Xây Dựng Đội Ngũ Điều Tra Viên, Cán Bộ Điều Tra Chất Lượng, Hiệu Quả

làm việc với trẻ em cũng là những nghiệp vụ chuyên môn cần thiết. Do đó, thiết nghĩ pháp luật TTHS Việt Nam cần quy định về tiêu chuẩn của người bào chữa khi tham gia giải quyết các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nhằm đảm bảo sự nhất quán trong lập pháp và phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực của LHQ. Theo đó, pháp luật TTHS cần quy định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi cần đáp ứng các điều kiện sau: “phải là những người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra chất lượng, hiệu quả

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung những cơ sở pháp lý để tiến tới xây dựng một nền TTHS thân thiện đối với người dưới 18 tuổi thì yếu tố con người trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra cũng là vấn đề cốt lòi. Để việc áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện có hiệu quả trên thực tế, trước tiên cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn để tránh những sai phạm trong cách thức tiến hành các hoạt động điều tra. Thông qua công tác đào tạo, tập huấn, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có những hiểu biết, kĩ năng cần thiết trong hoạt động điều tra người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra cũng là việc mà Nhà nước cần đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, những nguyên nhân dẫn đến việc sai phạm của Điều tra viên, Cán bộ điều tra không chỉ là việc thiếu kiến thức mà còn đến từ việc không nhận thực một cách đúng đắn về thủ tục tố tụng đặc biệt này. Do đó, cần tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên sâu và cần thiết phải soạn thảo một nội dung cụ thể cho quá trình đào tạo này. Dựa theo hướng dẫn của LHQ, chương trình tập huấn có thể bao gồm những nội dung như: nguyên tắc và những yêu cầu LHQ đặt ra cho hệ thống tư pháp người CTN, đường lối; mục

đích của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến đối tượng này; những đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ và đặc biệt là các nghiệp vụ chuyên môn như cách hỏi cung, lấy lời khai [12],… Các khoá huấn luyện đó cần tập trung vào những vấn đề như nguyên nhân xã hội và những nguyên nhân khác dẫn đến hành vi phạm pháp của người dưới 18 tuổi; sự phát triển về tâm lý cũng như những khía cạnh khác ảnh hưởng đến sự phát triển của người người dưới 18 tuổi; đặc biệt quan tâm đến người người dưới 18 tuổi là nữ hoặc người người dưới 18 tuổi thuộc dân tộc thiểu số và người bản địa; về văn hóa và xu hướng của giới trẻ trên thế giới; những biện pháp xử lý người người dưới 18 tuổi phạm tội, đặc biệt là những biện pháp xử lý không cần đến thủ tục TTHS. Việc đào tạo sẽ giúp cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra phân biệt rò ràng thủ tục điều tra đối với người dưới 18 tuổi với những đối tượng khác để áp dụng chính xác quy định của pháp luật. Quá trình điều tra có được thực hiện một cách đúng đắn hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của Điều tra viên, Cán bộ điều bởi lẽ không ít hoạt động điều tra mà điều kiện áp dụng là tính cần thiết, hợp lý. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của Điều tra viên, Cán bộ điều sẽ tránh đi việc những người này vì quan điểm, lợi ích cá nhân mà thực hiện những đánh giá chủ quan, hành vi sai lệch, phương hại đến quyền, lợi ích của người dưới 18 tuổi.

Do điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực nên việc tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên trách phục vụ cho hoạt động điều tra người dưới 18 tuổi là chưa khả thi và triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, để khắc phục hạn chế này, thay vì phân công một vài cán bộ chỉ phụ trách những vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa sẽ thành lập một đội ngũ “kiêm nhiệm”. Trong đó, những Điều tra viên, Cán bộ điều tra này được đào tạo, tập huấn về công tác điều tra người dưới 18 tuổi theo những quy định của pháp luật, sẽ phụ trách giải quyết những vụ án loại này, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tham gia vào thủ tục tố tụng đối với những

đối tượng khác. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực tại CQĐT. Đồng thời, đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần nâng cao ý thức, xác định thủ tục điều tra người dưới 18 tuổi không chỉ đòi hỏi quan tâm đến việc chứng minh tội phạm mà còn đòi hỏi sự thông cảm, thấu hiểu về hoàn cảnh, tâm lý để giúp cho việc thực hiện thủ tục điều tra diễn ra đúng pháp luật.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát các thủ tục điều tra, trong đó, Viện kiểm sát tăng cường trách nhiệm của mình trong công tác kiểm sát điều tra. Việc tăng cường sự kiểm tra đối với hoạt động tư pháp giúp phát hiện một cách nhanh chóng nhất sai phạm nếu có và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội và những người tham gia. Một trong những vấn đề cũng cần được nhắc đến đó là quan tâm, tăng cường Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên là nữ để đảm bảo quá trình tố tụng hình sự thân thiện đối với những VAHS có người dưới 18 tuổi, đặc biệt là những hoạt động tố tụng mang lại cảm giác sợ hãi và sự kích động về tâm lý cho người dưới 18 tuổi như hỏi cung, lấy lời khai, hay các biện pháp điều tra khác như khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể.

Bên cạnh đó, Liên ngành tố tụng Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cần phối kết hợp tốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác giải quyết VAHS và nhất là cần quan tâm đúng mức đến các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện. Lãnh đạo các cơ quan đơn vị phải thường xuyên thực hiện việc quán triệt đối với các quy định, hướng dẫn của cấp trên, cần quan tâm chỉ đạo sâu sát và nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công chức trong đơn vị mình. Hạn chế thấp nhất những thiếu sót, bất đồng quan điểm trong việc giải quyết, xử lý vụ án, tránh làm tổn hại đến quyền, lợi ích của người dưới 18 tuổi phạm tội. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, đơn vị cấp dưới

thực hiện theo chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên, báo cáo đầy đủ, kịp thời những khó khăn vướng mắc để hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết.

3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nên đã quan tâm đầu tư phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc cho cán bộ tư pháp vì ngoài yếu tố con người thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm. So với tình hình hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật để thực hiện đúng quy trình ĐTTT nhìn chung còn rất hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay cùng với sự khan hiếm nguồn lực, rất khó để CQĐT chuẩn bị những phòng hỏi cung, lấy lời khai riêng biệt dành cho người dưới 18 tuổi theo mô hình phòng ĐTTT. Tuy nhiên, việc để trẻ phải tiếp nhận quá trình điều tra trong điều kiện tương tự như người thành niên sẽ gây nên những tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng xấu đến tâm lý vẫn còn quá non nớt của đối tượng này. Do đó, CQĐT cần phải có những giải pháp thay thế cho “phòng điều tra thân thiện” như:

- Ưu tiên lựa chọn những phòng hỏi cung được đặt ở những nơi sáng hơn, thoáng đãng hơn nhằm giảm sự “đáng sợ” của những căn phòng này đối với trẻ;

Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 10

- CQĐT nên tiến đến việc trang trí lại phòng điều tra, hướng đến những gam màu tươi sáng thay thế cho những màu tối như đen, xám được sử dụng trong đa số những phòng hỏi cung hiện nay.

- Một trong những giải pháp ít tốn kém và đơn giản nhất để chuẩn bị một phòng điều tra phù hợp với người dưới 18 tuổi chính là thay đổi cách bố trí bàn ghế phù hợp với sự phát triển về tầm vóc của trẻ, cách sắp xếp chúng sao cho buổi hỏi cung không quá nặng nề, nghiêm túc để trẻ cảm thấy như

đang tham gia vào một buổi nói chuyện, không còn cảm thấy sợ hãi và từ đó dễ dàng hợp tác vào quá trình điều tra hơn.

Ngoài ra, một yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất cũng cần nhận được sự quan tâm cải thiện chính là điều kiện giam giữ. Hiện nay, người dưới 18 tuổi bị tạm giữ, tạm giam vẫn phải ở trong buồng giam dành cho người đủ 18 tuổi mà không có sự khác biệt nào. Tuy đã rút ngắn so với người đã thành niên nhưng nếu trong thời hạn tạm giam để điều tra người dưới 18 tuổi phải sống trong cơ sở giam giữ thời gian dài có thể ảnh hướng xấu đến tâm lý, gây ra những ám ảnh tâm lý hoặc thậm chí là những tổn thương về thể chất cho người dưới 18 tuổi. Do đó, cần thiết nên cải thiện điều kiện giam giữ, ở mỗi CQĐT nên dành tối thiểu 1 phòng giam để phục vụ cho quá trình giam giữ người dưới 18 tuổi. Căn phòng này phải được trang trí với gam màu tươi sáng, tránh tạo cảm giác lo âu, đồ dùng bên trong phòng nên được chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu lứa tuổi của các em, ngoài những đồ dùng thiết yếu, nếu bị tạm giam trong thời gian dài nên để cho các em được đem đồ dùng giải trí cá nhân như đồ chơi, sách báo vào phòng giam sau khi đã được CQĐT kiểm tra.

3.2.4. Nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền, ý thức pháp luật cho người dưới 18 tuổi

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến với người dân bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội, tuy nhiên trình độ và nhận thức pháp luật của người dân nước ta nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng nhìn chung vẫn còn hạn chế, chưa thật sự đi đến với từng người dân trong xã hội. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì Nhà nước cần phải chú trọng đến công tác giáo dục, tuyên truyền. Để thực hiện được việc đó, cần phải tăng cường hơn nữa việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhìn một cách rộng hơn, sự tuyên truyền, giáo dục này cần thiết phải được thực hiện đối với toàn xã hội, bao gồm gia đình, nhà trường và toàn thể người dân. Gia đình và nhà trường là hai chủ thể đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục những trẻ vị thành niên này. Tuy nhiên, mọi người đều cần phải biết để từ đó tôn trọng những quyền mà người dưới 18 tuổi phải được hưởng theo hướng dẫn của LHQ và quy định của pháp luật Việt Nam.

Trước hết, đối tượng của việc nâng cao ý thức này chính là những người trực tiếp giải quyết vụ án như đã nêu ở kiến nghị về công tác đào tạo đội ngũ cán bội. Bởi vì hoạt động của họ sẽ trực tiếp quyết định quyền lợi của người dưới 18 tuổi có được đảm bảo hay không.

Ngoài ra, một chủ thể quan trọng cần được quan tâm trong việc tuyên truyền chính là người dưới 18 tuổi. Bản thân các em phải ý thức được mình được hưởng những quyền gì, những người có thẩm quyền giải quyết vụ án không được phép xâm phạm những quyền đó và những biện pháp các em có thể thực hiện để chống lại việc xâm phạm. Khi thực hiện việc phổ biến những hiểu biết về quyền trẻ em, thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi, Nhà nước cần phải sử dụng từ ngữ dễ hiểu, rò nghĩa, chỉ nên tập trung vào những nội dung then chốt để tránh gây hoang mang, khó tiếp thu cho người dân. Để việc tuyên truyền đạt chất lượng hiệu quả, các cơ quan chức năng cần sử dụng tất cả các kênh thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài, internet, các phiên tòa giả định, việc tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người dân ... để thông qua đó tuyên truyền pháp luật đến nhân dân, nhất là phải tập trung vào các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, những nơi mà trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, những vùng dân cư còn nghèo, các phương tiện thông tin còn hạn chế. Đặc biệt, khi giảng giải cho người dưới 18 tuổi hiểu, Nhà nước có thể cân nhắc đến những hình thức gần gũi với các em hơn là việc nói nghe hay trình bày bằng văn bản thông thường. Cụ thể,

thay vì bắt các em phải đọc những trang giấy rất nhiều chữ khô khan, Nhà nước có thể ban hành sách tranh vẽ minh họa cho những nội dung cần phổ biến, lồng những nội dung đó vào một bộ phim mà trẻ em hoặc giới trẻ yêu thích. Có như vậy, hoạt động tuyên truyền, giáo dục mới thật sự phát huy được tác dụng.

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

Công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm là việc làm thường xuyên của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa, là một trong những công tác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong điều tra các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Vì thông qua công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, Điều tra viên, Cán bộ điều tra sẽ nhận thấy được những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục cho bản thân và cho đồng nghiệp. Ngược lại, nếu công tác sơ kết, tổng kết không được quan tâm đúng mực, không thường xuyên tổ chức thì sẽ không chỉ ra được thực trạng những khó khăn, vướng mắc và cũng sẽ không thể đề ra được những biện pháp đúng đắn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng cần tổ chức sâu rộng, có chất lượng, trước khi tổ chức cần tham khảo ý kiến các cơ quan liên quan về những khó khăn vướng mắc để tổng hợp chung, hướng dẫn cụ thể các vấn đề còn chưa thống nhất trong việc giải quyết những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm các cơ quan liên ngành tố tụng nên tiến hành tổng kết các khó khăn, vướng mắc, những quan điểm, đường lối xử lý còn chưa thống nhất trong quá trình giải quyết các VAHS do người dươi 18 tuổi thực hiện. Sau khi đã sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và có hướng dẫn cụ thể, cần thường xuyên kiểm tra, báo cáo về việc áp dụng những hướng dẫn của cấp trên trong việc thực hiện. Văn

bản rút kinh nghiệm của cấp trên đối với cấp dưới cần được phổ biến kịp thời đến toàn thể cơ quan trong hệ thống ngành để biết và thực hiện thống nhất.

Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trên thực tế nếu được quan tâm thực hiện thường xuyên, đầy đủ, khách quan, thận trọng sẽ giúp cho việc hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới khách quan, chính xác. Điều này không chỉ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết những hạn chế, vướng mắc mà còn bảo đảm cho điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện được thống nhất.

Kết chương 3

Quá trình áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế luôn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật TTHS về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng không tránh khỏi xu hướng chung đó. Trong Chương 3 này, thông qua các số liệu thống kê thực tế đã khái quát tình hình tội phạm do người dưới 18 thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa, cũng như đánh giá những kết quả đã được và những hạn chế, bất cập khi vận dụng trực tiếp các quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống như sự quy định không đồng nhất, thiếu sót của BLTTHS, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cũng như nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành điều tra các vụ án,….

Qua đó đối chiếu với phân tích bất cập quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong Chương 2, mô hình ĐTTT theo hướng dẫn của LHQ trong chương 1 và thực tiễn điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy định này, làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu pháp luật tham khảo trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS ở nước ta trong thời gian tới.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí