+ Các tín hiệu đưa ra từ bộ PLC có độ tin cậy cao hơn so với các tín hiệu được cấp từ bộ điều khiển bằng rơle.
+ Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình PLC dễ hiểu, dễ học.
+ Gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.
+ bộ nhớ có dung lượng lớn, nạp và xoá dễ dàng, chứa được những chương trình phức tạp.
+ Độ chính xác cao, khả năng xử lý nhanh.
+ Hoạt động tốt và tin cậy trong môi trường công nghiệp.
+ Giao tiếp được với nhiều thiết bị khác như máy tính, mạng, các thiết bị điều khiển khác.
Khuyết điểm của PLC
+ Do chưa được tiêu chuẩn hoá nên có nhiều công ty sản xuất PLC sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, dẫn đến thiếu tính thống nhất toàn cục về hợp thức hoá.
+ Trong các mạch điều khiển quy mô nhỏ thì giá PLC đắt hơn việc sử dụng rơle để điều khiển.
2.1.3 Giới thiệu về High Speed Counter trên s7-200
High Speed Counter (HSC) hay còn gọi là bộ đếm xung tốc độ cao trong PLC. HSC dùng để đếm các sự kiện tốc độ cao mà không phụ thuộc chu kỳ quét trong PLC và có tương ứng 12 mode hoạt động khác nhau. Tần số đếm lớn nhất của HSC phụ thuộcvào loại CPU, có thể đạt tối đa 30 kHz. Mỗi counter có các ngõ vào xác định hỗ trợ các chức năng: xung Clock, hướng điều khiển, reset, và start.
Trong chế độ đếm 2 pha, cả hai xung clock có thể hoạt động ở tốc độ lớn nhất. Còn trong chế độ một phần tư (quadrature), thì tùy ý chọn hoạt động theo kiểu 1x
hoặc 4x. Tất cả các counter hoạt động ở tốc độ lớn nhất khi không giao tiếp với các hoạt động khác.
Bảng 2.1: các HSC, Mode và Input
Bảng 2.2: cấu hình Byte điều khiển
Bảng 2.3: vùng lưu CV và PV
Bảng 2.4: bit trạng thái dùng cho HSC
2. 1. 4 Cấu hình phần cứng PLC S7-200
S7-200 là thiết bị điều khiển lập trình loại nhỏ của hãng siemens (CHLB Đức) có cấu trúc theo kiểu modul và có các modul mở rộng. Các modul này được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Hình 2.1: PLC S7-200 CPU 226 của Siemens
Sơ đồ chân và kết nối CPU 226:
Hình 2.2: Sơ đồ các chân ngõ vào, ngõ ra cùng chân cấp nguồn.
2. 2 Biến tần Mitsubishi FR-E720
2. 2. 1 Tổng quan về biến tần Mitsubishi FR-E720
Ngày nay, việc tự động hóa trong công nghiệp và việc ổn định tốc độ động cơ đã không còn xa lạ gì với những ngời đang công tác trong lĩnh vực kỹ thuật. Biến tần là một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực nhất trong việc ổn định tốc độ và thay đổi tốc độ động cơ một cách dễ dàng nhất mà hầu hết các xí nghiệp đang sử dụng.
Biến tần Mitsubishi rất đa dạng về chủng lọai, công suất, đáp ứng được tấc cả các ứng dụng từ cơ bản đến tính năng cao cấp, từ những dòng công suất nhỏ cho đến những dòng công suất rất lớn…
Trong phạm vi đề tài chỉ giới thiệu về họ biến tần được sử dụng là Mitsubishi FR- E720
FR-E720 chính là họ biến tần mạnh mẽ nhất trong các dòng các biến tần tiêu chuẩn. Khả năng điều khiển Vector cho tốc độ và moment hay khả năng điều khiển vòng kín PID. Được sử dụng cho các hệ thống quan trọng như các hệ nâng chuyển, các hệ thống định vị, dùng để điều khiển hệ thống băng tải, kết hợp với PLC điều khiển ổn định áp suất đường ống….
2. 2. 2 Sơ đồ nguyên lí bộ biến tần
2. 2. 3 Nguyên lý hoạt động bộ biến tần
- Biến tần thay đổi điện áp hay tốc độ cho động cơ xoay chiều bằng cách chuyển đổi dòng điện xoay cung cấp, chiều 1 pha hoặc 3 pha thành dòng điện 1 chiều trung gian sử dụng cầu chỉnh lưu sau đó điện áp 1 chiều chỉnh lưu được cho qua các tụ điện để san phẳng điện áp một chiều sau khi chỉnh lưu sau đó lại được nghịch lưu thành điện áp xoay chiều cung cấp cho động cơ với giá trị tần số thay đổi. Công đoạn này
hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT(transitor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung(PWM)
2. 2. 4 Các tính chất của biến tần Fr-E720
a. Các đặc điểm chính
Dễ dàng lắp đặt đặt các thông số vận hành.
Thời gian tác động đến các tín hiệu điều khiển nhanh.
Đấu nối cáp đơn giản.
Có các đầu ra rơle đầu ra tương tự và đầu ra số.
Tần số chuyển mạch cao làm giảm độ ồn của động cơ khi làm việc.
Những lựa chọn ngoài cho truyền thông với PC panel vận hành cơ bản(BOP) panel điều khiển cấp cao(AOP) và module kết nối mạng Profibus.
b. Các đặc tính làm việc
Điều khiển dòng từ thông (FCC) để cải thiện tác động và điều khiển động cơ động.
Giới hạn dòng điện nhanh(FCL) để làm việc với phần cơ khí dừng tự do.
Kết hợp hãm dùng dòng DC Với chương trình điều khiển thời gian khởi động/dừng động cơ mềm.
c. Các đặc tính bảo vệ
Bảo vệ cho cả biến tần và động cơ.
Bảo vệ quá áp và thấp áp.
Bảo vệ quá nhiệt biến tần.
Bảo vệ nối đất.
Bảo vệ ngắn mạch .
Bảo vệ nhiệt động cơ.
2. 2. 5. Thông số kỹ thuật
200V đến 240V 1 AC ± 10% 0, 2 kw | |
Tần số điện vào | 47 đến 63 Hz |
Tần số điện ra | 0. 2 đến 400Hz |
Hệ suất chuyển đổi | 96 đến 97% |
Khả năng quá tải | 150% trong 60s, 200% trong 3s |
Dòng điện vào khởi động | Thấp hơn điện áp vào định mức |
Phương pháp điều khiển | Forward/Reveres, Multi speed, PID control, truyền thông… |
Điện áp cấp cho đ/c | 3 pha 200-240V |
Sai số tần số ngõ ra | ±5% |
Thiết bị gắn thêm | Card I/O, card truyền thông CC-Link, DeviceNet, Profibus-DP |
Độ phân giải điểm đặt | 10 bit analog, 0. 01Hz giao tiếp nối tiếp, 0. 01Hz digital |
Các đầu vào số | 7 đầu vào số lập trình được, cách ly. Có thể chuyển đổi PNP, NPN |
Các đầu vào tương tự | 0 – 10V, 0 – 5V, 4 – 20mA |
Các đầu vào rơle | 3, tùy chọn chức năng 30VDC/5A, 250VDC/2A |
Các đầu vào tương tự | 2, tùy chọn chức năng vận hành;4-20mA |
Cổng giao tiếp nối tiếp | PPI RS-485 to RS-232 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều khiển lưu lượng đầu – cuối - 1
- Điều khiển lưu lượng đầu – cuối - 2
- Bảng Kí Hiệu Đấu Dây Điều Khiển
- Hình Ảnh Thực Tế Bố Trí Các Thiết Bị Trong Tủ Điện
- Các Loại Modul Của Phần Mềm
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
Hãm DC, hãm tổ hợp | |||||
Dải nhiệt độ làm việc | CT-10 độ C đến +50 độ C VT -10 độ C đến +40 độ C | ||||
Nhiệt độ bảo quản | -40 đến +70 độ C | ||||
Độ ẩm | 95% không đọng nước | ||||
Độ cao lắp đặt | 1000m trên mực nước biển | ||||
Các chức năng bảo vệ | Thấp áp, quá áp, chạm đất, ngắn mạch, chống kẹt, quá nhiệt động cơ, quá nhiệt biến tần, khóa tham số PIN | ||||
Kích thước | Cỡ vỏ(FS) A | cao 73 | rộng 173 | sâu 149 | kg 1. 3 |
Bảng 2.5: Bảng thông số kỹ thuật