Kết Quả Kiểm Định Conbach’S Alpha Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật


Tây Nam Bộ của Việt Nam và một phần đất của tỉnh An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh An Giang là một trong sáu tỉnh được thành lập từ nhà Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng. Khi Pháp đô hộ Việt Nam thì tỉnh An Giang bị xóa bỏ sau đó được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tái lập từ năm 1956 và giữ cho đến ngày nay.

4.1.2.2Khí hậu

An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có hai mùa rò rệt đó là mùa mưa và mùa nắng. Vì nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình vào khoảng 27 độ C và độ ẩm từ 75- 80%, lượng mưa trung bình khoảng 1.130 mm. Với điều kiện khí hậu, địa lý này thì An Giang thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

4.1.2.3 Dân cư

Tính đến năm 2011 dân số là 2.2 triệu người.Ngoài dân tộc Kinh ra còn có ba dân tộc chính. Trong đó dân tộc thiểu số có 114.632 người chiếm 5,17%.

+ Dân tộc Khmer: với 86.592 người chiếm 75,54% dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% dân số toàn tỉnh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên số còn lại sống rải rác các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn… và hầu hết những người này theo Phật giáo Nam tông. Những người Khmer này có mối quan hệ rộng rãi với người Khmer ở các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở bên Campuchia. Nguồn thu nhập của những người này chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê…

+ Dân tộc Chăm: với 13.722 người, chiếm gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính của họ sống bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.

+ Dân tộc Hoa:14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Họ sống tập trung ở thành phố, thị


xã, thị trấn, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2011).

4.1.2.4 Kinh tế

Theo Trần Tiến Hiệp- Văn phòng tỉnh ủy An Giang (2012) Kinh tế duy trì tăng trưởng hợp lý GDP cả năm của tỉnh đạt 8,45%, kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 31.422 tỷ đồng, thu ngân sách Nhà nước đạt 5.012 tỷ đồng (tăng 4,7%)…Thành tựu nổi bật về kinh tế là sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Quy hoạch và sản xuất nông nghiệp ngày càng theo hướng tập trung, gắn với thị trường, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên đầu tư. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn đặc biệt được quan tâm đã có bước tăng trưởng rò rệt, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2012).

4.1.2.5 Văn hóa

Với vị trí địa lý nằm bên bờ sông Hậu nên An Giang có nét đặc trưng của miền sông nước như chợ nổi trên sông và nhiều thắng cảnh khác. Bên cạnh đó thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, giáp ranh với Campuchia nên có nhiều nét đặc trưng của sự giao thoa văn hóa của các dân tộc vùng biên giới hai nước. Mặc khác Châu Đốc có nhiều khác biệt về văn hóa giũa các dân tộc Chăm, Hoa và Khmer hiện đang sống chan hòa trong cộng đồng dân cư. Đã tạo ra sự đặc trưng của vùng đất này về sự đa dạng văn hóa, càng làm tăng lên sự hấp dẫn cho du khách.

4.1.2.6 Xã hội

Quyết định 474/QD-TT ngày 14 tháng 04 năm 2009 thành phố Long Xuyên là đô thị loại II thuộc tỉnh An Giang và quyết đinh 449/NQ-TT ngày 15 tháng 4 năm 2015 về việc công nhận thành phố Châu Đốc là đô thị loại II thuộc tỉnh An Giang


và là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long có hai thành phố trực thuộc tỉnh đó là thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc.

Do vị trí địa lý và văn hóa nên hiện nay các cơ quan hành chính và các ban ngành đoàn thể của tỉnh An Giang được đặt tại thành phố Long Xuyên. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2015).

4.2 Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh An Giang

4.2.1Tiềm năng phát triển du lịch

Với vị trí địa lý thuận lợi An Giang là vùng đất giàu tiềm năng với các giá trị về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, có thế mạnh về khí hậu, giao thông, đất đai…Với dự án cầu Vàm Cống sẽ hoàn thành trong thời gian tới thì An Giang sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển, bên cạnh sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội hấp dẫn, các điểm du lịch tâm linh, đặc sản hấp dẫn du khách, chính sách đầu tư hấp dẫn, an toàn, an ninh ở địa phương... tất cả sẽ góp phần đưa du lịch An Giang phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

4.2.2 Tài nguyên tự nhiên du lịch

Với vị trí địa lý vùng biên giới nên An Giang có nhiều núi non hùng vĩ, đây làm một trong những nét đặc trưng của du lịch An Giang so sánh với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc trưng này thể hiện qua dãy núi Thất Sơn và hệ thống rừng tràm đã tạo nên nhiều thắng cảnh nổi tiếng ở An Giang như khu du lịch Núi Cấm, cụm du lịch núi Sam... với hệ thống sông ngòi, du lịch sông kết hợp với du lịch sinh thái như rừng tràm Trà Sư, du lịch mùa nước nổi... đã tạo nên tiềm năng to lớn để phát triển du lịch ở An Giang điển hinh như:

4.2.2.1 Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư

Từ thành phố Châu Đốc, rẽ trái khoảng 17 km đến thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên. Từ đây, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến Km số 6, du khách tiếp tục rẽ trái đi theo một con đường nhỏ dài khoảng gần 4km là đến rừng tràm Trà Sư. Với diện tích 850 ha, rừng tràm Trà Sư phủ đầy một màu xanh của đám bèo tây giăng kín mặt nước tạo nên một cảm giác thanh bình và lãng mạn. Rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ


Việt Nam và có 11 loài thú ở đây. Ngoài ra, rừng Trà Sư còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật.

4.2.2.2 Khu du lịch núi Cấm

Núi Cấm còn được gọi là núi Ông Cấm có tên chữ là Thiên Cấm Sơn (nghĩa là ngọn núi đẹp) nằm trong khu tam giác Tịnh Biên- Nhà Bàng- Tri Tôn thuộc cụm núi Thất Sơn , địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong cụm núi Thất Sơn ( cao 716m) . Núi Cấm mang vẻ hoang sơ kỳ bí và là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, lý tưởng nhờ vào địa thế cũng như thổ nhưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho An Giang. Ở chùa phật Lớn, ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch bên những gốc bồ đề cổ thụ mà không ai biết có tự bao giờ ước chừng hơn thế kỷ. Gần đó là tượng Phật Di Lạc trắng toát cao 34m là tượng Phật Di Lạc lớn nhất Việt Nam và Châu Á với tư thế ngồi và đang mĩm cười nhìn du khách, (Vietbook 5/2013 ).

Để dần phát triển khu du lịch núi Cấm thành một khu du lịch với đầy đủ các chức năng như viếng chùa, thưởng ngoạn, giải trí thư giãn và ẩm thực… Công trình cụ thể nhất là hệ thống cáp treo Núi Cấm được khởi công vào cuối 2013 và sau hai năm đã được hoàn thành đưa vào phục vụ khách du lịch từ dịp Tết năm 2015. Hệ thống cáp treo này là cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, được đầu tư xây dựng bài bản và hiện đại. Chính sự đầu tư đúng mức này đã đưa khu du lịch núi Cấm lên một tầm cao mới trong tổng thể du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.


Hình 4 2 Hệ thống tuyến điểm Du lịch An Giang Nguồn 1


Hình 4.2: Hệ thống tuyến, điểm Du lịch An Giang

Nguồn: htt://www.bandodulicangiang.com.vn (truy cập 10/2017)


4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu

4.3.1 Phân tích thống kê mô tả:

4.3.1.1 Giới tính


Bảng 4.1 Giới tính


Tầng suất

Phần trăm

Giá trị %

% tích lũy


Valid

NỮ

147

47.6

47.6

47.6

NAM

162

52.4

52.4

100.0

Total

309

100.0

100.0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả kiểm định SPSS 20.0

Theo khảo sát có khoảng 47.6% là Nữ giới và 52.4% là Nam giới tham gia khảo sát. Điều này cho thấy không có sự khác biệt về giới tính khi quyết định đi du


lịch và cũng có nghĩa các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng không bị tác động hoặc chi phối bởi giới tính. Nếu có chăng thì điều này không đáng kể. Qua đó cho thấy nhu cầu đi du lịch của cả hai giới tính Nam và Nữ có thể xem là ngang nhau thể hiện rò sự bình đẳng giới trong xã hội ở Việt Nam trong mọi mặt từ tự chủ về kinh tế, tự chủ về công việc, về thời gian..

4.3.1.2 Độ tuổi

Bảng 4.2 Độ tuổi



Tầng suất

Phần trăm

Giá trị %

% tích lũy


Valid

20-25

42

13.6

13.6

13.6

26-30

58

18.8

18.8

32.4

31-40

125

40.4

40.4

72.8

> 40

84

27.2

27.2

100

Total

309

100

100


Nguồn: Kết quả kiểm định SPSS 20.0

Thông qua bảng kết quả cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về độ tuổi từ 20 đến 40 khi quyết định đi du lịch tại An Giang. Điều này cho thấy du lịch tại An giang đang thu hút tất cả các độ tuổi và các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách cần phải cân nhắc và xem xét sao cho phù hợp với tất cả các độ tuổi, nghĩa là những yếu tố này cần phải phát triển toàn diện để phục vụ cho toàn thể khách du lịch tiềm năng. Tuy nhiên, độ tuổi từ 31-40 chiếm 40.4% cho thấy những du khách này trong độ tuổi này có công việc ổn định và có khả năng sắp xếp thời gian để tham gia du lịch. Đồng thời, độ tuổi trên 40 chỉ chiếm 27.2% cho thấy An Giang vẫn đang thu hút được đối tượng ở độ tuổi đã có nguồn tài chính ổn định này. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến hai đối tượng trên vì họ chiếm tới 67.6% tổng lượng khách tới An Giang. Ngoài ra độ tuổi từ 20-25 và từ 26-30 lần lượt chiếm 13.6% và 18.8% ( chiếm 32.4%) cho thấy hai nhóm tuổi này cũng có nhu cầu đi du lịch. Điều này, giúp cho các nhà quản lý có chính sách phù hợp để thu hút khách du lịch với đa dạng lứa tuổi khi đến với An Giang.


4.3.1.3 Thu nhập

Bảng 4.3 Thu nhập



Tầng suất

Phần trăm

Giá trị %

% tích lũy


Giá trị

< 10 Triệu/ Tháng

57

18.4

18.4

18.4

11 -15 Triệu / Tháng

64

20.7

20.7

39.2

16 -20 Triệu / Tháng

89

28.8

28.8

68.0

> 20 Triệu /Tháng

99

32.0

32.0

100.0

Total

309

100.0

100.0


Nguồn: Kết quả kiểm định SPSS 20.0

Thông qua kết quả nghiên cứu, đối tượng khách du lịch có thu nhập trên 20 triệu là đối tượng đi du lịch nhiều nhất (chiếm 32%). Thông thường, đối tượng này sẽ có những đòi hỏi khắc khe hơn những đối tượng còn lại vì họ là người có thu nhập cao hơn và sẵn sàng bỏ chi phí cao hơn để có những trải nghiệm dịch vụ tốt. An Giang đang thu hút được số lượng lớn đối tượng này nên cần phải đầu tư phát triển mạnh các yếu tố đang khảo sát nhằm thu hút đối tượng tiềm năng này. Bên cạnh đó, cũng cần có các dịch vụ giá hợp lý để thu hút lượng khách có thu nhập khá từ 16 triệu đến 20 triệu (chiếm 28.8%). Mặt khác, cần có những dịch vụ có những chi phí vừa phải để đáp ứng phần đông các đối tượng có thu nhập tương đối từ 11triệu đến15 triệu (chiếm 20.7%) và thu nhập dưới 10 triệu (chiếm 18.4%). Điều này sẽ giúp cho An Giang đáp ứng được các nhu cầu từ thấp đến cao của du khách khi đến nơi đây.

4.3.1.4 Học vấn

Bảng 4.4 Học vấn



Tầng suất

Phần trăm

Giá trị %

% tích lũy


Valid

THPT

59

19.1

19.1

19.1

TRUNG CẤP

61

19.7

19.7

38.8

CAO ĐẲNG

73

23.6

23.6

62.5

ĐẠI HỌC

98

31.7

31.7

94.2

TRÊN ĐẠI HỌC

18

5.8

5.8

100.0

Total

309

100.0

100.0


Nguồn: Kết quả kiểm định SPSS 20.0


Qua khảo sát, cho thấy gần đây những người đã tốt nghiệp đại học (chiếm 31.7%) thường có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn những người khác. Những người này thích trải nghiệm cuộc sống hơn các nhóm người khác. Bên cạnh đó, lượng du khách có trình độ học vấn cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng tương đối khá (23.6%), cho thấy lượng khách đi du lịch ngày càng được học hành, đào tạo bài bản hơn trước (tổng hai nhóm khách này chiếm 55.3% lượng khách đến An Giang). Hai nhóm khách khác chiếm 19.1% cho những người tốt nghiệp phổ thông trung học và 19.7% cho người tốt nghiệp trung cấp. Cả hai nhóm khách này chiếm 38.8% lượng khách. Ngoài ra, An Giang cũng có một số lượng khách có trình độ học vấn cao (trên đại học) đến tham quan, nghĩ dưỡng, nghiên cứu… với 5.8% lượng du khách. Điều này, chứng tỏ An Giang có lượng du khách đến nơi đây có trình độ học vấn đa dạng từ thấp đến cao. Qua đó, Tỉnh cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn, năng động hơn, chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy cronbach’s Alpha

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Conbach’s Alpha cơ sở vật chất kỹ thuật


Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến – tổng

Alpha nếu

loại biến


CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT: Alpha = 0.814


CSVC1

15.56

4.610

.562

.792

CSVC2

15.34

4.498

.643

.765

CSVC3

15.17

4.736

.651

.764

CDVC4

15.19

4.726

.658

.762

CDVC5

15.23

4.952

.515

.803

Nguồn: Kết quả kiểm định SPSS 20.0

Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là Alpha = 0.814. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí