vì có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn vô cùng hấp dẫn, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Đây là tuyến du lịch đường bộ theo trục đường 48 với một số điểm tham quan như:

+ Tham quan một số điểm du lịch tại TP Vinh như: Hồ Cửa Nam, Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa,…

+ Tham hệ thống hang động: Hang Bua, hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu).

Biên tập bản đồ Vũ Thị Kim Tham quan làng dệt thổ cẩm Châu Tiến tìm hiểu 1


Biên tập bản đồ: Vũ Thị Kim


+ Tham quan làng dệt thổ cẩm Châu Tiến, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, nhà bảo tàng dân tộc Quỳ Châu.

+ Tham quan khu DLST thác Xao Va, cụm thác Tạt Oọc Ái, Tạt Bá (Quế Phong)

+ Tham quan Khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN Pù Huống

- Dự kiến thời gian tham quan: 3-4 ngày

- Lưu trú chính tại Vinh, thị trấn Tân Lạc (Quỳ Châu)

- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe máy, thuyền

* Tuyến 3: Vinh – Cửa Lò – Bãi Lữ – Cửa Hiền – Diễn Thành – Quỳnh Phương

- Các điểm tham quan chính:

+ Một số điểm du lịch trong TP Vinh

+ Khu du lịch biển Cửa Lò (tắm biển, tham quan đảo hòn Ngư, Lan Châu, thăm các lồng nuôi cá Dò biển Đông trên biển ven đảo Hòn Ngư, câu mực đêm trên biển Cửa Lò,…)

+ Resort Bãi Lữ (Nghi Lộc)

+ Bãi biển Cửa Hiền, Diễn Thành, thăm quan di tích lịch sử Đền Cuông (Diễn Châu)

+ Bãi biển Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu)

- Dự kiến thời gian thăm quan: 2-3 ngày

- Điểm lưu trú chính: biển Cửa Lò, Resort Bãi Lữ

- Phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, thuyền

* Tuyến 4: Vinh – Suối nước nóng, khoáng Giang Sơn (Đô Lương) - đường Hồ Chí Minh – Ngã ba Tri Lễ – Vườn quốc gia Pù Mát.

- Đây là tuyến du lịch đường bộ dọc theo quốc lộ 15A và đường Hồ Chí Minh với các điểm tham quan chính:

+ Các điểm du lịch TP Vinh

+ Cầu Rộ (Thanh Chương)


+ Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn)

+ VQG Pù Mát

+ Cột mốc số O đường chiến lược HCM

+ Nước nóng – khoáng Giang Sơn (Đô Lương)

- Dự kiến thời gian tham quan: 4-5 ngày

- Địa điểm lưu trú chính: Vinh, Thị trấn Đô Lương, Thị trấn Con Cuông

- Phương tiện vận chuyển: ô tô, xe máy

3.2.3.2. Tuyến DLST liên tỉnh

- Tuyến du lịch đường bộ.

+) Nghệ An - Thanh hoá - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh với các điểm du lịch chính : VQG Pù Mát – VQG Bến En – VQG Cúc Phương – Khu BTTN Xuân Thủy – Vịnh Hạ Long

+) Nghệ An - Quảng bình - Quảng trị - Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam với các điểm du lịch chính là : VQG Pù Mát – VQG Phong Nha-Kẻ Bàng – Khu BTTN Bắc Hướng Hòa – VQG Bạch Mã – Khu du lịch Bà Nà – Hội An.

- Tuyến du lịch đường thủy

+ Cửa Lò - Hải phòng - Quảng Ninh.

+ Cửa Lò - Quảng trị - Huế - Đà nẵng - Quy nhơn - Nha Trang...

- Tuyến du lịch đường hàng không.

+ Vinh - Đà Nẵng - TP.HCM.

+ Vinh - Hà Nội

+ Vinh - Hải Phòng.

+ Vinh – Huế

+ Vinh – TP.HCM

Trong đó các tuyến du lịch từ Vinh tới thủ đô Hà Nội, TP.Huế, TP.Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh được xác định là các tuyến du lịch quan trọng góp phần vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An vì các trung tâm du lịch này là cầu nối đến các vùng du lịch khác trong cả nước và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí