Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 8

nhiệm, thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, các trình tự tố tụng và củng cố chứng cứ chuẩn bị cho quá trình tố tụng tiếp theo.

Quá trình điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện luôn đảm bảo quy định của pháp luật, các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam,… đều đảm bảo 100% vụ án có căn cứ, không có trường hợp nào khởi tố oan sai hay bỏ lọt tội phạm, không có trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ các quyết định của CQĐT.

Thực tiễn hoạt động điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa thời gian qua đạt được nhiều kết quả, các vụ án đảm bảo được xử lý đúng theo quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo việc bắt tạm giữ, tạm giam có căn cứ pháp luật, không có án quá thời hạn giải quyết, không có đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác này, đảm bảo VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện được tiến hành theo đúng các thủ tục đặc biệt quy định tại ChươngXVIII của BLHS, 100% vụ án có sự tham gia của luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý, thời hạn tạm giữ, tạm giam, thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn điều tra vụ án đảm bảo 100% vụ án đúng theo quy định của pháp luật, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Đảm bảo việc lấy lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, việc hỏi cung bị can, đối chất được thực hiện cơ bản theo quy định của pháp luật. Đạt được những thành tích nêu trên, trước hết là do Ban lãnh đạo CQĐT đã thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thường xuyên nhắc nhở chung trong toàn cơ quan. Các cơ quan tố tụng trên địa phương giữa CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án thành phố Biên Hòa cũng đã phối hợp với nhau và với các cơ quan tư pháp thành phố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo ổn định an ninh,

chính trị, trật tự an tòan thành phố; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung hoàn thiện hồ sơ giải quyết dứt điểm các vụ án trọng điểm đã được khởi tố điều tra; nâng cao trách nhiệm trong công tác điều tra. Từng cá nhân cán bộ trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức trong từng hoạt động công vụ của mình để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong quá trình điều tra đúng quy định. Đặc biêt, với quyết tâm phải đảm bảo ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, thời gian qua, các Đội nghiệp vụ và Công an phường, xã Công an thành phố Biên Hòa đã kịp thời ngăn chặn thành công rất nhiều vụ “hỗn chiến” giữa các băng nhóm tội phạm, đặc biệt là các băng nhóm do trẻ vị thành niên gây ra, không để xảy ra những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, sự phát triển bình thường của trẻ vị thành niên cũng như để lại hậu quả xấu cho xã hội. Ví dụ như vào đêm ngày 07-4-2020, Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố Biên Hòa đã phối hợp với công an phường, xã phát hiện và truy bắt hai nhóm đối tượng gồm 16 trẻ em, trong đó có đối tượng nhỏ nhất mới 14 tuổi với mục đích tụ tập gây rối, đang chuẩn bị hung khí nhằm giải quyết mâu thuẫn lẫn nhau. Một nhóm từ phường Trung Dũng và một nhóm phường Thống Nhất để đưa về trụ sở Công an thành phố Biên Hòa làm việc, đấu tranh, làm rò, xử lý các đối tượng theo quy định.

Hay điển hình mới nhất gần đây vào khoảng 22 giờ ngày 15/9/2020,

N.H.G.B (Sinh ngày 15/10/2005, ngụ tại: khu phố 7, phường Thới An, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) đến phòng trọ của P.V.Đ (Sinh ngày 07/4/2001 ngụ tại tại khu phố 3, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà chơi thì gặp Đ.Q.H (Sinh ngày 09/9/2003 sống lang thang) và V.H.M (Sinh ngày 03/9/2004 sống lang thang) đang ở phòng trọ của Đồng. Tại đây, Đ rủ B, H và M đi ra đường tìm phụ nữ đi một mình trong đêm khuya để cướp tài sản thì

tất cả đồng ý. Sau đó, đến khoảng 00 giờ ngày 16/9/2020, Đ lấy 01 con dao thái lan (có cán màu vàng) cất giấu vào trên người, rồi H điều khiển xe môtô chở Đ, còn B điều khiển xe mô tô chở M đi ra đến đường Đồng Khởi thì phát hiện chị H. T. Th. Â (Sinh ngày 24/5/2003) đang điều khiển xe mô tô hiệu Honda Airblade biển số: 60C2-707.53 đi về hướng cây xăng 26 nên cả bọn liền điều khiển xe đuổi theo. Khi đi đến đoạn đường hẻm trước nhà số 9/2/28, khu phố 11, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa thì H điều khiển xe chạy ép xe của chị Â làm cho chị Â ngã xuống đường cùng chiếc xe, Đ liền nhảy xuống đường dùng dao kề vào gần cổ của chị Â khống chế để cho M lấy chiếc xe mô tô trên của chị Â chạy đi rồi đem về khu vực nghĩa địa thuộc khu phố 3, phường Bửu Hoà, thành phố Biên Hòa cất giấu rồi bỏ trốn. Sự việc xảy ra, chị Â đến Công an phường Tân Phong trình báo, công an phường Tân Phong tiếp nhận nguồn tin tội phạm, lập hồ sơ ban đầu, chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa tiến hành điều tra, xử lý các đối tượng theo thẩm quyền. Hiện Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng này theo quy định pháp luật.

3.1.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

* Những hạn chế, bất cập

Về đội ngũ cán bộ điều tra, yêu cầu đặt ra đối với người tiến hành tố tụng khi giải quyết những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện là họ phải được đào tạo, có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người 18 tuổi. Theo báo cáo Công tác năm 2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa tính đến ngày 31/12/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa có 143 đồng chí. Cụ thể gồm: 01 đồng chí Thủ trưởng, 01 đồng chí Phó thủ trưởng, 35 đồng chí Điều tra viên (cao cấp là 02 đồng chí, trung cấp là 29 đồng chí và sơ cấp là 04 đồng chí), 17 đồng chí Cán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

bộ, 26 đồng chí trinh sát viên (trung cấp 19 đồng chí, sơ cấp 07 đồng chí) và 65 đồng chí chưa được bổ nhiệm chức danh. Với đội ngũ nhân lực hạn chế trong khi phải giải quyết khối lượng công việc lớn nên hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa không có đội ngũ chuyên trách trong việc giải quyết các vụ án này, phần lớn khi gặp các vụ án này ưu tiên phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã từng làm những vụ án tương tự, như vậy chỉ phần nào đáp ứng được tiêu chí “có kinh nghiệm”. Công tác triển khai, tập huấn những kiến thức cần thiết chỉ dừng lại ở những buổi tập huấn nhỏ lẻ, phục vụ cho từng hoạt động điều tra đặc biệt chứ không hướng đến việc trang bị cho Điều tra viên tổng quát những hiểu biết cần thiết, kiến thức chuyên sâu về tâm sinh lý, khoa học giáo dục của người dưới 18 tuổi phạm tội. Do đó, đa số những Điều tra viên, cán bộ điều tra khi tiếp nhận vụ án có người dưới 18 tuổi chưa có đầy đủ hiểu biết về nghiệp vụ và các vấn đề khác như tâm lý độ tuổi người dưới 18 tuổi, khoa học giáo dục, … Như vậy, yêu cầu được đặt ra khi chọn lựa người tiến hành tố tụng để điều tra người người dưới 18 tuổi chưa được đảm bảo.

Về cách thức tiến hành các hoạt động điều tra, một trong những vấn đề đáng lưu tâm trong điều tra những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện chính là hoạt động hỏi cung, lấy lời khai. Đa số các vụ án, Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi chỉ tiến hành theo thói quen, không có sự khác biệt so với người đủ 18 tuổi về cách thức, phương pháp hỏi cung nên các em thường mang tâm lý sợ hãi khi đối diện với cán bộ công an.

Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 8

Bên cạnh đó, theo quy định của BLTTHS 2015, ngoài những vấn đề cần được chứng minh tương tự như đối với người đủ 18 tuổi thì khi xử lý các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện người, Cơ quan điều tra còn phải xác định những vấn đề về: độ tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội; điều kiện sinh sống và giáo dục; nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của người dưới 18 tuổi, đặc biệt là việc

có hay không sự xúi giục của người đủ 18 tuổi trở lên [27]. Tuy nhiên, trên thực tế, các Điều tra viên, Cán bộ điều tra thường chỉ áp dụng Điều 85 BLTTHS để định hướng cho việc điều tra mà không làm rò những yếu tố đặc thù cho thủ tục tố tụng đặc biệt.

Về biện pháp ngăn chặn, BLTTHS 2015 quy định việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo theo các Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 119 và Điều 419 BLTTHS. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được xác định trên độ tuổi và loại tội phạm. Trong những trường hợp, người dưới 18 tuổi phạm tội không đủ căn cứ để tạm giữ, tạm giam như phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rò ràng phải áp dụng các biện pháp tại ngoại điều tra như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,... Tuy nhiên, quá trình điều tra, các đối tượng này lại bỏ trốn gây khó khăn cho CQĐT trong việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn vụ án sau khi đã khởi tố không thể làm việc được với bị can để hỏi cung, không thể tống đạt được các quyết định tố tụng, đối với những vụ án này hết thời hạn điều tra không xác định được bị can đang ở đâu, CQĐT phải ra quyết định tạm đình chỉ với lý do bị can bỏ trốn. Như vậy vụ án lại bị gác lại, không thể tiếp tục giải quyết gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia tố tụng khác trong vụ án như vấn đề bồi thường thiệt hại của bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, việc xử lý vật chứng trong các vụ án tạm đình chỉ (hiện nay vấn đề này pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định).

Ví dụ như vụ cưỡng đoạt tài sản sau: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 18/11/2020, tại bãi đất trống khu tái định cư thuộc tổ 20, khu phố 8A, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa có các em: D.B – sinh ngày 14/01/2005, N.V. Đ - sinh năm 2002, T.V. T – sinh năm 2005 cùng ngụ tại khu phố 8, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa và Tr, D, M, B (chưa rò lai lịch, lai lịch, địa

chỉ) đang ngồi chơi với nhau thì N. K.C – sinh ngày 22/7/2003 điều khiển xe mô tô biển số 60M5-1935 đến. C đi đến gặp nhóm anh B nói có tiền bạc hay tài sản gì thì đưa ra hết, thì anh T lấy 01 điện thoại hiệu OPPO của anh T đưa cho C. Tiếp đó, C móc túi anh B lấy 01 điện thoại di động hiệu Realme. Sau đó, C mang điện thoại lấy được của anh B đến tiệm cầm đồ ở khu phố 5, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa bán được 1.400.000đ (Một triệu bốn trăm nghìn đồng). Sau khi bị C lấy điện thoại, anh D. B đến Công an phường Long Bình trình báo sự việc. Do vụ án trên thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, C (sinh ngày 22/7/2003) phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rò ràng, quá trình điều tra thành khẩn khai báo nên C được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, sau khi tống đạt các quyết định tố tụng, Điều tra viên triệu tập C lên để hỏi cung, làm việc thì C bỏ trốn nên hết thời hạn điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra VAHS và tạm đình chỉ điều tra bị can với lý do bị can bỏ trốn, làm quá trình giải quyết vụ án trên bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại trong việc bồi thường thiệt hại.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình điều tra, mà cụ thể là “phòng điều tra thân thiện”, TTLT 06/2018 đều yêu cầu nơi lấy lời khai, hỏi cung phải được bố trí thân thiện, phù hợp nhằm ổn định tâm lý của người người 18 tuổi [05]. Trên thực tế hiện nay việc tiến hành lấy lời khai, hỏi cung của người dưới 18 tuổi phần lớn tại trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa trong đối với người bị giữ khẩn cấp, tại nhà tạm giữ thành phố Biên Hòa hoặc trại tạm giam Công an tỉnh Đồng Nai đối với người bị tạm giữ, tạm giam, bị can. Và hoạt động lấy lời khai này diễn ra trong các phòng lấy lời khai, hỏi cung bình thường như đối với người đủ 18 tuổi. Bởi lẽ, việc đầu tư chi phí để chuẩn bị một căn phòng riêng biệt cho hoạt động điều tra người dưới 18 tuổi là khá khó khăn và cũng không đủ cơ sở vật chất để đáp ứng cho thủ tục tố tụng đối với những đối tượng khác. Ngoài ra, một trong những vấn

đề cần được quan tâm là việc tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi. Theo luật tạm giữ, tạm giam chỉ đặt ra yêu cầu đối với người bị tạm, tạm giữ phải được giam riêng với người đủ 18 tuổi ngoài ra không có quy định buồng giam này được thiết kế bài trí gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của các em. Tuy nhiên, nội dung này chưa được pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định và do đó, trên thực tế, người dưới 18 tuổi khi bị giam giữ vẫn phải ở trong phòng giam thông thường.

Về sự tham gia của người bào chữa, người đại diện, trên thực tế vai trò của những đối tượng này vẫn còn mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả. Qua thống kê cho thấy, các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa bị phát hiện, khởi tố có 100% người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng. Tuy pháp luật quy định cụ thể các quyền của các đối tượng này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng khi tham gia vào quá trình điều tra, vai trò của họ còn mang tính hình thức, đặc biệt là trong các trường hợp người bào chữa chỉ định. Nếu người dưới 18 tuổi và đại diện của họ không chọn được người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành chỉ định nhằm giúp đảm bảo tối đa cho việc thực hiện quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn người bào chữa chỉ định chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng việc có mặt khi được triệu tập, tham gia vào các hoạt động điều tra mà pháp luật tố tụng bắt buộc phải có sự tham gia của họ. Tuy nhiên, người bào chữa vẫn chưa kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót của các Cơ quan tiến hành tố để khiếu nại nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các em.

Trên thực tế việc quy định sự có mặt của đại diện nhà trường, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi học tập, sinh hoạt được tham gia vào hoạt động điều tra là một công cụ vừa để bảo vệ trẻ vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, vấn đề này không được chú trọng áp dụng, còn mang

tính hình thức, chưa phát huy được vai trò của mình theo quy định của pháp luật tố tụng.

Đối với bị can, bị cáo dưới 18 tuổi khi tham gia tố tụng phải có người đại diện nhưng trong nhiều vụ án có bị can bị cáo dưới 18 tuổi là những đối tượng sống lang thang việc xác minh ông bà, cha mẹ, người thân để tham gia tố tụng gặp rất nhiều khó khăn hoặc nếu xác minh được nhưng họ không hợp tác thì cũng khó thực hiện. Một số trường hợp, người dưới 18 tuổi không muốn gia đình hoặc nhà trường biết về việc phạm tội của mình, vì vậy họ không khai báo tên, gia đình và nơi cư trú hoặc khai báo giả. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho Cơ quan điều tra xác định người giám hộ hoặc người đại diện cho người dưới 18 tuổi và thông báo cho họ những vấn đề liên quan sau khi người 18 tuổi bị giữ, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ. Đặc biệt, trong các vụ án có giải quyết vấn đề dân sự bồi thường thiệt hại, việc không xác định được người đại diện là cha mẹ của các em, hoặc người đại diện không đồng ý bồi thường, có tình trạng né tránh gây ảnh hưởng đến giải quyết toàn diện vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại, người liên quan trong vụ án.

Chẳng hạn như vụ án cướp giật tài sản: Vào các ngày 03, 04 và 06/4/2020, N.V. T (sinh ngày 29-6-2005) đã có hành vi cướp giật 03 điện thoại di động gồm 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Sam sung J7 của cháu Ph. Ng. H. N, sinh năm 2014 tại tiệm bánh mỳ thuộc tổ 7, khu phố 3, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, có trị giá 1.759.200 đồng, 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu OPPO F3 màu trắng của anh L. V. B, sinh năm 1980, trú tại nhà số 36/119, tổ 12, khu phố 3, phường An Bình, thành phố Biên Hòa có trị giá 1.750.000 đồng và 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Sam sung T285 của chị Đ. Th. M. K, sinh năm 1976, trú tại nhà số A6, tổ 8A, khu phố 5, phường An Bình, thành phố Biên Hòa có giá trị 1.076.000 đồng. Tổng giá trị tài sản T đã cướp giật là 4.585.200 đồng. Quá trình điều tra, xác minh T phạm tội khi được 14 tuổi 9 tháng 6 ngày, T là đối tượng sống lang

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí