Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - 10

Bảng 4.26: Bệnh xuất hiện trong mô hình tôm - lúa


TT

Loại bệnh

Tỉ lệ ao

bị bệnh

Thời điểm xuất

hiện (ngày nuôi)

Ghi chú



(%)



1

Đốm trắng (WSSV)

20,0

45-90

Nhiều nhất 60-75 ngày

2

Phân trắng

15,0

60-120


3

Tôm chết rải rác không rò nguyên nhân

15,0



4

Đỏ thân không rỏ nguyên nhân

12,5



5

Sâu đuôi

10,0

Sau 60


6

Đen mang

7,5

75-120


7

Bệnh còi (MBV)

5,0

Sau 25


8

Tôm bị đóng rong chiếm

2,5

Sau 60


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - 10

4.7.4.5. Khó khăn

Năm nguyên nhân được người nuôi tôm cho rằng đang gây khó khăn cho nghề nuôi tôm hiện nay là bệnh tôm không thể trị được (33,8%), con giống chất lượng kém/nhiễm bệnh chiếm 16,9%, thiếu vốn/phải vay vốn chiếm 16,9%, nguồn giống tôm không được kiểm dịch/ít xét nghiệm chiếm 13,8%, nguồn nước bị ô nhiễm (7,7%).

Bảng 4.27: Những khó khăn của nuôi tôm – lúa luân canh


Khó khăn

%

Tôm bệnh khó/không trị được

33,8

Giống chất lượng kém/ nhiễm bệnh

16,9

Thiếu vốn/ phải vay vốn

16,9

Không kiểm dịch/ ít xét nghiệm

13,8

Nguồn nước ô nhiễm

7,7

Lãi suất cao

4,6

Vị trí nuôi (đất không tốt)

1,5

Không trực tiếp xét nghiệm

1,5

Kinh cấp nước nhỏ

1,5

Chi phí tăng

1,5


4.7.4.6. Phân tích các yếu tố kỹ thuật – kinh tế

Phân nhóm mùa vụ thả giống: kết quả cho thấy, nhóm thả giống từ ngày 16/3 đế 26/4 (TLMV3) có năng suất cao nhất (848kg/ha/vụ), kế đến là nhóm thả từ tháng 12/2005 đến ngày 15/2 (TLMV1) (841kg/ha/vụ) và nhóm thả từ ngày 16/2-15/3 (TLMV2) (682kg/ha/vụ). Tuy nhiên, TLMV1 có lợi nhuận cao nhất là 43,928 triệu đồng/ha/vụ, kế đến là TLMV3 (42,573 triệu đồng/ha/vụ), và TLMV2 (24,024 triệu/ha/vụ). TLMV3 có tỉ lệ B/C ở là 1.2 cao nhất và tỉ lệ hộ lỗ là 13% thấp nhất so với các nhóm mùa vụ thả còn lại. Mật độ thả giống có xu hướng giảm từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi. Lợi nhuận, tỉ lệ B/C của TLMV2 thấp nhất và tỉ lệ lỗ cao nhất.

Phân nhóm tỉ lệ (%) mương bao (%MB): nhóm không có mương bao (%MB1) có năng suất cao nhất là 1.031kg/ha, lợi nhuận của nhóm %MB1 có lợi nhuận cao nhất tuy nhiên, tỉ lệ B/C đạt mức trung bình và tỉ lệ hộ lỗ là cao nhất đạt đến 25%. Ở nhóm không có mương bao là mô hình người nuôi đã dùng máy ủi một lớp đất mặt trên mặt ruộng để làm bờ ao, nhưng vẫn có thể canh tác lúa được vào mùa mưa. Nhóm có tỉ lệ mương bao ≥ 25% diện tích nuôi (MB3) có lợi nhuận trung bình (40,229 triệu đồng/ha/vụ) nhưng lại có tỉ lệ B/C cao nhất (1.1) và tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (14%) so với các nhóm còn lại. Nhóm có tỉ lệ

mương bao ≤ 25% diện tích nuôi (%MB2) có mật độ thả tôm (6 con/m2), năng

suất tôm nuôi (626kg/ha/vụ), lợi nhuận (28,160 triệu đồng/ha/vụ) và tỉ lệ B/C thấp nhất so với các nhóm còn lại.

Phân nhóm mật độ thả (TLMĐ): kết quả cho thấy, năng suất của nhóm mật độ thả >5 con/m2, ≤9 con/m2 (TLMĐ2) (920kg/ha/vụ), lợi nhuận (49,807 triệu đồng/ha/vụ) cao nhất so với các nhóm còn lại. Tuy nhiên tỉ lệ B/C (0,9) và tỉ lệ hộ lỗ (18%) đạt ở mức trung bình so với các nhóm còn lại. Tỉ lệ hộ lỗ có xu hướng tăng cao khi mật độ tăng. Tỉ lệ B/C có xu hướng giảm khi mật độ thả tăng (Bảng 4.28).

Bảng 4.28: Các yếu tố kỹ thuật theo nhóm mùa vụ, mật độ thả, % diện tích ao lắng


Phân nhóm N=40

Mật độ

thả (con/m2)

Tỷ lệ sống

(%)

Cỡ thu hoạch

(con/kg)

Thời gian

nuôi

Năng suất

(kg/ha)

FCR






(ngày)



Mùa vụ

n







12/05 - 15/2/06 (TLMV1)

9

7,3

42

36

170

841

2,4

>16/2 - 15/3 (TLMV2)

16

6,9

38

36

147

682

2,5

>16/3 - 26/4 (TLMV3)

15

5,8

51

33

152

848

2,0

(% DT mương bao)








0 (%MB1)

12

7

53

35

164

1.031

2,2

≤ 25 (%MB2)

21

6

40

37

147

626

2,4

>25 (%MB3)

7

8

39

36

156

813

2,2

Mật độ (con/m2)








≤ 5 (TLMĐ1)

16

4

49

32

153

611

2,5

>5, ≤ 9 (TLMĐ2)

17

7

44

35

156

920

2,0

10 - ≤ 16 (TLMĐ3)

7

11,6

32

42

150

828

2,7


Bảng 4.29: Các yếu tố kinh tế theo nhóm mùa vụ, mật độ thả, % diện tích ao lắng

Phân nhóm Tổng định phí

(tr/ha)

Tổng biến phí (tr/ha)

Tổng chi (tr/ha)

Lợi nhuận (tr/ha)

B/C % lỗ

Mùa vụ

12/05 - 15/2/06 (TLMV1)


1,238


42,794


45,719


43,928


0,8


22

>16/2 - 15/3 (TLMV2)

1,870

40,587

42,864

24,024

0,6

25

>16/3 - 26/4 (TLMV3)

3,388

42,538

45,350

42,573

1,2

13

(% DT mương bao)







0 (%MB1)

3,719

54,260

57,262

45,447

1,0

25

≥ 5, ≤ 25 (%MB2)

3,025

3,423

36,773

28,160

0,7

19

>25 (%MB3)

2,415

43,238

45,453

40,229

1,1

14

Mật độ (con/m2)

≤ 5 (TLMĐ1)


2,976


33,339


35,798


28,130


1,1


13

>5, ≤ 9 (TLMĐ2)

2,910

46,141

48,848

49,807

0,9

18

10 - ≤ 16 (TLMĐ3)

3,996

50,684

53,480

17,360

0,1

43


4.7.4.7. Phân tích tương quan các yếu tố kỹ thuật - kinh tế đến năng suất

Các yếu tố tác động đến năng suất tôm nuôi trong môi quan hệ tuyến tính đa biến được trình bày trong bảng 4.30, Các yếu tố này có mối quan hệ tuyến tính thuận chiều với năng suất tôm nuôi, khi các yếu tố này tăng về mặt số lượng sẽ làm tăng năng suất tôm nuôi.

STT

Diễn giải

B

Std. Error

t

Sig.

1

Hằng số

23,209

84,880


0,273 0,786

2

Lượng thức ăn (kg/ha)

0,107

0,081


1,313 0,198

3

Chi phí nhiên liệu (đồng/ha/vụ)

0,000117

0,000


3,515 0,001

4

Chi phí vôi (đồng/ha/vụ)

0,000106

0,000


3,138 0,004

5

Chi phí hóa chất(đồng/ha/vụ)

0,000025

0,000


2,295 0,028

6

Chi phí sên vét (đồng/ha/vụ)

0,000022

0,000


1,382 0,176


Biến phụ thuộc: năng suất (kg/ha)





Bảng 4.30: Tương quan giữa các yếu tố với năng suất nuôi tôm – lúa luân canh


R = 0,917; R2 = 0,841; Adjusted R2 = 0,818; sig. F = 0,000


Hàm tương quan tuyến tính giữa năng suất và các yếu tố:

Y = 23,209+ 0,107X1+ 0,000117X2+0,000106X3+ 0,000025X4+ 0,000022X5

Trong đó:

X1: Lượng thức ăn (kg/ha)

X2: Chi phí nhiên liệu (đồng/ha/vụ) X3: Chi phí vôi (đồng/ha/vụ)

X4: Chi phí hóa chất(đồng/ha/vụ) X5: Chi phí sên vét (đồng/ha/vụ)

Chương 5: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận


(1) Giá tôm thương phẩm biến động theo mùa thấp nhất vào tháng 7 và cao nhất vào tháng 12.

(2) Bệnh tôm có chiều hướng tăng trong nuôi tôm thương phẩm và tôm giống.

(3) Tỉ lệ mẫu tôm thịt xét nghiệm bị nhiễm bệnh cao vào tháng 3, 7, 8 và 9. Tỉ lệ mẫu tôm giống xét nghiệm bị nhiễm bệnh cao và tháng 11 và 12.

(4) Tỉ lệ trại phát hiện bệnh trong quá trình ương là 74,3%, với các bệnh thường gặp là ký sinh trùng, phát sáng, MBV, WSSV, YHV, dính chân, đỏ thân và bệnh đường ruột.

(5) Mô hình BTC + TC: nhóm thả giống vào tháng 3 có lợi nhuận trung bình cao nhất (120,67 triệu đồng/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (5,9%). Nhóm thả giống từ tháng 7-8 có trung bình năng suất (1.461kg/ha/vụ) và lợi nhuận (38,872 triệu đồng/ha/vụ), có tỉ lệ hộ lỗ cao nhất (45%).

(6) Mô hình T-L: nhóm thả giống từ tháng 12 đến 15 tháng 2 năm sau có lợi nhuận trung bình cao nhất (43,928 triệu đồng/ha/vụ). Nhóm thả từ 16 tháng 2 – 15 tháng 3, có trung bình năng suất (682kg/ha/vụ) và lợi nhuận (24,024 triệu đồng/ha/vụ) thấp nhất, tỉ lệ hộ lỗ cao nhất (25%). Nhóm thả từ 16 tháng 3 – 26 tháng 4 có năng suất cao nhất (848kg/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (13%).

(7) Ba nhóm khó khăn hàng đầu trong nuôi tôm BTC + TC và tôm lúa là: tôm bệnh khó/không trị được, thiếu vốn/lãi xuất vay cao, giống nhiễm bệnh/chất lượng kém và ít được kiểm dịch.

(8) Vùng nuôi tôm có thể áp dụng nuôi rải vụ từ tháng 12 – 9 năm sau gồm các xã ven biển huyện Vĩnh Châu và Long Phú; từ tháng 1 – 6 gồm các xã nội địa huyện Vĩnh Châu và Long Phú; từ tháng 1 – 5 là các xã nhiễm mặn huyện Mỹ Xuyên, các xã tại cửa Trần Đề thuộc huyện Cù Lao Dung và Long Phú.


5.2. Đề xuất

(1) Đối với nuôi BTC + TC nên thả giống vào tháng đầu tháng 3 đến tháng cuối tháng 4 đối với vụ 1, và tháng 8 – 11 đối với vụ 2.

(2) Đối với tôm – lúa luân canh nên thả giống vào đợt 1 từ tháng 12 đến tháng cuối tháng 1 năm sau ở những vùng có thời gian ngập mặn ngắn 3 – 4 tháng, những vùng này gần với vùng nước ngọt. Đợt 2 từ tháng đầu tháng 3 đến cuối tháng 4.

(3) Nên có quy hoạch cụ thể vùng nuôi, thời gian cho phép nhập giống và thả nuôi tại từng vùng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi và giảm ô nhiễm môi trường.

(4) Phải có biện pháp quản lý chất lượng con giống tại các trại ương của tỉnh trước khi bán trực tiếp cho người nuôi.

(5) Nên nghiên cứu về độ sâu ao nuôi thích hợp, cống cấp, thoát nước cho từng mùa nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ bốc hơi nước và lượng mưa lên sự biến động độ mặn trong quá trình nuôi. Thiết kế ao lắng (ao chứa nước) có độ sâu thích hợp để có thể chứa được nhiều hơn nguồn nước mặn.

(6) Nên nghiên cứu về khả năng chế biến của các nhà máy trong tỉnh cũng như thị trường tiêu thụ nhằm ổn định sự biến động giá thu mua tôm thương phẩm trong năm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản, 2003. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2002 và kế họach phát triển năm 2003 ở Việt Nam, 12 trang.

2. Bộ Thủy sản, 2004. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2003 và kế họach phát triển năm 2004 ở Việt Nam, 15 trang.

3. Bộ Thủy sản, 2005. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2004 và kế họach phát triển năm 2005 ở Việt Nam, 25 trang.

4. Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2005 và kế họach phát triển đến 2010 ở Việt Nam.

5. Bộ Thủy sản, 2006. Thông tin thương mại.

6. Chanratchakool, P., Turnbull, J.F, Funge-Smith, S., MacRae, I.H., and Limsuwan, C., 1998. Health management in shrimp ponds. Thirth edition, Aquatic Animal Health Research Institute, Department of Fisheries, Bangkok, Thailand, 152 pp.

7. Chi cục Thống kê Tỉnh Sóc Trăng, 2004. Niên giám thống kê.

8. Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hậu và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Tỉ lệ cảm nhiễm WSSV (vi rút đớm trắng) và MBV (Monodon baculovirus) trên tôm sú (Penaeus monodon) thả nuôi ở một số tỉnh ĐBSCL. Tạp Chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2007, trạng 143.

9. Do, QTV, Lin CK, 2001. Rice-shrimp farming system in the seawater intrusion zone of the Mekong Delta, Vietnam. Monograph No. 6. ITCZM/AIT, Thailand. 15 pp.

10. Dung, D.T., 2006. Assessment and recommendations for sustainable development of shrimp farming in the Mekong delta: a case study of Baclieu province, Vietnam. Master thesis, AIT. Bangkok, Thailand

11. FAO, 1977. A Framework for Land Evaluation. International Institute for Land Reclamation and Improvement, Wageningen, The Netherland, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, 87 pp.

12. Hajek, B.F. and Boyd, C.E., 1994. Rating soil and water information for aquaculture. Aquaculture Engineering, 13, 115-128. Boy, C.E. and Tucker C. S., 1992. Water Quality and Pond Soil Analyses for Aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station, Auburn University.

13. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, 2004. Khảo sát hệ đệm trong các hệ thống nuôi tôm có sử dụng ozne trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu and Cà Mau. Báo cáo của dự án CWPDP của ngân hàng thế giới.

14. Lê Xuân Sinh và ctv, 2006. Tác động về mặt xã hội của các họat động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, quyển 2, Đại học Cần Thơ, 2006.

15. Loc, V.T.T., 2003. Quality management in shrimp supply chain in the Mekong Delta, Vietnam: problems and measures. Published by the Centre for ASEAN Studies.

16. Minh, T.H., 2001. Management of the Integrated Mangrove- Aquaculture farming Systems in the Mekong delta of Vietnam, Msc. thesis, Asian institute of Technology (AIT), Bangkok, Thailand.

17. Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nuôi thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ.

18. Nien, N.M., 2004. Status of aquaculture in Provinces of Mekong delta and trend of development. In Agricultural publication housing (Ed). Proceedings of national workshop on research and technologies applied in aquaculture at Vung Tau, December

19. Phuong Ngoc Thach, on the Mekong delta's marine economy.

http://www.ueh.edu.vn/tcptkt/english/1997/thang10/thach.htm

20. Phuong, N.T., Minh T.H., N.A. Tuan, (2004). Report: an overview of shrimp culture in Mekong Delta. Workshop: Development of coastal aquatic resources.

21. Sở Thủy sản, 2001. Quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.

22. Sở Thủy sản, 2004. Quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.

23. Sở Thủy sản, 2006. Quy hoạch nuôi thủy sản Sóc Trăng 2001-2010.

24. Sở Thủy sản,1999. Quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.

25. Thiều Lư, 2001. Khảo sát hiệu quả của các mô hình tôm-lúa và tôm- rừng ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo nhưng không xuất bản.

26. Viet, T. V., 2006. An evaluation of management of semi - intensive and intensive culture of black tiger shrimp (Penaeus monodon) in Soc Trang province, Mekong delta, Vietnam. Master thesis, AIT. Bangkok, Thailand.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí