Tổng Hợp Kết Quả Kiểm Định Sơ Bộ Độ Tin Cậy Cronbach’S Alpha.


Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha.


Mã nhân tố

Tên Thành phần

Conbach's Alpha

Độ tin cậy

CSVC

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

0.784

CSLT

Cơ sở lưu trú

0.819

PTVC

Dịch vụ vận chuyển du lịch

0.716

ANTT

An ninh trật tự, an toàn trong du lịch

0.829

HDDL

Hướng dẫn viên du lịch

0.855

GCDV

Giá cả các loại dịch vụ

0.676

MDHL

Mức độ hài lòng

0.753

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Nguồn: kết quả kiểm định SPSS 20.0 Kết luận: Qua việc khảo sát sơ bộ ban đầu ta xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang (biến độc lập) và 1 yếu tố sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại An Giang (biến phụ thuộc). Với 33 biến quan sát ban đầu của biến độc lập, biến phụ thuộc và qua kiểm định sơ bộ đã loại bỏ hai biến do không đạt yêu cầu (Cronbach’s Alpha < 0.3) và còn lại 31 biến được chấp nhận vì có độ tin cậy cao (Cronbach’s Alpha>0.3) chính

vì thế, mô hình nghiên cứu không có thay đổi so với mô hình ban đầu.

Sau khi loại bỏ hai biến quan sát có độ tin cậy thấp, các biến còn lại trong mô hình nghiên cứu sẽ là:

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5.

+ Cơ sở lưu trú: CSLT1, CSLT2, CSLT3, CSLT5.

+ Dịch vụ vận chuyển du lịch: PTVC1, PTVC2, PTVC3, PTVC5.

+ An ninh trật tự, an toàn trong du lịch: ANTT1, ANTT2, ANTT3, ANTT4, ANTT5.

+ Hướng dẫn viên du lịch: HDDL1, HDDL2, HDDL3, HDDL4, HDDL5.

+ Giá cả các loại dịch vụ: GCDV1, GCDV2, GCDV3, GCDV4, GCDV5.

+ Mức độ hài lòng của khách nội địa: MDHL1, MDHL2, MDHL3.


Bảng 4.0: Bảng khảo sát chính thức.

Thang đo yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch


CSVC1

Đường xá đến điểm tham quan du lịch thuận tiên.

1

2

3

4

5

CSVC2

Có bãi đậu xe rỗng rãi tại các điểm tham quan, du lịch.

1

2

3

4

5

CSVC3

Có nhiều bến tàu, xe thuận tiện cho việc đi lại.

1

2

3

4

5

CSVC4

Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiên.

1

2

3

4

5

CSVC5

Có nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn.

1

2

3

4

5


Thang đo yếu tố cơ sở lưu trú


CSLT1

Phòng ở sạch sẽ , thoáng mát, tiện nghi.

1

2

3

4

5

CSLT2

Nhân viên thân thiện, lịch sự, nhiệt tình.

1

2

3

4

5

CSLT3

Có nhiều dịch vụ phụ trợ.

1

2

3

4

5

CSLT5

Có nhiều cảnh quan đẹp, vị trí thuận lợi.

1

2

3

4

5


Thang đo yếu tố dịch vụ vận chuyển du lịch


PTVC1

Có đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị y tế trên xe.

1

2

3

4

5

PTVC2

Tài xế có tay nghề cao, lâu năm trong nghề.

1

2

3

4

5

PTVC3

Xe đến điểm du lịch đúng giờ, lịch trình cụ thể.

1

2

3

4

5

PTVC5

Xe có độ an toàn cao.

1

2

3

4

5


Thang đo yếu tố an ninh trật tự an toàn trong du lịch


ANTT1

Không có tình trạng chèo kéo, nói thách.

1

2

3

4

5

ANTT2

Không có tình trạng ăn xin tại các điểm du lịch.

1

2

3

4

5

ANTT3

Không có băng đảng xã hội đen tại các điểm du lịch.

1

2

3

4

5

ANTT4

An toàn giao thông được đảm bảo.

1

2

3

4

5

ANTT5

Không có tình trạng cướp giật, móc túi tại các điểm du lịch.

1

2

3

4

5


Thang đo yếu tố hướng dẫn viên du lịch


HDDL1

Nhanh nhẹn, linh hoạt.

1

2

3

4

5

HDDL2

Nhiệt tình, tận tụy với công việc.

1

2

3

4

5

HDDL3

Chân thật, lịch sự và tế nhị.

1

2

3

4

5

HDDL4

Kiến thức tổng hợp tốt.

1

2

3

4

5

HDDL5

Kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốt.

1

2

3

4

5


Thang đo yếu tố giá cả các loại dịch vụ


GCDV1

Giá chuyến đi hợp lý.

1

2

3

4

5

GCDV2

Giá cả ăn, uống hợp lý.

1

2

3

4

5

GCDV3

Giá cả giải trí hợp lý.

1

2

3

4

5

GCDV4

Giá cả mua sắm hợp lý.

1

2

3

4

5

GCDV5

Giá cả lưu trú hợp lý.

1

2

3

4

5


Thang đo yếu tố sự hài lòng của du khách nội đia


MDHL1

Bạn có hài lòng khi đi du lịch tại An Giang

1

2

3

4

5

MDHL2

Bạn có thoải mái khi đi du lịch tại An Giang

1

2

3

4

5

MDHL3

Bạn có ý định quay lại An Giang

1

2

3

4

5

Nguồn: tác giả tổng hợp, 2017

3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1 Phương pháp thực hiện

3.4.1.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu theo xác suất sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, cụ thể là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, 2005. Kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến. Nên để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức:

n >= 5*k = 5*31= 155


Trong đó: n là kích cỡ mẫu.

k số biến độc lập của mô hình.

Như vậy, với 31 biến quan sát (sau khi đã loại 2 biến khi kiểm tra sơ bộ độ tin cậy), nghiên cứu cần khảo sát ít nhất 155 mẫu để đạt kích thước mẫu cần cho phân tích EFA. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, phát phiếu khảo sát trực tiếp đến khách hàng và thu lại ngay sau khi trả lời. Tuy nhiên, để thu thập được nhiều đánh giá và ý kiến của du khách và tạo sự khách quan, chính xác cho bài nghiên cứu, người thực hiện đề tài đã quyết định kích thước biến quan sát là:

155 +185 =340.

3.4.1.2 Đối tượng điều tra khảo sát

Đối tượng được khảo sát ở đây là khách du lịch trong nước khi đi du lịch tại tỉnh An Giang. Quá trình thu thập thông tin được tiến hành bằng phương pháp gặp trực tiếp, sau khi phát ra 340 phiếu khảo sát cho du khách và thu về được 330 (Do có 10 người không đưa lại) và qua sàn lọc có 21 phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại ra (Do không đánh giá hoặc đánh giá hai lần), Chiếm tỉ lệ 9.1% và còn lại 309 quan sát, chiếm 90.9%. Tác giả tiến hành nhập liệu vào phần mềm và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ phần mềm SPSS 20.0 sẽ được phân tích, giải thích và trình bày thành bảng báo cáo kết quả nghiên cứu.

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

3.4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê nhằm mục đích thống kê những thông tin chung của khách hàng để hiểu được đối tượng khách hàng là ai, họ có những đặc điểm gì để nhìn nhận tổng quát về đối tượng nghiên cứu và từ đó hỗ trợ đưa ra kết quả nghiên cứu.

3.4.2.2 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Ý nghĩa: Hệ số Cronbach’s Alpha là để kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình.


Chỉ tiêu: Theo Nunnally BernStein (1994), những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item- Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.

3.4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Ý nghĩa: Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Chỉ tiêu: Yêu cầu hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị trong khoảng 0,5<KMO<1. Thêm vào đó hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0.45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988). Cùng với việc sử dụng kiểm định Bartlet để xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Kiểm định Bartlet phải có ý nghĩa thống kê (Sig < hoặc = 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

3.4.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy

Ý nghĩa: Phương pháp phân tích hồi quy cho phép rút ra phương trình hồi quy cuối cùng bao gồm các nhân tố tác động trực tiếp lên mức độ hài lòng.

Chỉ tiêu: Khi phân tích hồi quy cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa biến lần lượt từng biến vào mô hình - Stepwise.

- Kiểm tra hệ số R bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square để xét mức độ phù hợp của mô hình.


- Kiểm tra các giá trị Sig < 0.05 và hệ số F trong bảng ANOVA để kiểm chứng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể mẫu.

- Đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của các biến lêm mức độ hài lòng thông qua các hệ số Beta ở bảng Coefficient.

3.4.2.5 Kiểm định phương sai One- Way ANOVA

Ý nghĩa: Dựa trên kết quả phân tích Independent T-Test và One -Way ANOVA để so sánh mức độ thỏa mãn theo một số yếu tố cá nhân ví dụ như kiểm định giả thuyết cho rằng du khách có giới tính là nam thì mức độ hài lòng cao hơn nữ hay không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của du khách theo các yếu tố cá nhân còn lại (thu nhập, độ tuổi, học vấn).

Chỉ tiêu:

Levene test: Giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau”

+ Sig. < 0.05: bác bỏ giả thuyết H0 => Không đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA mà phải sử dụng kiểm định Post Hoc (Thống kê tamhane’s T2).

+ Sig. ≥ 0.05: chấp nhận giả thuyết H0 => Đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA. ANOVA test: Giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau”.

+ Sig. < 0.05: bác bỏ giả thuyết H0 => Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

+ Sig. ≥ 0.05: chấp nhận giả thuyết H0 => Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết luận chương

Trong chương 3, tác giả đã trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thực trạng vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu đồng thời trình bày trọng tâm các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để đánh giá thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã nêu trong chương 2.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Tổng quan về tỉnh An Giang

4 1 1 Giới thiệu chung về An Giang Hình 4 1 Bản đồ hình chính tỉnh An Giang 1

4.1.1 Giới thiệu chung về An Giang


Hình 4.1: Bản đồ hình chính tỉnh An Giang

Nguồn: htt://www.bando.com.vn (truy cập 6/2017)


An Giang là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những địa phương có nhịp độ phát triển kinh tế cao nhất, và là một điểm sáng về phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả vùng. Với sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua.

Với thế mạnh của An Giang như cụm du lịch núi Sam - miếu Bà Chúa Xứ, di tích Ba Chúc, khu du lịch sinh thái Trà Sư, hồ Thoại Sơn, khu tưởng niệm chủ tịch


Tôn Đức Thắng …du lịch An Giang trong những năm qua cũng đã có những bước phát triển khá ổn định và đạt hiệu quả cao. Cùng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương khác trong cả nước, An Giang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn, thu nhập xã hội từ du lịch cũng ngày càng tăng lên rò rệt và vị trí của ngành du lịch ngày càng được khẳng định trong cơ cấu nền kinh tế Tỉnh nhà. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường khách quốc tế và giá trị thu nhập từ hoạt động du lịch của An Giang chưa thực sự cao. Hạn chế này xuất phát từ thực tế những khó khăn về điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là chất lượng dịch vụ, tính đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của tỉnh.

Quyết định 492/2009/TT ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là một quyết định quan trọng, khẳng định vị trí của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của cả nước.Thực hiện quyết định này, sự hợp tác phát triển du lịch giữa 4 địa phương An Giang, Cà Mau, Cần Thơ và Kiên Giang đã chính thức được hình thành. Đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm cũng như của An Giang. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2013).

Để ngày càng đưa hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch đi vào chiều sâu, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 08/07/2013 cho phép thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang. Theo đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh An Giang là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.(Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2013).

4.1.2 Tổng quan về An Giang

4.1.2.1 Vị trí địa lý

An Giang là một tỉnh của đông bằng sông Cửu Long có diện tích 3536 Km2. Phía Đông và bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Campuchia, phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ. An Giang là một tỉnh lớn đứng hàng thứ tư ở miền

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí