BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CƠ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG ĐẦU – CUỐI
Ngành: ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Có thể bạn quan tâm!
- Điều khiển lưu lượng đầu – cuối - 2
- Sơ Đồ Các Chân Ngõ Vào, Ngõ Ra Cùng Chân Cấp Nguồn.
- Bảng Kí Hiệu Đấu Dây Điều Khiển
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Vạn Quốc Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Minh MSSV: 1311020230 Lớp: 13DDC04 Nguyễn Ngọc Thạch MSSV: 1311020340 Lớp: 13DDC04
TP. Hồ Chí Minh, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CƠ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG ĐẦU – CUỐI
Ngành: ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Vạn Quốc Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Minh MSSV: 1311020230 Lớp: 13DDC04 Nguyễn Ngọc Thạch MSSV: 1311020340 Lớp: 13DDC04
TP. Hồ Chí Minh, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.
Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của nhóm chúng em, không sao chép theo bất cứ đồ án nào.
Mọi sợ tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
CHÚNG EM XIN CAM ĐOAN NHỮNG ĐIỀU TRÊN!
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin kính gửi đến quý Thầy Cô Khoa Cơ - Điện – Điện tử Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM lời cảm ơn chân thành nhất, quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường, giúp cho em có được nhiều kiến thức cơ bản về lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. Nguyễn Vạn Quốc đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn chi tiết để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này.
Quá trình làm đồ án tốt nghiệp đã giúp chúng em có thêm được nhiều bài học thực tế, kinh nghiệm trong công việc và chắc chắn đó sẽ là hành trang vào đời hết sức quý báu đối với công việc của chúng em sau này.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
LỜI MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng dần và đã có rất nhiều cảnh báo về tiết kiêm năng lượng. Các nghành công nghiệp nói chung và ngành nước nói chung vẫn sử dụng công nghệ truyền động không thích hợp, điều khiển thụ động, không linh hoạt. Đối với nhà máy nước, yếu tố cấu thành giá nước bị chi phối phần lớn bởi chi phí điện bơm nước( 30-35%). Trước đây tồn tại quan điểm việc đầu tư vào tiết kiệm năng lượng là một công việc tốn kém và không mang lại hiệu quả thiết thực. Với công nghệ biến tần tính toán đã chỉ ra việc đầu tư vào hệ thống điều khiển tiết kiệm năng lượng cho trạm bơm cấp II có thời gian hoàn vốn đầu tư hết sức ngắn và giảm được chi phí cho công tác quản lý vạn hành thiết bị. Trong phạm vi đồ án, chúng ta chỉ đề cập tới việc sử dụng thiết bị biền tần trong điều khiển tốc độ tiết kiệm năng lượng cho các máy bơm và điều khiển lưu lượng trong đường ống nước.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối với các hệ thống bơm cấp nước trong thực tế, người ta sử dụng máy bơm công suất lớn, biến tần công suất lớn để bơm cấp nước cho cả khu dân cư, thành phố, cho cả khu công nghiệp. Với đề tài này, chúng em đã mô hình hóa hệ thống nên chỉ sử dụng biến tần công suất nhỏ và động cơ không đồng bộ để mô tả sự hoạt động của hê thống với tín hiệu giả đưa về. Một phần vì các máy bơm ba pha thường rất to và nặng kéo theo hệ thống sẽ không đơn giản, lý do nữa là chi phí cho một đồ án như vậy là quá lớn với khả năng của chúng em. Để thực hiện được đề tài chúng em đã:
- Nghiên cứu hệ thống bơm cấp nước trong thực tế, nắm rõ trình tự điều khiển từng máy bơm
- Tìm hiểu về biến tần sử dụng
- Lựa chọn biến tần và động cơ có công suất hợp lý
- Tìm hiểu giao tiếp PLC với biến tần
- Lập trình PLC
- Thiết kế giao diện WinCC để giám sát và điều khiển.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài cho thấy việc ứng dụng của tự động hóa vào trong cuộc sống là rất cần thiết, nó giúp ta tiết kiệm được thời gian công sức, tiền bạc nhưng mang lai hiệu quả kinh tế cao và hoạt động rất ổn định.
Từ đề tài nghiên cứu về điều khiển, giám sát lưu lượng cho đường ống nước, chúng ta có thể mở rộng cho hệ thống điều khiển lò nhiệt, hệ thống điều hòa không khí……
4. PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Từ những kiến thức cơ sở học được tại trường và ngoài thực tế, do còn hạn chế về kiến thức cũng như khả năng kinh tế và thời gian có hạn nên chúng em chỉ có thể tạo mô hình mang tính chất mô phỏng cao để thể hiện quy trình hoạt động của một hệ thống cấp nước thực tế. Trong đó, chúng em đã thực hiện một số công việc:
- Lập trình PLC hoạt động theo thuật toán đưa ra
- Giao tiếp PLC với WinCC giám sát hệ thống
- Giao tiếp PLC với biến tần
- Thiết kế giao diện điều khiển tự động với WinCC
5. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN:
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG ĐẦU – CUỐI
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN
- CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THỰC TẾ
- CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 3
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
4. PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 4
5. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN: 5
MỤC LỤC 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG ĐẦU- CUỐI 10
1. 1 Nguyên tắc điều khiển trong hệ thống. 10
1. 1. 1 Phương thức điều khiển bơm 11
1. 1. 2 Những ưu điểm khi điều khiển tốc độ bơm bằng thiết bị biến tần: 12
1. 2 Sơ đồ khối hệ thống 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN 14
2. 1 BỘ ĐIỀU KHIỂN S7-200 14
2. 1. 1 giới thiệu 14
2. 1. 2 Ưu khuyết điểm của PLC 14
2.1.3 Giới thiệu về High Speed Counter trên s7-200 15
2. 1. 4 Cấu hình phần cứng PLC S7-200 18
2. 2 Biến tần Mitsubishi FR-E720 19
2. 2. 1 Tổng quan về biến tần Mitsubishi FR-E720 19