Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11

KẾT LUẬN

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn thể xã hội. Trong tình hình tội phạm hiện nay diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều tội phạm mới với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, trong đó tội phạm có xu hướng trẻ hóa đặt ra yêu cầu và thách thức lớn cho các nhà làm luật. Hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm. Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ và toàn diện về thể lực, trí lực và tinh thần, khả năng kiềm chế chưa cao, có xu hướng khẳng định bản thân nhưng lại thiếu kiên nhẫn, dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.

Thông qua nghiên cứu đề tài “Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” tác giả mong muốn đưa ra bức tranh khái quát những nhận thức chung nhất về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện như các khái niệm cơ bản, đặc điểm của quá trình tố tụng này và mô hình ĐTTT theo hướng dẫn của LHQ trong chương 1.

Tiếp đến, trong chương 2 tác giải đi sâu nghiên cứu các quy định đặc trưng, khác biệt của điều tra vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện so với điều tra vụ án do người đủ 18 tuổi thực hiện về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; các hoạt động điều tra; các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế; sự tham gia của người bào chữa, đại diện hợp pháp, từ đó chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong quy định của pháp luật TTHS.

Sau đó, so sánh đánh giá những quy tắc, hướng dẫn do LHQ đề ra và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, xóa bỏ những bất cập nêu

trên, góp phần hình thành một mô hình ĐTTT dành riêng cho người dưới 18 tuổi hiệu quả không chỉ trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà trên phạm vi toàn quốc.

Người dưới 18 tuổi phạm tội là một “chủ thể đặc biệt” trong TTHS Việt Nam, đây là đối tượng mang những đặc điểm riêng biệt, non nớt cả về thể chất lẫn tâm hồn. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xây dựng một đường lối nhất quán, xuyên suốt trong vấn đề bảo vệ trẻ em và người CTN; Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 20/CT-TW ngày 5-11-2012 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” xác định đây là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì thế sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt, lành mạnh cho các em là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững và lâu dài. Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị - pháp luật, của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, của mỗi cộng đồng dân cư và mỗi gia đình; trong đó, pháp luật chính là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện tốt trách nhiệm này. Đặc biệt đối với xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Trong đó, môi trường TTHS đối với người dưới 18 tuổi phải là môi trường tố tụng thân thiện để bảo đảm rằng sự tiếp xúc của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người dưới 18 tuổi luôn luôn có tác dụng tích cực, đảm bảo tối đa quyền lợi ích hợp pháp của họ đồng thời bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực thi một cách nghiêm minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ chính trị (2002) Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02-01- 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02-6- 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Chính phủ (2018), Nghị định số 37/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự có hiệu lực kể từ ngày 10/03/2018, Hà Nội.

4. Chính phủ (2011), Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người CTN, Hà Nội.

5. Chính phủ (2018), Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về phối hợp thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của BLTTHS sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS, Hà Nội.

7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, Nhiệm vụ của nghề Công tác xã hội, http://yenbai.gov.vn/nghe-cong-tac-xa-hoi/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=742&l=TinHoatDong (truy cập ngày 02/01/2021).

8. Lê Huỳnh Tấn Duy (2014), Về Mô hình tư pháp người CTN theo định hướng của LHQ, Tạp chí Khoa học pháp lý Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 08.

9. Cao Việt Hoàng, Nguyễn Đức Hiếu, Một số vấn đề về tư pháp phù hợp với trẻ em,

http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page

_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=122284560&p_d etails=1 (truy cập ngày 22/12/2020).

10. Phạm Văn Hùng (2008), Về Hệ thống điều tra thân thiện với người CTN, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Văn phòng Quốc hội, số 20.

11. Lê Minh Thắng (2011), Về Điều tra thân thiện đối với người CTN, Nghiên cứu lập pháp, văn phòng Quốc Hội, 2011, số 22.

12. Liên Hợp Quốc (2007), Bình luận chung số 10 (2007) của Ủy ban Quyền trẻ em về Các quyền của trẻ em trong tư pháp người CTN.

13. Liên Hợp Quốc (1989), Công ước về Quyền trẻ em - (CRC).

14. Liên Hợp Quốc (1966), Công ước về các Quyền dân sự và chính trị.

15. Liên Hợp Quốc (2009), Luật mẫu về công lý trong các vấn đề liên quan đến nạn nhân trẻ em và nhân chứng tội phạm.

16. Liên hợp quốc (2013), Luật mẫu về Tư pháp người chưa thành niên của UNODC.

17. Liên Hợp Quốc (1997), Những hướng dẫn hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự.

18. Liên Hợp Quốc (1990), Những quy tắc của LHQ về việc bảo vệ người CTN bị tước quyền tự do - (Quy tắc Havana).

19. Liên Hợp Quốc (1985), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về áp dụng pháp luật đối với người CTN - (Quy tắc Bắc Kinh).

20. Liên Hợp Quốc (2014), Những nguyên tắc và hướng dẫn của LHQ đối với vấn đề tiếp cận sự trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự.

21. Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn về quyền con người.

22. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

23. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

24. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

25. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (2015) Bộ luật Tố tụng Hình sự, Hà Nội.

28. Tổng cục Cảnh sát nhân dân thuộc Bộ Công an đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng LHQ (Unicef) (2008), Tập huấn về công tác điều tra theo hướng thân thiện với trẻ em, vạch ra lộ trình tổ chức phòng điều tra thân thiện và đã thí điểm ở một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

29. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

30. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa (Từ năm 2016 đến năm 2020), Báo cáo năm công tác, Đồng Nai.

PHỤ LỤC

Bảng 3.1. Thống kê các vụ án hình sự đã khởi tố trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2015-2020

(Đơn vị tính: số vụ)

Nguồn: Theo báo cáo Kết quả công tác từ năm 2016 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa


Năm


Nhóm tội phạm


2016


2017


2018


2019


2020

Tội phạm về ma túy

111

113

122

148

252

Tội phạm về chức vụ

02

00

02

0

0

Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế

388

275

351

426

403

Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm

115

138

106

131

153

Tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

132

120

76

77

108

Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

0

0

0

0

0

Tội phạm xâm phạm quyền tự do dân chủ công dân

03

03

02

01

03

Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

07

02

06

06

05

Tổng cộng

758

651

665

789

924

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11

Bảng 3.2. Thống kê số bị can đã khởi tố trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2015-2020 (Đơn vị tính: số bị can)

Nguồn: Theo báo cáo Kết quả công tác từ năm 2016 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa



Năm


Nhóm tội phạm


2016


2017


2018


2019


2020

Tội phạm về ma túy

145

135

138

183

315

Tội phạm về chức vụ

02

00

02

01

0

Tội phạm về xâm phạm sở hữu, kinh tế

442

302

406

413

476

Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

169

121

125

110

168

Tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

335

209

171

197

456

Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

0

0

0

0

0

Tội phạm xâm phạm quyền tự do dân chủ công dân

03

03

02

03

13

Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

07

03

06

06

04

Tổng cộng

1103

773

850

913

1432

Bảng 3.3. Thống kê các vụ án/ bị can là người dưới 18 tuổi đã khởi tố trong giai đoạn từ năm 2016 đến

năm 2020


(Phân loại theo nhóm tội)


Nguồn: Theo Phụ lục thống kê từ năm 2016 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa



Năm


Nhóm tội phạm

2016

2017

2018

2019

2020

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Tội phạm về ma túy

03

03

02

02

03

03

04

05

05

05

Tội phạm về xâm phạm sở hữu,

kinh tế

30

34

30

32

17

20

14

17

22

27

Tội phạm xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

12

15

05

05

05

06

05

06

11

23

Tội phạm xâm phạm an toàn công

cộng, trật tự công cộng

06

06

03

03


11

113


04


04


12


12

Tội phạm phạm trật tự quản lý

hành chính








01


01



Tổng cộng

51

58

40

42

36

42

28

33

50

67

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022