Khách Nội Địa Và Quốc Tế Đến An Giang Giai Đoạn 2012-2016


4.3.5.3 Kiểm định giả thuyết A3

Kiểm định Levence cho thấy sig. = 0.051 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai của mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Do vậy, bảng ANOVA sẽ được sử dụng. Kết quả Sig. = 0.004 < 0.05 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những du khách thuộc các nhóm tuổi khác nhau. ở độ tin cậy 95%.

4.3.5.4 Kiểm định giả thuyết A4

Kiểm định Levence cho thấy sig. = 0.073 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai của mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có mức thu nhập khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Do vậy, bảng ANOVA sẽ được sử dụng. Kết quả Sig. = 0.500 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết ở độ tin cậy 95% có nghĩa là không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có thu nhập khác nhau.

4.4 Thực trạng các yếu tố tại An Giang

Trong thời gian qua du lịch An Giang đã giặt hái được nhiều thành tựu. Lượng khách đến An Giang năm sau cao hơn năm trước qua đó tái khẳng định tiềm năng du lịch của An Giang còn rất nhiều. Theo đó, lượng khách đến An Giang năm 2016 khoảng 6,5 triệu lượt khách. Dự kiến trong năm 2017 sẽ đón 6,8 triệu lượt khách du lịch. (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang 2016).

Bảng 4.20 Khách nội địa và quốc tế đến An Giang giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: người


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng lượng khách (nội địa

và quốc tế) đến An Giang

5.348.851

5.726.000

5.865.000

6.240.000

6.500.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Dịch vụ du lịch và lữ hành Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang - 11

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang,2017


4.4.1 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của An Giang ngày càng phát triển. Các tuyến giao thông đang được xây dựng và mở rộng và cụ thể là cầu Vàm Cống sẽ thay thế cho phà Vàm Cống trong những tháng cuối năm 2017. Việc này, sẽ giúp cho giao thông đường bộ được thông suốt và rút ngắn thời gian chờ đợi phà. Điều này, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh An Giang. So với các tỉnh lân cận của An Giang như Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu…thì Tỉnh An Giang có nhiều yếu tố thuận lợi hơn do có hai thành phố được xếp chuẩn đô thị loại II của vùng ĐBSCL và có nền kinh tế tăng trưởng qua từng năm (Nguồn: Kỹ yếu hội thảo khoa học An Giang, 2017).

Mặt Mạnh

- Hạ tầng viễn thông tại An Giang hiện nay: Phát triển khá nhanh và đồng bộ, công nghệ thông tin là một trong những yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của tất các quốc gia. Chính vì yếu tố quan trọng này mà An Giang đã đầu tư, hoàn thiện hạ tầng viễn thông phục vụ cho kinh tế của Tỉnh trong đó có ngành du lịch. Hệ thống truyền thông được nâng cấp, đường truyền internet đã được đảm bảo thông tin thông suốt, nhanh chóng và an toàn giúp nâng cao hiệu quả trong phục vụ nhu cầu của du khách. Ngoài ra, chính sự nâng cấp hạ tầng viễn thông đã giúp cho sức cạnh tranh du lịch của An Giang được nâng lên. Với việc thành phố Châu Đốc triển khai thí điểm phủ song wifi miễn phí tại 3 điểm: Công viên tượng đài cá Basa, công viên chùa Bồ Đề và khu du lịch Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đã tạo ra nhiều thuận lợi cho du khách. Năm 2015, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang đã kết họp với chi nhánh Viettel An Giang đã triển khai dịch vụ Tourist.one để quản lý thông tin của du khách, tạo ra các tiện ích tra cứu như đặt vé trực tuyến, chăm sóc khách hàng…( Nguồn: Nguyễn Văn Giác- Kỹ yếu Hội thảo khoa học An Giang, 2017).

Hạ tầng đô thị tại An Giang: cảnh quan đô thị đã được quan tâm và chăm sóc, môi trường sạch đã được đầu tư để phục vụ khách du lịch. Hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn cũng từng bước được đầu tư để phục vụ du khách. Trên địa bàn tỉnh


có 14 khu, điểm du lịch đón và phục vụ khách, trong đó 8 khu, điểm đã được nâng cấp bổ sung trang thiết bị nhà vệ sinh theo tiêu chí, quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 02 điểm xây dựng mới hệ thống nhà vệ sinh. Các trung tâm mua sắm đã được đầu tư xây mới. Các sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch từng bước được quan tâm, đầu tư phát triển như cáp treo Núi Cấm, bãi giữ xe Núi Cấm, công viên văn hóa Núi Sam, bến tàu du lịch Tân Châu (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).

Hệ thống y tế, bệnh viện tại An Giang: Đã được Tỉnh đầu tư mở rộng, các trang thiết bị y tế đã được bổ sung, nâng cấp để phục vụ cho nhu cầu sức khỏe của nhân dân và du khách tốt hơn…( Nguồn: Nguyễn Văn Giác- Kỹ yếu Hội thảo khoa học An Giang, 2017).

So với cácTỉnh trong vùng Tứ giác Long Xuyên thì An Giang có nhiều điểm được thiên nhiên ưu đãi vừa có đồng bằng vừa có núi. Chính vì thế An Giang có đa dạng khí hậu ở nơi đây, bên cạnh đó cũng có đa dạng sinh thái mà các tỉnh lân cận không thể có được.

Những điểm chưa được

Bên cạnh các mặt mạnh mà An Giang có được thì vẫn tồn tại một số điểm yếu mà An Giang cần cải thiện như: hệ thống nhà vệ sinh công cộng và vệ sinh môi trường chưa được đông đảo người đân quan tâm, có ý thức giữ gìn, tình trạng xả rác bừa bãi còn nhiều, cảnh quan còn thiếu và yếu…Các công ty lữ hành có quy mô nhỏ và yếu, hoạt động chưa có tính chuyên nghiệp cao, hoạt động rời rạc, thiếu sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với Hiệp hội Du lịch An Giang.

Nguyên nhân

Nhìn chung, các địa phương đã có quan tâm thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh về công tác quản lý môi trường du lịch, an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch, quản lý chất lượng sản phẩm… nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Cần quan tâm đến công tác quản lý tại các khu-điểm du lịch trọng tâm. Mặt khác chưa có sự phối hợp tốt giữa


các đơn vị chức năng ở địa phương (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).

4.4.2 Thực trạng về cơ sở lưu trú

Hiện nay An Giang có trên 87 cơ sở lưu trú với hơn 3.000 buồng lưu trú, trong đó số buồn khách sạn đạt chuẩn từ 2 sao đến 4 sao chỉ đạt trên 2.000 buồng chiếm trên 50% (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang 2016). Qua đó, cho thấy sự đầu tư cho cơ sở lưu trú còn hạn chế về tốc độ lẫn số lượng của cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân hay vốn đầu tư nước ngoài.

Về khía cạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các khách sạn cao cấp (4 -5 sao) trong những năm qua chưa đạt hiệu quả (từ 2014 đến nay chưa có khách sạn 4- 5 sao nào được xây mới). Mặt khác, các khách sạn cấp thấp cũng chưa được nhà đầu tư quan tâm mặc dù mức độ tăng trưởng của ngành du lịch tại An Giang khá ấn tượng (bình quân 4-5% / năm).

Mặt mạnh

Với mức tăng trưởng của ngành du lịch như vậy thì trong vài năm tới An Giang sẽ bị tình trạng cầu nhiều hơn cung. Điều này sẽ rất đáng quan tâm ngay từ bây giờ. Tỉnh cần có định hướng, kêu gọi đầu tư, khuyến khích đầu tư hay chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư mới vào lĩnh vực này sẽ giải quyết các vấn đề lưu trú trong những năm sắp tới.

Bảng 4.21 Cơ sở lưu trú tỉnh An Giang giai doạn 2011 -2016

Đơn vị tính: cái


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Số lượng cơ sở lưu trú

83

83

84

85

86

87

Tổng số phòng

2,110

2,110

2,285

2,397

2,609

3,927

Khách sạn 4 sao

-

-

-

1

1

1

Khách sạn 3 sao

2

2

3

3

4

5

Khách sạn 2 sao

4

4

5

5

6

7

Khách sạn 1 sao

32

33

33

34

34

34

Nhà nghỉ du lịch

45

44

43

42

41

40

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang, 2016


Những điểm chưa được

Năm 2016, An Giang đón 6,5 triệu lượt khách tham quan, du lịch, trong đó phục vụ gần 550 nghìn lượt khách lưu trú, chiếm khoảng 8% tổng lượt khách. Khả năng tiếp đón như vậy phù hợp với năng lực, công suất hoạt động hiện tại của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh. Đa phần là các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn và không có khách sạn 5 sao nên không thể đáp ứng nhu cầu lưu trú chất lượng cao của khách du lịch (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).

Nguyên nhân

Do điều kiện khó khăn về kinh tế nên các doanh nghiệp đầu tư trong Tỉnh còn yếu về quy mô. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thu hút vốn đầu tư của Tỉnh còn hạn chế chưa thu hút được các nhà đầu tư quốc tế có tiềm lực kinh tế, có kimh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn, lưu trú. Mặt khác, do yếu tố địa lý nhiều sông nước nên đi lại có nhiều khó khăn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Bài toán này đã được giải quyết bằng cầu Vàm Cống sẽ được thông xe trong năm 2017.

4.4.3 Thực trạng về dịch vụ vận chuyển du lịch

Hệ thống giao thông đường bộ cũng như đường thủy ngày càng được chú trọng hoàn thiện với nhiều mục tiêu. Về giao thông đường bộ thì Tỉnh đang đầu tư hoàn thiện các tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như đường tránh quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên, đường tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn, đường tỉnh lộ 941 đi lộ Tẻ- Tri Tôn, xây dựng hai cầu đường tỉnh lộ 948 gồm cầu Bưng Tiền và cầu Tà Đé… tạo nên sự giao thông thông suốt và thuận tiện cho du khách. Bên cạnh đó cầu Vàm Cống sắp được đưa vào hoạt động sẽ giúp giao thông giữa An Giang, Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh được thông suốt. Về giao thông đường thủy thì Tỉnh cũng đang tiến hành nạo vét các kênh, sông tạo thuận lợi cho giao thông thủy. Mặt khác, các bến phà, đò được đầu tư ngày càng hiện đại, an toàn cho du khách. Cụ thể là cảng tại thành phố Châu Đốc (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).


Mặt mạnh

Chính sự hoàn thiện giao thông thủy và bộ đã giúp cho An Giang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh và thuận tiện cho nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Qua đó, đã giúp An Giang phát triển kinh tế ổn dịnh trong những năm qua.

Những điểm chưa được

Hệ thống giao thông dù được đầu tư mở rộng nhưng do ngân sách còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được lưu lượng giao thông ngày càng tăng, nhất là mùa cao điểm, mùa lễ hội của Tỉnh.

Hệ thống giao thông công cộng còn hạn chế, còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, chưa thuận tiện cho du khách. Còn thiếu thông tin chỉ dẫn địa lý cho du khách không đi theo đoàn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính là do ngân sách còn hạn chế, mà nhu cầu nâng cấp đường tại địa phương khá nhiều, nên có sự đầu tư dàn trải, không tập trung.

4.4.4 Thực trạng về hướng dẫn viên du lịch

Đã cấp mới và cấp đổi 40 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó cấp mới 15 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Đến nay, tổng số đã cấp 198 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 56 thẻ HDV du lịch quốc tế; 17 Giấy chứng nhận Thuyết minh viên du lịch cho đội ngũ thuyết minh tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).

Mặt mạnh

`Thủ tướng đồng ý chủ trương chuyển Đại học An Giang từ trực thuộc UBND tỉnh An Giang thành thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM. Qua đó, nguồn giảng viên từ Đại học Quốc gia có thể bổ sung, hỗ trợ trong công tác giảng dạy các sinh viên tại nơi đây. Thông qua đó, chất lượng của nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp được nâng lên.

Những điểm chưa được

Hướng dẫn viên du lịch thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao. Trình độ ngoại ngữ của các HDVDL còn hạn chế và chưa đồng bộ. Các thuyết minh viên tại


các điểm du lịch, các điểm văn hóa, làng nghề còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, nguồn lao động mới chưa được đào tạo tốt về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, do thiếu lực lượng HDVDL nhiều kinh nghiệm nên du khách không hiểu hết giá trị, các di sản văn hóa nơi đây. Điều này làm du khách không cảm nhận được sự hấp dẫn của các khu, điểm du lịch.

Nguyên nhân

Do hệ thống đào tạo chưa đồng bộ, thiếu sự đầu tư của các trung tâm đào tạo nghề, thu nhập các nghề này chưa cao, chưa hấp dẫn với người lao động… Ngoài ra, du lịch mang tính mùa vụ nên khó duy trì được đội ngũ nhân viên ổn dịnh và gắn bó với nghề.

4.4.5 Thực trạng về giá cả các loại dịch vụ

Kinh tế phát triển đời sống người dân ngày càng nâng cao. Chính vì thế nhu cầu đi du lịch cũng tăng đáng kể qua từng năm. Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đi du lịch của du khách. Vào các ngày lễ, lượng khách tăng đột biến nên giá các dịch vụ cũng tăng theo. Mặc dù vậy, lượng khách vẫn không giảm mà tăng đều qua từng năm. Doanh thu các dịch vụ không ngừng tăng trưởng.


Bảng 4.22 Giá chương trình du lịch tại An Giang của các công ty du lịch

Đơn vị tính: ngàn đồng



STT


Công ty


Chương trình du lịch

Khởi hành và kết

thúc


Số ngày


Giá

( đồng)

1


Viettravel

Châu Đốc - Miếu Bà Chúa Xứ -

Rừng Tràm Trà Sư

TP.Hồ

Chí Minh

2

1,590

2

Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư -

Hà Tiên - Rạch Giá - Cần Thơ

4

3,290


3


Star travel


Châu Đốc - Hà Tiên - Cần Thơ

TP.Hồ

Chí Minh


4


3,200

4


Du lịch Việt

Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư


TP.Hồ

Chí Minh

3

2,099


5

Châu Đốc – Rừng Tràm Trà Sư - Thiên Cấm Sơn – Chùa Huỳnh

Đạo


2


1,699

6


Du lịch An Giang

Mùa nước nổi rừng tràm Trà Sư -

An Giang


TP.

Long Xuyên

2

970

7

Mùa nước nổi rừng tràm Trà Sư -

Búng Bình Thiên

2

1,130

8

Du lịch tâm linh

2

950

Nguồn: Tác giả thu thập, 2017

Mặt mạnh

Các cơ quan chức năng quản lý giá cả vào mùa cao điểm khá tốt nên tình trạng chặt chém du khách cũng được giảm thiểu đáng kể.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí