Nhận Định Chung Về Tiềm Năng Phát Triển Các Điểm, Tuyến Dlst Ở Nghệ An


2.3.2. Đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An‌

2.3.2.1. Lựa chọn các tuyến DLST

Đề tài tiến hành đánh giá 4 tuyến DLST bao gồm:

- Tuyến 1: Cửa Lò – Diễn Châu – Con Cuông

- Tuyến 2: Vinh - Quỳ Châu - Quế Phong

- Tuyến 3: Vinh – Cửa Lò – Bãi Lữ - Diễn Châu – Quỳnh Phương

- Tuyến 4: Vinh – Suối khoáng nóng Giang sơn (Đô Lương) - đường Hồ Chí Minh – Ngã ba Tri Lễ – Vườn quốc gia Pù Mát.

2.3.2.2. Kết quả đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An



STT


Tuyến DLST

Chỉ tiêu


Tổng điểm


Xếp hạng

Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng

(HS 3)

Sự kết hợp các loại hình du lịch khác nhau trên tuyến

(HS 2)

Phương tiện sử dụng (HS 1)

1

Tuyến 1

9

8

4

21

Rất hấp

dẫn

2

Tuyến 2

6

8

3

17

Khá hấp

dẫn

3

Tuyến 3

9

8

4

21

Rất hấp

dẫn

4

Tuyến 4

12

8

3

23

Rất hấp

dẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ bảng 1,2,3 Phụ lục 2)


Như vậy các tuyến DLST của tỉnh Nghệ được đánh giá rất hấp dẫn và có giá trị khai thác. Điều này sẽ tạo nên nhiều lợi thế cho sự phát triển của DLST Nghệ An và là cơ sở để các nhà hoạch định có hướng tổ chức không gian lãnh thổ DLST trên địa bàn tỉnh một cách khoa học và mang lại hiệu quả cao nhất khi khai thác tiềm năng tại các điểm, khu DLST.


2.4. Nhận định chung về tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An‌

2.4.1. Thuận lợi‌

Qua đánh giá tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số nhận định chung sau:

- Vị trí địa lý là một trong những lợi thế cơ bản và quan trọng phát triển du lịch Nghệ An. Nghệ An trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, trung tâm giao lưu Đông - Tây, cửa ngõ quốc tế với các nước láng giềng Lào, Đông Bắc - Thái Lan, đảo Hải Nam - Trung Quốc.

- Nghệ An có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn bao gồm biển, hải đảo, sông ngòi, rừng, núi, hang động, thác nước, nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề trong đó có một số tài nguyên đặc biệt như khu di tích Kim Liên, các khu di tích lịch sử cách mạng... có thể khai thác phát triển loại hình DLST kết hợp với các loại hình khác như tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch cộng đồng,...

- Tài nguyên DLST tỉnh Nghệ An không chỉ phong phú, đa dạng mà còn có giá trị khai thác lớn như VQG Pù Mát, Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa, biển Cửa Lò,….Đây là điều kiện để có thể tổ chức một số sản phẩm du lịch độc đáo như du thuyền ngược sông Giăng thăm các bản người dân tộc Đan Lai, du thuyền ven sông Lam ra cửa biển thăm rừng bần Hưng Hòa, đi bộ trong VQG,…. Hứa hẹn sẽ là những điểm DLST tiêu biểu, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch không chỉ trong nước mà còn đối với du khách quốc tế

- Môi trường tự nhiên Nghệ An nhìn chung vẫn được duy trì ở mức cho phép, các hệ sinh thái tự nhiên vẫn còn bảo tồn tương đối nguyên sinh, với nhiều loài động thực vật đặc hữu, các khu vực ô nhiễm môi trường dần dần được khắc phục; các tệ nạn được ngăn chặn và đẩy lùi một bước. Ý thức của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng được nâng cao,…Những yếu


tố này đã góp phần rất nhiều tạo nên sức hấp dẫn của các điểm du lich nói chung và các điểm DLST nói riêng của tỉnh Nghệ An.

2.4.2. Khó khăn‌

- Tài nguyên du lịch nhiều về số lượng nhưng phân bố không tập trung, số tài nguyên nổi trội, giá trị cao chưa nhiều. Tiềm năng về DLST chủ yếu tập trung trong các khu bảo tồn, các khu rừng đặc dụng như VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt. Nhưng các khu bảo tồn này lại nằm ở vị trí địa lý không thuận lợi về giao thông và cách xa các khu đô thị lớn.

- Hệ thống CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, đặc biệt là ở phía tây Nghệ An. Nhiều tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của thiên tai. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến sức thu hút đối với du khách.

- Một số tài nguyên vật thể đang xuống cấp, chưa được trùng tu tôn tạo; còn tài nguyên phi vật thể chưa được khôi phục được giá trị tinh thần và nguyên trạng của nó nên ảnh hưởng phần nào đến tính đa dạng của sản phẩm du lịch.

- Công tác quản lý tài nguyên còn chồng chéo, sự phối hợp giữa ban quản lý các VQG, khu BTTN về vấn đề khai thác và phát triển tiềm năng DLST chưa đồng bộ, chặt chẽ.

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sự phân hóa sâu sắc giữa các mùa, thiên tai, bão lũ,....đã ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và phát triển những tiềm năng DLST của tỉnh, tạo ra tính mùa vụ cho hoạt động du lịch.

Xuất phát từ những hạn chế trên nên hiện nay các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An tuy được hình thành và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ nét. Và vấn đề khó khăn lớn nhất chính là CSHT ở các tỉnh miền núi phía Tây vẫn còn thiếu thốn và một số tuyến đường đã xuống cấp rất nghiêm trọng.

2.5. Hiện trạng phát triển DLST của tỉnh Nghệ An‌

2.5.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch‌

Tuy có tiềm năng to lớn để phát triển DLST nhưng đối với du lịch Nghệ An thì DLST vẫn đang là loại hình du lịch tương đối rất mới mẻ, các điểm DLST của tỉnh chưa được du khách biết đến. Khách du lịch đến với Nghệ An thuần túy là


DLST vẫn còn rất ít. Theo ông Nguyễn Văn Tùng – trường phòng du lịch thuộc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Nghệ A, trong những năm qua lượng khách DLST đến với Nghệ An còn rất ít, chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng lượt khách du lịch hàng năm.

Bên cạnh đó, công tác thống kê khách du lịch và doanh thu du lịch nói chung và DLST nói riêng còn nhiều khó khăn do chưa có các điểm bán vé tham quan. Vì vậy chỉ có thể đánh giá được hiện trạng khách DLST và doanh thu DLST thông qua hoạt động du lịch nói chung của tỉnh Nghệ An.

Về khách du lịch :

Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2006- 2011


Nguồn Số liệu hiện trạng của Sở VH TT DL tỉnh Nghệ An Các số liệu còn lại 1

(Nguồn :(*) Số liệu hiện trạng của Sở VH,TT &DL tỉnh Nghệ An

- Các số liệu còn lại : Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010)


Biểu đồ trên có thể thấy, trong giai đoạn 2006 – 2011 du lịch Nghệ An đã có bước phát triển khá nhanh. Khách du lịch biết và đến với Nghệ An ngày càng đông, lượng khách du lịch năm sau cao hơn năm trước, bình quân khách du lịch tăng khoảng 16%/năm.


Khách du lịch quốc tế đến Nghệ An chủ yếu từ các nước ASEAN như: Thái Lan, Lào... và khách Châu Âu từ Lào, Thái Lan qua cửa khẩu đường bộ đến Nghệ An có xu hướng tăng. Ngoài ra, còn có một bộ phận khách du lịch từ các tỉnh, vùng du lịch trọng điểm do các công ty lữ hành tổ chức và khách du lịch lẻ (balô) đến Nghệ An thông qua phương tiện ô tô, tàu hoả. Lượng khách du lịch quốc tế đến Nghệ An bằng phương tiện máy bay rất ít vì sân bay Vinh chưa phải sân bay quốc tế.

Đặc điểm tiêu dùng của khách quốc tế tại Nghệ An trong thời gian qua là dịch vụ lưu trú tập trung vào các khách sạn Sài Gòn-Kim Liên, Phương Đông... và điểm tham quan là khu du lịch Cửa Lò, Kim Liên, thành phố Vinh và một số khu du lịch sinh thái ở các huyện miền Tây Nghệ An.

Khách du lịch nội địa đến Nghệ An chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc bao gồm: cán bộ công nhân viên của các cơ quan, xí nghiệp, công ty, dân cư các thành phố đi nghỉ mát, nghỉ dưỡng, một số đi công tác, hội họp kết hợp tham quan du lịch. Nguồn khách từ các tỉnh phía Nam đi tham quan các điểm du lịch phía Bắc và về dâng hương tại khu di tích Kim Liên. Nguồn khách là người dân trong tỉnh đã tăng lên đáng kể, loại hình tham quan là lễ hội, nghĩ dưỡng tại các bãi biển.

Căn cứ vào biểu đồ 2.1 cho thấy năm 2006 khách du lịch nội địa đến Nghệ An là hơn 1.546.124 lượt khách, các năm sau đó tăng liên tục. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22,12%/năm.

Về động cơ mục đích khách du lịch nội địa đến Nghệ An chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử, đi lễ hội và tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng chiếm số lượng lớn; số lượng khách đi du lịch kết hợp với công tác hoặc hội nghị, hội thảo tăng dần về số lượng đoàn và thời gian lưu trú. Địa điểm và thời gian tham quan du lịch của khách là cụm di tích lịch sử Kim Liên, TP.Vinh, các khu du lịch biển Cửa Lò, Diễn Thành, biển Quỳnh Lưu... và tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và đây cũng là thời vụ du lịch chính của Nghệ An. Đối với loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm, leo núi tại các VQG.Pù Mát, KBTTN.Pù Hoạt...tại các huyện miền Tây chưa thu hút được nhiều khách du lịch nội địa.


Về doanh thu du lịch

Xét về lý thuyết thì doanh thu từ du lịch là tất cả khoản thu mà do khách du lịch chi trả trong quá trình tham quan du lịch trên địa bàn; nhưng thực tế hiện nay thống kê doanh thu du lịch chủ yếu dựa vào báo cáo doanh thu của các công ty kinh doanh du lịch là chính, còn các chi tiêu khác của khách du lịch tại các doanh nghiệp khác ngoài ngành du lịch chưa được thống kê. Số liệu phản ánh trong báo cáo này chỉ tập trung vào doanh thu của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.13: Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của tỉnh và của ngành du lịch Nghệ An theo giá so sánh năm 1994 giai đoạn 2006 – 2010

(Đơn vị: triệu đồng)



2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng GDP

của tỉnh

11.333.623

12.525.913

13.829.370

14.784.460

16.321.430

18.957.142*

Tổng GDP

của ngành du lịch*


419.502


532.932


686.665


778.575


1.003.811


1.326.823

(Nguồn : (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH,TT &DL tỉnh Nghệ An

- Số liệu còn lại: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010 )

Căn cứ số liệu hiện trạng ở bảng 3.2 có thể thấy doanh thu du lịch của tỉnh tăng đều qua các năm, tỷ trọng của du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh ngày càng tăng lên (từ 3,7% năm 2008 tăng lên gần 7% năm 2011), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm. Và theo thống kê 6 tháng đầu năm 2012 là 917 tỷ đồng, bằng 130% cùng kỳ năm 2011. Đây là những con số tương đối tích cực trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay.

Tuy nhiên, sự phân bố khách du lịch cũng như doanh thu du lịch không đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh mà tập trung tới gần 90% khách du lịch và doanh thu ở các điểm du lịch phía Đông như biển Quỳnh Phương, Cửa Lò, TP Vinh, Kim Liên (Nam Đàn),… với những loại hình du lịch chủ yếu như tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch tâm linh,….Còn các điểm du lịch ở phía Tây với loại


hình du lịch chủ yếu là DLST thì lại khá vắng vẻ, doanh thu từ du lịch không đáng kể.

2.5.2. Tổ chức các loại hình DLST ở Nghệ An‌

Cùng với xu hướng phát triển DLST trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong những năm gần đây Nghệ An cũng đã tổ chức được một số loại hình DLST phù hợp với tiềm năng và điều kiện cụ thể của tỉnh.

a. Tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở VQG, Khu BTTN

Đây là hình thức DLST đặc trưng, phổ biến ở các địa phương có các khu bảo tồn tự nhiên, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều đối tượng du khách như các nhà khoa học, sinh viên, học sinh,…đến từ nhiều thị trường du khách khác nhau (Thái Lan, Lào, Nhật, Pháp,…). Hiện nay loại hình du lịch này đã được triển khai thực hiện chủ yếu ở Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An với các điểm du lịch chính như VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt. Trong đó trọng tâm là VQG Pù Mát đã xây dựng tuyến đường mòn đi sâu vào rừng, tham quan rừng Săng lẻ, khám phá cây Sa mu dầu, đi qua rừng lùn,...

b. Dã ngoại

Là hình thức du lịch đưa con người về với thiên nhiên thông qua các hoạt động như tham quan, cắm trại,….Đây là loại hình du lịch phổ biến ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

c. Đi bộ trong rừng (Du lịch Trekking)

Ở Nghệ An hình thức du lịch này được kết hợp với hình thức du lịch tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học trong các VQG, khu BTTN. Đồng thời, khám phá tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa của các dân tộc thiểu số trong các khu bảo tồn.

Do đây là hình thức du lịch đòi hỏi phải đảm bảo tính an toàn, yêu cầu hướng dẫn viên du lịch phải có trình độ và kỹ năng nhất định nên hiện nay ở Nghệ An mới chỉ thực hiện được ở VQG Pù Mát và nhiệm vụ hướng dẫn viên được trao cho các cán bộ kiểm lâm trong VQG. Đi bộ trong Vườn quốc gia theo các tour trên tuyến khe Khặng, khe Kèm để tìm hiểu thiên nhiên, cách sinh hoạt của nhân dân địa


phương là những trải nghiệm thú vị cho du khách. Vì vậy đây được xem là loại hình du lịch độc đáo và lý thú nhất tại VQG Pù Mát.

d. Leo núi

Loại hình này được tổ chức ở một số điểm du lịch phía Tây như leo đỉnh thác Kèm, leo đỉnh rừng Pơmu lùn,…(ở VQG Pù Mát), leo núi Phá Xăng (cuộc thi leo núi Phá Xăng được tổ chức trong dịp lễ hội Hang Bua - Quỳ Châu), leo núi đá đảo Ngư,….

e. Quan sát chim

Nghệ An có rừng bần – tràm chim Hưng Hòa (Vinh) được ví như sân chim miệt vườn Cà Mau vì ở đây gần như có đủ các loài chim mà đất rừng Phương Nam vốn có, với tính đa dạng học cao.Tỉnh Nghệ An đã quy hoạch nơi đây thành một điểm du lịch hấp dẫn với loại hình du lịch chủ yếu là quan sát đời sống sinh hoạt của các loài chim khác nhau. Đây là sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh, rất hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách trong nước cũng như quốc tế.

f. Du thuyền

Loại hình du lịch này ở Nghệ An bao gồm du thuyền trên biển và du thuyền trên sông. Hiện nay ở Nghệ An loại hình du lịch du thuyền đã được triển khai và trở thành hình thức du lịch hấp dẫn, thu hút được khá đông khách du lịch tham gia ở khu du lịch Cửa Lò như du thuyền thăm đảo Ngư, đảo Lan Châu, đảo Mắt; câu mực đêm trên biển Cửa Lò; đi thuyền tham quan khu vực nuôi cá Dò biển Đông;……

Đối với hình thức du thuyền trên sông thì mới chỉ khai thác trên sông Giăng với việc du thuyền chở khách dọc sông Giăng từ đập Phà Lài lên thượng nguồn quan sát thiên nhiên VQG Pù Mát, thăm 3 bản người Đan Lai ở thượng nguồn.

g. Thăm bản làng dân tộc bản địa:

Hiện VQG Pù Mát đã xây dựng và đưa vào thực hiện tuor du lịch đi bộ trong VQG về với bản làng, cội nguồn, khám phá những nét sinh hoạt truyền thống của bà con dân tộc Thái, Đan Lai sinh sống trong VQG Pù Mát.

Ngoài ra, các công ty lữ hành cũng đã tổ chức các tour tham quan các làng nghề thổ cẩm của dân tộc Thái ở Quế Phong, Quỳ Châu,…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023