chất lượng hàng hoá nhập khẩu, lành mạnh hoá thị trường nhập khẩu bằng việc xây dựng các quy chuẩn cụ thể cho các loại hàng hoá, công nghệ, máy móc cụ thể khi nhập khẩu vào Việt Nam và giao cho các cơ quan, đơn vị có chức năng xây dựng, quản lý các quy chuẩn này tiến hành quản lý chặt theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được xây dựng.
Về xử lý nhập siêu: Do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hoá từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó xuất khẩu của nước ta tăng có mức độ và các giải pháp hạn chế nhập siêu chưa thể phát huy tốt hiệu quả thì tình hình nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2015 chưa thể có sự thay đổi lớn, thậm chí còn tăng đến 2015. Như vậy, vấn đề đặt ra là không phải tìm cách hạn chế nhập siêu bằng mọi giá mà khống chế mức nhập siêu trong giới hạn cho phép, tức là mức nhập siêu không ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, cán cân thanh toán.
Cần phải có cách nhìn nhận vấn đề nhập siêu một cách tổng thể, trên tất cả các thị trường và phân tích sâu sắc ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Cân bằng cán cân thương mại là cần thiết nhưng không phải là mục đích cuối cùng. Kinh nghiệm các nước đang công nghiệp hoá cho thấy, nhiều nước nhập siêu với tỷ trọng lớn như Thái Lan (1992 - 1995), Hàn Quốc (những năm 80 thế kỷ XX), nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng cao và không gây bất ổn đến kinh tế vĩ mô. Thực tế cho thấy, Việt Nam nhập siêu lớn từ Trung Quốc nhưng lại xuất siêu với các nước khác như EU và Hoa Kỳ mà phần lớn những mặt hàng có kim ngạch cao như dệt may, da giày là những mặt hàng có đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhập khẩu hiện tại thúc đẩy xuất khẩu trong dài hạn, tức là nhập khẩu cạnh tranh. Do đó, xử lý vấn đề nhập siêu một cách
chủ động và bền vững chỉ có thể trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc để bù đắp sự thâm hụt thương mại, không gây nên những biến động bất lợi đối với kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm môi trường, hàng hoá chất lượng thấp.
Về phương hướng phát triển biên mậu: Tiến tới lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của biên mậu Việt - Trung để góp phần phát triển kinh tế, thương mại của các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung. Xây dựng các trung tâm hàng hoá tại các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung để phục vụ cho hoạt động xuất nhập của cả nước qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cần xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước. Phát triển biên mậu Việt - Trung theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Theo đó cần thoả thuận với phía Trung Quốc để từng bước áp dụng các quy định, tiêu chuẩn thống nhất cho hàng hoá XNK qua biên giới của hai nước nhằm đưa hoạt động biên mậu vào nền nếp và ổn định. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại tại các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung như đường giao thông, trung tâm thương mại, kho bãi, thông tin,..Xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước.
Về thương mại nội địa: Đẩy mạnh hoạt động tại các KKTCK phục vụ nhu cầu đời sống dân cư và khách du lịch qua cửa khẩu.
Thứ hai, đẩy mạnh quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ, du lịch tại các KKTCK
Phát huy thế mạnh của một vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp ở cả phía Việt nam và Trung Quốc, cần phát triển mạnh kinh tế du lịch, tạo sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, hoạt động quanh năm, lưu giữ du khách dài ngày và thu hút khách đến nhiều lần qua các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc.
Gắn du lịch văn hóa, lịch sử của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc với các trung tâm du lịch lớn của hai nước. Với việc cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, vùng Tây Bắc sẽ là không gian du lịch hấp dẫn trong tương lai, hơn nữa, sẽ mở rộng không gian sang Vân Nam (Trung Quốc). Vùng Đông Bắc với ưu thế về địa hình núi đá vôi có biển, có hồ cảnh quan với các tài nguyên đặc sắc về nhân văn, ví trí giao lưu thuận lợi cũng sẽ là nơi hấp dẫn khách từ Trung Quốc và các quốc gia khác.
Để thúc đẩy du khách qua các KKTCK, trong những năm tới, cần sớm quy hoạch và phát triển các tuyến du lịch và các điểm du lịch chủ yếu: Lào Cai - Sa Pa - Bắc Hà - Mường Khương với cụm du lịch Lào Cai - Sa Pa và vùng phụ cận; Các điểm du lịch của Lào Cai gắn với du lịch của Châu Hồng Hà - Vân Nam và đến các địa danh du lịch Tây Nam Trung Quốc; Cụm du lịch Thành phố Hạ Long và các điểm phụ cận như Móng Cái - Trà Cổ, Yên Tử, Cô Tô, Bái Tử Long.
Đẩy mạnh hoạt động các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng và bưu chính viễn thông tại các KKTCK nhằm phục vụ phát triển giao thương kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ logicstic.
Thứ ba, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư
Như đã nói, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư có ý nghĩa thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác và thu hút đầu tư. Những năm qua, nhiều địa phương có KKTCK như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng đã tổ chức hoạt này. Tuy vậy cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư ở các địa phương trong những năm tới.
Thứ tư, từng bước đẩy mạnh hoạt động gia công thương mại và phát triển sản xuất công nghiệp tại các KKTCK
Các tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc nước ta có 1.463 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Trung Quốc, trải dài từ Đông sang Tây qua 7 tỉnh phía Bắc với tổng diện tích là 55.684 km2 , dân số gần 5 triệu người, chiếm gần 6% dân số cả nước. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản có khả năng phát triển lâm, nông nghiệp, năng lượng và các ngành kinh tế khác. Những năm qua, sản xuất công nông nghiệp của các tỉnh có bước phát triển nhưng chưa mạnh. Tại các KKTCK, chủ yếu mới quan tâm đến hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu và du lịch, XNC, vấn đề gia công
thương mại chưa được chú ý đầy đủ.
Với xu hướng phát triển các KKTCK trở thành các đô thị biên giới, việc phát triển các hoạt động gia công thương mại tại các KKTCK vừa là một yêu cầu lại vừa có khả năng thực hiện được.
Để phát triển hoạt động gia công thương mại và từng bước phát triển công nghiệp tại các KKTCK, cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:
- Trước mắt, cần đẩy mạnh hoạt động gia công thương mại các hàng hóa từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc các địa phương khác trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc để có được giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Trên cơ sở phát triển của sản xuất và mở rộng phạm vi địa lý cũng như phạm vi ngành nghề hoạt động của các KKTCK, cần bố trí những ngành nghề sản xuất công nghiệp, thực hiện một cách có hiệu quả chức năng sản xuất của KKTCK.
- Việc phát triển sản xuất công nghiệp tại các KKTCK cần chú ý đến lợi thế tuyệt đối của các tỉnh biên giới Phía Bắc, tạo ra sự khác biệt sản phẩm để bố trí ngành nghề thích hợp. Theo đó, các ngành nghề chủ yếu có liên quan đến chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, xi măng, vật liệu nội thất, vật liệu lợp, sản xuất thép. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những hàng hóa phục vụ du khách qua lại cửa khẩu. Điều đáng lưu ý là phải quan tâm đến tính khác biệt sản phẩm, bởi lẽ, đây là yếu tố nâng cao cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc. Như đã nói, một thị trường lớn như Trung Quốc với nhiều chủng loại, nhiều phẩm cấp chất lượng hàng hóa, các nước chỉ có thể chiếm lĩnh thị trường Trung quốc trong trường hợp tạo nên sự khác biệt sản phẩm.
- Cần quan tâm chất lượng, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong sản xuất công nghiệp tại các KKTCK.
Thứ năm, dự báo một chỉ tiêu phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc đến năm 2020
Với phương hướng phát triển như trên, có thể dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế tại các KTTCK Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc như sau:
Bảng 3.2: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của các KKTCK biên giới Việt - Trung đến năm 2020
2006 | 2010 | 2020 | |
1. Kim ngạch XNK (triệu USD) | 2.102 | 10.000 | 25.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam
- Quan Điểm Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam
- Phương Hướng Phát Triển Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
- Tiếp Tục Hoàn Thiện Chính Sách Xuất Nhập Khẩu, Xuất Nhập Cảnh Tại Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu
- Nâng Cao Tính Chủ Động, Đẩy Mạnh Cải Tiến Ứng Dụng Tiến Bộ Công Nghệ Và Tăng Cường Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 25
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
1.076 | 4.000 | 10.000 | |
- Nhập khẩu (triệu USD) | 1.026 | 6.000 | 15.000 |
2. Người XNC (nghìn lượt người) | 423 | 600 | 1.000 |
- Xuất cảnh (nghìn lượt người) | 83 | 120 | 250 |
- Nhập cảnh (nghìn lượt người) | 340 | 480 | 750 |
3. Tỷ trọng gia công thương mại, sản xuất công nghiệp KKTCK/giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (%) | 30 | ||
4. Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) | 4.929 | 7.782 | 22.275 |
Trong đó vốn ĐTNN (triệu USD) | 59 | 390 | 1.156 |
5. Tổng đầu tư/KKTCK (tỷ đồng) | 616 | 778 | 2.228 |
6. Thu ngân sách (tỷ đồng) | 4.648 | 7.723 | 16.275 |
Trong đó thuế XNK (tỷ đồng) | 1.258 | 2.300 | 5.100 |
% thuế XNK/Thu NS | 27 | 30 | 31 |
7. Thu Ngân sách/người (triệu đồng) | 32,4 | 42,7 | 72,5 |
Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008)
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỦA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế -xã hội các khu kinh tế cửa khẩu biên giới
Quy hoạch phát triển các KKTCK trên phạm vi cả nước nói chung, từng địa phương nói riêng sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng và các địa phương.
Việc hoàn thiện quy hoạch không gian của mỗi KKTCK là điều kiện để nghiên cứu đề xuất các chính sách thích hợp cũng như tổ chức thực hiện tốt các chính sách mà Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư vào KKTCK.
Đối với các KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, từ nay đến 2020, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài của KKTCK đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với các KKTCK của tỉnh Quảng Ninh:
- Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái có quy mô diện tích 51.654,76 ha, dân số khoảng 110 ngàn người, với 5 chức năng chủ yếu: cửa khẩu quốc tế quan trọng có tầm cỡ quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, khu du lịch, nghỉ mát trong nước và quốc tế, khu công nghiệp gia công chế biến xuất khẩu; là khu đô thị có tầm quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.
- KKTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô, diện tích tự nhiên 37.130 ha. Hướng phát triển chủ yếu là thương mại, dịch vụ, du lịch. Dự báo dân số đến năm 2020 khoảng 11.000 người.
Thứ hai, đối với KKTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn:
KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn gồm thành phố Lạng Sơn, Thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần Bình Trung của huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ của huyện Văn Lãng, một phần xã Vân Anh của huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp huyện Văn Quan. Diện tích toàn khu là 39.400 ha; dự kiến đến năm 2020, dân số trong KKTCK là 200.000 người, tỷ lệ đô thị hóa
khoảng 70%, tổng số lao động khoảng 150.000 người, chiếm khoảng 60% dân số, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khoảng 85%.
KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới. hướng phát triển là xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành KKT tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế,..) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế khác và phát triển khu đô thị. Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cùng với sự phát vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để sau năm 2010 phát triển thành tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh, có khu phi thuế quan và khu thuế quan; trong đó mũi nhọn là phát triển KTCK.
Thứ ba, đối với KKTCK tỉnh Lào Cai:
KKTCK Lào Cai bao gồm toàn bộ diện tích của thị xã Lào Cai cũ (phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Kim Tân, xã Vạn Hoà, xã Đồng Tuyển); toàn bộ xã Mường Khương huyện Mường Khương và thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng với tổng diện tích là 7.971,8 ha. Dự kiến đến năm 2020, dân số trong KKTCK là 120.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng trên 60%, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khoảng 85%.
Được quy hoạch chi tiết cho 6 khu chức năng: 1) Khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai với chức năng thực hiện các thủ tục hải quan và kiểm hoá; 2) Khu Phố Mới - Vạn Hoà với chức năng chuyên trở hàng hoá bằng đường sắt, bãi hàng, bến xe, cụm công nghiệp và cảng cạn ICD; 3) Khu vực phường