Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 4


cạnh tranh sống động trong lĩnh vực tiền tệ giúp khách hàng có nhiều khả năng so sánh, lựa chọn hình thức thích hợp với mình nhất.

Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính phải tự hoàn thiện mình, hoàn thiện quá trình huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Từ đó góp phần thúc đẩy hệ thống tài chính của quốc gia phát triển, làm nền tảng cho nền kinh tế phát triển.

2. Lợi ích đối với người cho thuê

Công ty CTTC có quyền chủ động xử lý tài sản mà mình sở hữu.

Do quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra giám sát việc sử dụng tài sản. Nếu có biểu hiện đe dọa sự an toàn cho giao dịch CTTC đó, người cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay lập tức. Nhờ vậy họ có thể tránh được những thiệt hại mất vốn tài trợ. Trong khi đó đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó có thể thực hiện được các biện pháp này.

Tiến hành tài trợ thông qua CTTC sẽ đảm bảo cho khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người tài trợ yêu cầu.

Nguồn vốn công ty cho thuê tài chính tài trợ được đầu tư trực tiếp vào mua sắm máy móc, thiết bị…, tức là tài trợ bằng hiện vật chứ không phải bằng tiền. Như vậy CTTC đã tránh được việc người vay vốn sử dụng vốn vay vào các mục đích khác không ưu tiên hoặc không đem lại lợi nhuận - điều mà các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác hay gặp phải. Đồng thời khi tiến hành cho thuê, tổ chức đã thẩm định hết sức kĩ càng khả năng hoàn trả của các loại máy móc thiết bị mà họ tài trợ nên hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tiền vốn và phí cho thuê thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của tài sản, trong khi đó nếu tài trợ bằng tiền rất có khả năng người đi vay sử dụng vốn không đúng mục đích nếu ngân hàng không có sự giám sát chặt chẽ.


Hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Cho thuê tài chính là cho vay bằn hiện vật nên có thể hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, do vậy không làm giảm dần các khoản vốn tài trợ ban đầu. Hơn nữa bên đi thuê có trách nhiệm bảo dưỡng và bảo hiểm tài sản đi thuê, vì vậy nếu rủi ro khách quan mà xảy ra thì tổ chức cho thuê có thể thu hồi vốn tài trợ thông qua số tiền bảo hiểm nhận được từ công ty bảo hiểm.

CTTC giúp người cho thuê linh hoạt trong kinh doanh.

Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 4

Với loại hình tài trợ này, trong thời gian diễn ra giao dich thuê mua vốn tài trợ được thu hồi dần cho phép người cho thuê đầu tư chúng vào hoạt động kinh doanh sinh lời khác. Trong bối cảnh kinh tế năng động hiện nay, nếu đồng vốn luân chuyển nhanh thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng cao và việc nắm bắt cơ hội kinh doanh dễ dàng hơn.

3. Lợi ích đối với bên thuê

Trong CTTC, người đi thuê được hưởng khoản tài trợ cao có thể lên đến 100% nhu cầu.

Sở dĩ trong hoạt động CTTC có thuận lợi này mà các hình thức tín dụng khác thường khó có thể tìm thấy được là do tài trợ cho thuê được đảm bảo bằng chính tài sản thiết bị cho thuê. Nó cho phép người cho thuê dễ dàng chiếm hữu lại thiết bị trong trường hợp hợp đồng không được tuân thủ bởi người cho thuê là người chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê.

Khả năng được xét duyệt tài trợ là rất lớn.

Các doanh nghiệp nhất là các công ty có qui mô vừa và nhỏ hay những doanh nghiệp vừa thành lập chưa có uy tín với các định chế tài chính thường rất khó thỏa mãn các điều kiện chống rủi ro trong thẩm định nên thường bị các ngân hàng từ chối cho vay. Nhưng khi lựa chọn dịch vụ CTTC thì các doanh nghiệp này đã tìm thấy hướng đi cho mình. Các công ty tài chính sẵn sàng tài trợ cho doanh nghiệp mà không cần có thế chấp và ngay cả khi vị thế


uy tín của doanh nghiệp còn có những hạn chế do đặc thù của CTTC về mặt sở hữu.

Tham gia vào hoạt động CTTC giúp doanh nghiệp không bị đọng vốn và có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt.

CTTC giúp doanh nghiệp hạn chế sử dụng nguồn vốn của mình để mua sắm thiết bị. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ duy trì được vốn lưu động và các nhu cầu tài trợ cho dự án. Vốn của doanh nghiệp không bị đọng vào tài sản, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Mặt khác CTTC cũng giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có tài sản cố định mà cần nguồn vốn lưu động thì có thể áp dụng loại hình bán và tái thuê (sale and leasback).

CTTC là nghiệp vụ tài chính mang tính linh hoạt nên khi thòi hạn hợp đồng kết thúc doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc mua lại, hoặc tiếp tục thuê hoặc trả lại tài sản thuê.

CTTC hạn chế việc sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu.

Hiện nay việc phát triển và cải tiến kỹ thuật máy móc thiết bị, công nghệ được thực hiện rất nhanh chóng trong nền kinh tế. Thông qua CTTC, doanh nghiệp có thể hạn chế được rủi ro sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm có điều kiện cạnh tranh trên thị trường.

Người đi thuê nhận được khoản tài trợ thuê mua nhanh chóng đáp ứng kịp thời cơ hội kinh doanh.

Các công ty CTTC thường chuyên môn hóa trong lĩnh vực thuê mua trang thiết bị công với mức độ rủi ro thấp hơn các phương thức tài trợ khác nên các thủ tục và điều kiện tài trợ cũng đơn giản hơn. Vì vậy các công ty CTTC nhanh chóng đưa ra các quyết định tài trợ hay không để đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.


CTTC tạo điều kiện cho người đi thuê thanh toán tiền thuê rất linh hoạt.

Trong hợp đồng CTTC, người cho thuê và người đi thuê dựa vào khả năng sinh lợi của thiết bị thuê và sức mạnh tài chính của người đi thuê mà thỏa thuận về số vốn phải trả một kỳ, thời hạn thanh toán là tháng hay quý, lãi suất cố định hay thả nổi…, phù hợp nhất giúp cho người đi thuê không bị sức ép về nợ và người cho thuê đảm bảo khả năng thu nợ hơn.‌

Các doanh nghiệp có thể thu hút vốn nước ngoài thông qua CTTC.

Các doanh nghiệp có thể huy động vốn nước ngoài thông qua các công ty CTTC quốc tế hay các công ty liên doanh CTTC hoạt động trong nước hoặc thông qua các nghiệp vụ thuê tài chính như thuê mua giáp lưng với sự trợ giúp của các công ty CTTC trong nước.

VI. KINH NGHIỆM CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á

1. Hoạt động CTTC tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu trong ngành CTTC và là nước có thị trường CTTC năng động nhất tại Châu Á. Công ty CTTC đầu tiên đã được thành lập vào năm 1963 và ngay sau đó hàng loạt các công ty CTTC đã ra đời và được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi các ngân hàng và công ty thương mại. Cho đến nay đã có gần 120 công ty cho thuê tài chính hoạt động tại nước này.

Năm 1971 Hiệp hội cho thuê Nhật Bản (JLA) được thành lập đánh dấu một bước hoàn thiện pháp lý và tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động thuê mua phát triển tại quốc gia này. CTTC đã nhanh chóng trở thành một trong các bí quyết về tổ chức các kênh tạo dẫn vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển.

Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, đầu tư của các công ty đã chuyển hướng từ mục tiêu mở rộng sản xuất sang mục tiêu nâng cao hiệu quả. Thời kỳ này hoạt động CTTC phát triển mạnh mẽ vì các công ty muốn


sử dụng lợi thế của phương thức tài trợ thuê mua để hiện đại hóa, tự động hóa quá trình công nghệ sản xuất.

Trong những những năm 80, ngành CTTC Nhật Bản tăng trưởng bền vững. Theo khảo sát của Hiệp hội Leasing Nhật Bản (JLA) cho thấy rằng 90% các công ty Nhật Bản đã sử dụng hình thức tài trợ bằng CTTC. Hàng hóa của thị trường CTTC tại Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các loại máy móc, thiết bị, phục vụ cho ngành công nghệ thông tin điện tử, giao thông vận tải, thương mại du lịch.

Từ những năm 92 trở lại đây, thị trường CTTC trong nước có xu hướng bão hòa giữa cung và cầu. Sự cạnh tranh giữa các công ty cho thuê ngày càng gay gắt dẫn đến mở rộng xu thế mở rộng xuất khẩu dịch vụ cho thuê ra thị trường quốc tế. Hầu hết các công ty CTTC Nhật Bản đều có văn phòng đại diện tại New York, London, Hong Kong, Sigapore và các nước Đông Á. Vài công ty cũng tham gia vào thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ dưới hình thức hoạt động độc lập hay liên doanh với các hình thức sở tại.

Hoạt động CTTC của các công ty Nhật Bản rất linh hoạt và sử dụng các phương thức cho thuê đa dạng: cho thuê liên kết, bán và tái thuê… Đồng thời, với ưu thế nguồn vốn lớn lại có sự tham gia của các công ty bảo hiểm nên các công ty CTTC tại Nhật Bản ngày càng lớn mạnh.

Thị trường CTTC Nhật Bản phát triển và duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao trong thời gian dài là do nguyên nhân sau:

- Sự ủng hộ từ phía chính phủ tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động CTTC phát triển.

- Sự cạnh tranh trong tài trợ vốn giữa Ngân hàng thương mại và các công ty CTTC không gay gắt. Các thể lệ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại nghiêm ngặt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể khai thác vốn ở kênh này, buộc họ phải tìm phương thức tài trợ vốn ở


kênh khác là CTTC. Mặt khác, môi trường kinh tế tác động đến nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp rất lớn.

- Các công ty CTTC Nhật Bản nắm bắt được nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu đó một cách mềm dẻo có chất lượng dịch vụ cao.

- Nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC Nhật Bản rất đa dạng. Các công ty này nhận được sự hỗ trợ của hầu hết các tổ chức kinh doanh hàng đầu ở Nhật như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính…

2. Hoạt động CTTC tại Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng là một nước có hoạt động cho thuê tài chính rất phát triển và hiện nay đang là một trong những nước dẫn đầu về ngành này tại khu vực Châu Á. Ngành CTTC Hàn Quốc được hình thành từ những năm 70 được đánh dấu bằng sự ra đời của công ty CTTC đầu tiên vào năm 1972. Trong những năm này nền kinh tế Hàn Quốc có nhu cầu rất lớn để đầu tư vào sản xuất nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc lại rất thiếu vốn. Cho thuê tài chính đã trở thành công cụ đắc lực trong công việc cung cấp vốn trong khu vực công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính cho thuê, chính phủ đã ban hành “luật khuyến khích ngành cho thuê” vào năm 1973 và đến năm 1993 được đổi tên thành “luật kinh doanh cho thuê” phản ánh sự tự do hóa của thị trường tài chính Hàn Quốc. Cùng với sự tự cơ cấu lại thị trường tài chính, “luật kinh doanh cho thuê” được thay thế bằng “luật kinh doanh tài trợ tín dụng đặc biệt” năm 1998.

Hoạt động của ngành công nghiệp cho thuê không ngừng tăng lên với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%. Đến nay đã có gần 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Hoạt động CTTC đã có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 1996 ngành cho thuê đóng góp đáng kể cho đầu tư quốc gia vào máy móc thiết bị với qui mô đạt 16,9 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng đầu tư quốc gia vào thiết bị.


Ngày nay, các công ty CTTC có xu hướng liên kết lại với nhau trong các hợp đồng cho thuê lớn mà một công ty cho thuê không đủ vốn để tài trợ. Do vậy đã hình thành nên những công ty cho thuê liên kết. Các công ty CTTC lớn Hàn Quốc đã mở rộng ra thị trường nước ngoài. Hàng loạt các chi nhánh được mở tại Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam.

Thị trường CTTC Hàn Quốc phát triển là do những nguyên nhân sau:

- Chính phủ quan tâm đến hoạt động CTTC thông qua việc sửa đổi ban hành luật thuê mua phù hợp với thời kỳ phát triển kinh tế. Mở rộng thị trường thuê mua và giảm bớt các thủ tục cho thuê, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.

- Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bi tăng lên đáng kể cùng với sự tăng trưởng kinh tế.

- Hoạt động thị trường cho thuê trở nên hấp dẫn vì nó là phương thức tài trợ vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc thực thi chính sách tiền tệ, ban hành những quyết định nghiêm ngặt về vốn trung và dài hạn. Vì thế ngoài phương thức tài trợ thuê tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận với phương thức tài trợ vốn trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại.

3. Hoạt động CTTC tại Trung Quốc

Hoạt động cho thuê tài chính của Trung Quốc cũng rất phát triển. Hơn nữa Trung Quốc cũng mới gia nhập WTO và chính sách phát triển kinh tế xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Chính vì thế việc nghiên cứu hoạt động cho thuê tài chính tại Trung Quốc có thể đem lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm. Vào thập niên 80, hoạt động CTTC được hình thành tại Trung Quốc với mục đích là nhập khẩu trang thiết bị và công nghệ hiện đại thông qua việc sử dụng vốn nước ngoài. Tháng 2/198, công ty CTTC Phương Đông Trung Quốc ra đời (China Orient Leasing Co.Ltd). Cùng năm này, tháng 7, tập đoàn tài chính và đầu tư quốc tế Trung Quốc hợp tác với cơ


quan quản lý cung ứng vật tư Trung Quốc thành lập công ty Leasing China Ltd, và sau đó tập đoàn tài chính và đầu tư quốc tế Trung Quốc lập riêng một công ty CTTC độc lập. Sự hình thành 3 công ty CTTC này là sự khởi đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp CTTC tại Trung Quốc.

Hoạt động CTTC đang trở thành một phương thức sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đồng thời tạo ra sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp cho thuê nhờ vào sự vận dụng linh hoạt mềm dẻo, thích hợp đáp ứng được nhu cầu hoạt động của bên đi thuê. Chính sách cải tổ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa của Trung Quốc năm 1978 đã đưa đến những thành tựu to lớn. Sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đã kéo theo nhu cầu vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng mạnh và thị trường CTTC của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ cao. Tính bình quân một công ty CTTC tại Trung Quốc có doanh số hoạt động khoảng 3.000.000 USD bao gồm cả hoạt động CTTC quốc tế và nội địa.Sau 10 năm, Trung Quốc đã có hơn 60 công ty CTTC, trong đó có hơn 25 công ty liên doanh với nước ngoài.

Các yếu tố dẫn đến sự phát triển của thị trường CTTC Trung Quốc là:

- Dịch vụ cho thuê tài chính được cung cấp một cách mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp đi thuê.

- Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện, nghiêm minh và theo hướng khuyến khích phát triển thị trường cho thuê tài chính.

- Chính sách ưu đãi về thuế đối với các hàng hóa cho thuê phải nhập từ nước ngoài.

- Chính sách hỗ trợ cho các công ty cho thuê chuyên nghiệp thông qua việc cung cấp các kênh tạo vốn từ bên ngoài như: Ngân hàng thương mại Trung Quốc đã cho phép 4 công ty cho thuê tài chính được huy động vốn tiền gửi tiền vay của các tổ chức nước ngoài.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí