Một Số Giá Dịch Vụ Lưu Trú Trung Bình Tại An Giang


Ngoài ra, chính sách bình ổn giá của Tỉnh cũng phát huy được tác dụng khi giá đầu vào của thực phẩm được kiểm soát nên tình trạng năng giá cũng được hạn chế.

Những điểm chưa được

Vào các mùa lễ hội thì giá các mặt hàng bị nâng lên cao, thậm chí rất cao ở một số nơi do cán bộ quản lý còn mỏng, không thể quản lý hết trong mùa cao điểm.

Các hình thức xử phạt chưa chưa đủ mạnh mang tính răng đe nên một số người dân vì lợi nhuận mà tăng giá ảnh hưởng đến sự quyết định quay lại của du khách.

Nguyên nhân

Chính do tính chất của ngành du lịch là mùa vụ, nên lượng khách không trải đều từng tháng mà tập trung vào mùa cao điểm. Chính vì thế, khó cân đối được lực lượng quản lý để giám sát, kiểm tra giá cả dịch vụ. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh nắm bắt cơ hội để tăng doanh thu bù vào mùa thấp điểm.

Bảng 4.23 Một số giá dịch vụ lưu trú trung bình tại An Giang

Đơn vị tính: ngàn đồng


Số ngày lưu trú

Nhà Nghỉ

Khách sạn 1 sao

Khách sạn 2 sao

Khách sạn 3 sao

Chi phí lưu trú 1 ngày, 1 đêm

130

220

320

450

Chi phí lưu trú 2 ngày, 1 đêm

250

400

600

900

Chi phí lưu trú 3 ngày, 2 đêm

350

600

880

1.350

Chi phí lưu trú 4 ngày, 3 đêm

450

780

1.150

1.800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Dịch vụ du lịch và lữ hành Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang - 12

Nguồn: tác giả thu thập, 2017


Bảng 4.24 Một số giá dịch vụ vận chuyển trung bình từ Sài Gòn đi Châu Đốc

Đơn vị tính: ngàn đồng


Nhà xe /Tuyến

Phương Trang

Liên Hưng

Hùng Cường

Huệ Nghĩa

Sài Gòn/ Châu Đốc / Ghế ngồi

125




Sài Gòn/ Châu Đốc / Giường nằm

135

150

150

130

Nguồn: tác giả thu thập, 2017


4.4.6 Thực trạng về an ninh trật tự, an toàn trong du lịch

Xu hướng đi du lịch hiện nay tai An Giang là thích đi lẻ, theo từng nhóm nhỏ hơn là đi theo đoàn, hay theo chương trình du lịch trọn gói. Điều này khiến cho việc quản lý khách càng khó khăn hơn. Việc phối hợp các lực lượng công an, lực lượng bảo vệ tại các khu, điểm tham quan du lịch, để giữ gìn trật tự an toàn tại điểm tham quan du lịch và giải quyết, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của khách du lịch đang được quan tâm.

Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Giải quyết một cách triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách gây mất trật tự, mất an ninh, gây khó chịu đối với khách ở các khu, điểm du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn cho khách du lịch.

Mặt mạnh

Dự thảo quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động số 09-Ctr/TU ngày 05/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch- An Giang. Ông Nguyễn Văn Liêm khẳng định “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”, và mới đây ngày 17 /05/2017 Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo khoa học về du lịch tỉnh An Giang và Kỹ yếu hội thảo “ Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang” đã tái khẳng định An Giang sẽ theo đuổi phát triển du lịch bền vững với khẩu hiệu” An toàn - thân thiện - chất lượng” Qua đó, xây dựng, qui định, chức năng nhiệm vụ của đơn vị giám sát thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, trật tự của hoạt động du lịch, xử lý nghiêm việc gây mất an ninh trật tự, chèo kéo khách ( Nguồn: Bùi Việt Thành- Kỹ yếu Hội thảo khoa học An Giang, 2017).

Những điểm chưa được

Tệ nạn chèo kéo khách du lịch mùa cao điểm vẫn còn tồn tại, tệ nạn ăn xin, cướp giật, móc túi… tại các khu du lịch, điểm du lịch vẫn còn. Mặt khác, các hình thức mê tính dị đoan vẫn lén lút hoạt động gây mất trật tự vẫn còn diễn ra. Vào mùa


cao điểm thì tình trạng kẹt xe kéo dài, tai nạn giao thông vẫn chưa giảm nhiều gây tổn thất cho người dân lẫn du khách.

Nguyên nhân

Do lực lượng quản lý còn mỏng và lượng du khách quá đông trong mùa cao điểm nên không đảm bảo tốt hết mọi nơi. Ngoài ra, do ý thức người tham gia giao thông chưa cao dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Nạn nói thách vẫn còn xảy ra do lực lượng quản lý thị trường chưa thể bao quát hết trong mùa cao điểm.

Kết luận

Nội dung chương 4 là phân tích kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang.

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã xem xét các biến liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Đề tài nghiên cứu về các yếu tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang để kết luận giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu đã được thu thập qua 2 bước: khảo sát sơ bộ (n=50) và khảo sát chính thức (n=340) khách du lịch tại tỉnh An Giang. Các thang đo lường về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và được phát triển phù hợp với bối cảnh du lịch hiện nay của Tỉnh. Kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố EFA, kiểm định phương sai, kiểm định sự ảnh hưởng các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa.

Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang: (1) Sơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, (2) Cơ sở lưu trú, (3) Dịch vụ vận chuyển du lịch, (4) An ninh trật tự, an toàn trong du lịch,

(5) Giá cả các loại dịch vụ. Năm (5) yếu tố này đóng góp tích cực vào sự hài lòng của du khách, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp của mô hình với dữ liệu hiện có. Như vậy, khái niệm về sự hài lòng của du khách nội địa khi đi du lịch tại An Giang như nghiên cứu này được xác nhận.

Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà lãnh đạo của ngành du lịch tỉnh An Giang cũng như các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp du lịch đánh giá lại khả


năng đáp ứng sự kỳ vọng của du khách nội địa, xác định những mặt làm được và chưa làm được mà quan trọng hơn là xác định những yếu tố cần cải thiện trong thời gian qua nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của du khách nội địa khi quyết định đi du lịch tại An Giang.


Chương 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý


5.1 Kết luận chung

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong môi trường du lịch như hiện nay, việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách là việc làm cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu của đề tài giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao quyết định lựa chọn khi đi du lịch tại An Giang của khách du lịch nội địa.

Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh sự phù hợp của mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang, với 6 giả thuyết đưa ra được chấp nhận 5 giả thuyết, qua đó đem lại một ý nghĩa thiết thực cho các ngành du lịch địa phương cũng như định hướng phát triển ngành du lịch của An Giang.

Về mặt ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về nhu cầu của du khách và các yếu tố tác động đến du khách để cải thiện tốt hơn.

5.1.1 Định hướng phát triển du lịch của An Giang

Là vùng đất giàu tiềm năng và được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp của vùng sông nước lẫn vùng cao nguyên như dãy núi Thất Sơn bên cạnh hệ thống sông ngòi, kênh rạch của dòng Mekong hùng vĩ. Tất cả các yếu tố này đã mang lại cho du lịch An Giang sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như da dạng văn hóa của các dân tộc cùng sinh sống chan hòa nơi đây như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Mặt khác, An Giang cũng có đa dạng về tính ngưỡng với nhiều tín đồ như: Phật giáo, Cao Đài, Thiên Chúa, Giáo, Tin Lành, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… với các cơ sở thờ tự như: Chùa, Thánh thất, Nhà thờ, Miếu, Miễu, Đền, Đình, Lăng, Nhà mồ, Thánh đường Hồi giáo…với 82 di tích được xếp hạng với 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia và 52 di tích cấp Tỉnh. Chính vì thế An


Giang rất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2013).

Theo nghị quyết số 11 –NQ/TU ngày 18/11/2013 của Ban Chấp Hành Đảng bộ Tỉnh về Đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng như định hướng đến năm 2030, An Giang có thể tập trung phát triển 4 loại hình du lịch.

Du lịch tâm linh:

Với loại hình du lịch này thì chủ yếu tập trung tại Khu du lịch Núi Sam và Núi Cấm. Với việc tổ chức Lễ hội cấp quốc gia vía bà Chúa Xứ núi Sam với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Đồng thời, việc đưa vào sử dụng các công trình mang dấu ấn tâm linh như Công viên văn hóa tâm linh Núi Sam, Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ hay cáp treo Núi Cấm… của hai nơi này đã thu hút một lượng lớn du khách đến với An Giang trong những năm qua.

Du lịch tham quan nghĩ dưỡng:

Chủ yếu tập trung ở khu du lịch Núi Cấm và Khu du lịch lòng hồ Núi Sập. Hiện nay Tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư vào hai nơi này để phấn đấu trở thành khu du lịch cấp quốc gia trong thời gian tới vì với lợi thế độ cao, khí hậu của nơi này có thể phát triển thành một “Đà Lạt” tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đôi với Khu du lịch lòng hồ- Núi Sập: Tỉnh đã quy hoạch và phối hợp với Ban quản trị Thiền Phái Trúc Lâm xây dựng Thiền Phái Trúc Lâm Thoại Sơn tại Khu du lịch lòng hồ số 2. Bên cạnh đó Tỉnh cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư vào các khu vui chơi giả trí để thu hút du khách từ các tỉnh thành lân cận.

Du lịch sinh thái, sông nước:

Chủ yếu tập trung phát triển du lịch tại Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, Khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên và tuyến du lịch ba xã Cù Lao Giêng.

+ Khu du lịch sinh thái rừng tràm trà Sư: có kế hoạch bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và động vật hoang dã trong khu vực này. Các hoạt động du lịch nơi đây như ngắm chim, thú, bơi thuyền Kayak khám phá rừng theo sơ đồ tuyến, câu cá,


tham quan nhà trưng bài động thực vật. Mặt khác, Tỉnh cũng đang mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng để nâng cao dịch vụ và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

+ Khu du lịch Búng Bình Thiên: hoàn thiện hệ thống giao thông và cầu tàu phục vụ các hoạt động giải trí bơi thuyền, hình thành câu lạc bộ bơi thuyền truyền thống và các môn thể thao dưới nước hiện đại như mô tô nước, lướt ván… Bên cạnh đó, khôi phục lại các làng nghề thủ công của đồng bào dân tộc Chăm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

+Tuyến du lịch 3 xã Cù Lao Giêng (Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp): hình thức homestay và du lịch miệt vườn đang được chú trọng ở nơi đây. Cầu tàu đón khách đã được xây dựng tại xã Tấn Mỹ. Hình thành nên chuỗi liên kết các di tích như nhà thờ Cù Lao Giêng, Dòng tu Chúa Quan Phòng, chùa Ông Đạo… đang thu hút một lượng lớn du khách đến nơi đây trong những năm qua.

Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa:

Chủ yếu tập trung tại hai khu di tích cấp quốc gia đặc biệt và cụm di tích lịch sử nhà mồ Ba Chúc – Dồi Tức Dụp – Căn cứ cách mạng Ô tà Sóc.

+ Di tích cấp quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: kết hợp tham quan, nghiên cứu về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa truyền thống như đờn ca tài tử… Mặt khác, Tỉnh đang kêu gọi cá nhà đầu tư để phát triển nơi đây thành điểm du lịch cấp quốc gia.

+ Di tích câp quốc gia đặc biệt khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo: kết hợp du lịch với tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa của nền văn hóa Phù Nam. Hiện các quy hoạch tổng thể để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích Óc Eo đã được tiến hành. Đây là một trong những di chỉ còn sót lại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long về một nền văn hóa Phù Nam.

An Giang đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và cũng đã định hướng phát triển du lịch ở tầm vĩ mô và vi mô. Đây là điều kiện tiên quyết để phấn đấu, xây dựng sản phẩm du lịch An Giang theo hướng đa dạng, hiện đại, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Đồng thời, Tỉnh cũng luôn tạo mọi điều kiện


thuận lợi để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để phát triển sản phẩm du lịch theo dịnh hướng đã đề ra và đưa du lịch An Giang lên tầm cao mới (Nguồn: Kỹ yếu hội thảo khoa học -Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2017).

5.1.2 Những thuận lợi

So với các tỉnh ở ĐBSCL thì An Giang là tỉnh có nhiều di tích lịch sử nhất và địa điểm tham quan du lịch đạt chuẩn quốc gia thu hút khá nhiều du khách đếm tham quan du lịch. Ngoài ra, do đặc thù vị trí địa lý, An Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và phong phú đa dạng địa hình như: đồng bằng, đồi, núi, sông, hồ, kênh rạch… Là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL được thiên nhiên ban tặng cho những ngọn núi hùng vĩ với hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng, khi hậu tương đối mát mẻ quanh năm thích hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch.

Ngoài ra, An Giang có hệ thống giao thông đường thủy khá phong phú. Là Tỉnh đầu nguồn của sông Mê Kông khi vào Việt Nam nên rất thuận lợi trong phát triển giao thông thủy trong vùng và các quốc gia lân cận. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông bộ được đầu tư, nâng cấp khá hoàn chỉnh, trong tương lai gần giao thông sẽ thông suốt, liền mạch với Đồng Tháp khi cầu Vàm Cống đưa vào hoạt động.

Một yếu tố khá quan trọng khác là tỉnh An Giang đã xác định du lịch là nền kinh tế mũi nhọn. Chính vì yếu tố này đã thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tăng trưởng ổn dịnh trong thời gian qua và sẽ tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Chính vì xác định du lịch là nền kinh tế mũi nhọn nên An Giang đã đầu tư, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa…Các điểm du lịch này đạt chuẩn cấp cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Với đặc điểm vùng đồng bằng, sông nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên An Giang cũng như các tỉnh thành lân cận có khí hậu và thời tiết khá ổn định, ít bị bão hay thiên tai… ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự… nên người dân ở nơi đây rất chân thật, hiền hòa, hòa đồng với đa dân tộc sống chan hòa với nhau tọa nên nề văn hóa đa dạng nơi đây. Chính vì điều này nên An Giang có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng từ địa phướng đến cấp quốc gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022