Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Cho thuê tài chính (Finance Lease) cả về lý thuyết và hoạt động thực tiễn đều không hoàn toàn giống nhau tại tất cả các nước trên thế giới, nó phụ thuộc vào quan điểm và quy định của từng quốc gia. Dưới đây xin đề cập đến định nghĩa cho thuê tài chính được quy định trong Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) và định nghĩa cho thuê tài chính theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Việt Nam về hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.
Theo IAS: cho thuê tài chính (CTTC) là cho thuê tài sản có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu của tài sản. Quyền sở hữu có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP về hoạt động của các công ty CTTC thì cho thuê tài chính được định nghĩa như sau:
Cho thuê tài chính là hoạt động trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc và thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyến và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại, hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 1
- Phân Biệt Cho Thuê Tài Chính Với Một Số Nghiệp Khác Của Ngân Hàng
- Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 4
- Cơ Hội Của Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Khi Việt Nam Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Như vậy, cho thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hay dài hạn không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước
các điều kiện tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho thuê. Sau thời hạn thuê, quyền sở hữu có thể chuyển giao cho bên thuê.
2. Đặc điểm
Việc đưa ra các tiêu chuẩn nhận dạng cụ thể, rõ ràng và chính xác về hoạt động cho thuê tài chính sẽ cho phép chúng ta có thể dễ dàng phân biệt hoạt động này với các hoạt động tín dụng khác. Tuy nhiên, các đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính vẫn chưa được thống nhất giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế.
Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC), nghiệp vụ nào thỏa mãn một trong bốn điều kiện sau thì được xem là cho thuê tài chính:
Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hợp đồng hết hạn
Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua
Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản
Hiện giá của các khoản thuê gần bằng hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại của IASC, mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể trong luật thuê mua của họ dựa trên những điều kiện cụ thể của mỗi nước. Ở Việt Nam, đặc điểm của hoạt động CTTC được quy định như sau:
- Khi kết thúc thời hạn thuê hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Nội dung hợp đồng thuê có quy định khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Cho thuê tài chính có rất nhiều phương thức khác nhau, thể hiện rõ trên các hợp đồng cho thuê. Các hợp đồng thường được sử dụng là các loại cơ bản sau:
1. Hợp đồng cho thuê theo sự thỏa thuận ba bên (Net Lease)
Đa số hợp đồng CTTC là loại hợp đồng theo sự thỏa thuận ba bên: bên cho thuê, bên thuê, bên cung cấp thiết bị. Theo đó quyền và trách nhiệm mỗi bên như sau:
Bên cho thuê
Xét duyệt tài trợ thuê tài chính cho người có nhu cầu thuê
Xác nhận các chi tiết và giá cả thiết bị từ người thuê và người cung
ứng
Soạn thảo hợp đồng thuê
Soạn thảo hợp đồng mua tài sản cho thuê với nhà cung ứng
Đứng tên sở hữu hợp pháp
Bên thuê
Lựa chọn thiết bị cần thiết và chọn nhà cung ứng, thương lượng các điều khoản bảo hành, thương lượng cách thức bảo dưỡng, thương lượng về các chi tiết giao nhận (vận chuyển, hoàn thành thủ tục hải quan, cấp giấy phép…), thương lượng về thời gian lắp đặt và đào tạo, thương lượng giá mua, cung cấp bảo hiểm toàn diện cho thời gian vận chuyển
Thực hiện thỏa thuận mua với nhà cung ứng và người cho thuê
Có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng tài sản trong suốt quá trình thuê
Được quyền sử dụng tài sản
Nhà cung ứng
Đàm phán với người thuê về loại thiết bị, thông số kỹ thuật và giá
Cung cấp bảo hành và dịch vụ cho người người thuê
Giao thiết bị trực tiếp cho người thuê trong tình trạng hoạt động tốt
Thực hiện hợp đồng mua với người cho thuê
2. Hợp đồng bán và tái thuê (Sale and Leaseback)
Bán và tái thuê là một thỏa thuận mà theo đó người thuê bán lại tài sản của chính họ cho người cho thuê và đồng thời một hợp đồng CTTC được soạn thảo với nội dung Công ty CTTC (người cho thuê) đồng ý cho bên thuê thuê lại tài sản mà chính họ vừa bán.
Công ty CTTC
Người mua
Người cho thuê
Thỏa thuận mua bán tài sản
Chủ sở hữu ban đầu
Người bán
Người thuê
Quyền sở hữu pháp lý
Trả tiền mua tài sản
Sơ đồ 1. CTTC theo phương thức bán và tái thuê
Hợp đồng thuê tài sản
Trả tiền thuê tài sản
Đặc trưng của hợp đồng cho thuê này là: Người thuê giữ lại quyền sử dụng thiết bị trong khi chuyển giao quyền sở hữu. Theo thỏa thuận bán và cho thuê lại thì người sử dụng thiết bị sẽ bán thiết bị cho công ty CTTC mà người sử dụng thiết bị trước đó đã có quyền sở hữu hợp pháp và thiết bị đó còn thời gian khả dụng hợp lý. Công ty cho thuê thỏa thuận mua thiết bị và cho thuê lại, lúc đó người sử dụng trở thành người thuê thiết bị như trong trường hợp thỏa thuận ba bên, người thuê có đầy đủ các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng về bảo dưỡng và làm dịch vụ đối với thiết bị để đảm bảo rằng thiết bị được trong tình trạng hoạt động tốt.
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn hoạt động, họ không muốn vay Ngân hàng hoặc không vay được nữa nhưng họ vẫn muốn duy trì năng lực sản xuất hiện có nên họ không muốn bán tài sản cố định. Khi đó sử dụng hình thức trên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa có thêm vốn lưu động để kinh doanh, vừa có tài sản để sản xuất.
3. Hợp đồng tài trợ hai bên hay tài trợ trực tiếp (Direct lease)
Là loại hợp đồng mà người cho thuê sử dụng thiết bị của họ có sẵn tài trợ cho người thuê. Người cho thuê là nhà sản xuất hoặc cũng có thể là công ty CTTC sử dụng tài sản của mình để tài trợ cho bên thuê.
Quyền sở hữu
Người cho thuê
hay
Nhà sản xuất
Quyền sử dụng
Người thuê hay
Người tiêu thụ
Hợp đồng thuê
Giao thiết bị
Trả tiền thuê
Sơ đồ 2. CTTC theo phương thức tài trợ trực tiếp
thuê.
Đặc trưng của hợp đồng cho thuê này là:
Bán lại các thiết bị sx
- Tài sản thuê thường không quá lớn và thường là máy móc thiết bị.
- Có hai bên trực tiếp tham gia giao dịch: Người thuê và Người cho
- Vốn tài trợ hoàn toàn do người cho thuê đảm nhiệm.
- Người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng lạc hậu.
Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để
đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mặt khác nhờ luôn cập
nhật những công nghê mới để chế tạo máy móc, thiết bị, nên các nhà sản xuất có thể sẵn sàng mua lại những thiết bị, máy móc cũ lạc hậu về mặt công nghệ để tiếp tục cung cấp những máy móc hiện đại do họ chế tạo ra.
4. Hợp đồng cho thuê liên kết (Syndicate Lease)
Đây là phương thức tài trợ mà nhiều bên cùng tham gia tài trợ cho một người thuê. Sự liên kết có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của nhà tài trợ. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế tạo cùng nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều ngang. Còn trong trường hợp các định chế tài chính hay nhà sản xuất lớn giao tài sản cho các chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc.
Sơ đồ 3. CTTC theo phương thức cho thuê liên kết
Hợp đồng tín dụng
3
2
Hợp đồng bảo dưỡng
Người cho vay (Lender)
Người cho thuê (Lessor)
1
Người cung cấp (Supplier)
Người đi thuê (Lessee)
Quyền sử dụng
Thanh toán tiền thuê
Ghi chú:
Hợp đồng thuê
Thanh toán tiền thuê
1. Hợp đồng mua
2. Quyền sở hữu
3. Thanh toán tiền
5. Hợp đồng cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease)
Đây là một hình thức đặc biệt của thuê mua thuần chỉ mới được phổ biến trong thời gian gần đây. Xuất phát từ thực tế là các công ty CTTC có những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tự tài trợ cho khách hàng.
Theo thể thức này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Vật thể chấp cho khoản vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà người thuê sẽ trả trong tương lai. Người cho vay được hoàn trả tiền cho vay từ các khoản tiền thuê, thường do người thuê trả trực tiếp theo yêu cầu của người cho thuê. Sau khi trả hết khoản nợ vay, những khoản tiền còn lại sẽ được trả cho người cho thuê.
Về phía người cho thuê, không có sự khác biệt trong mối quan hệ giao dịch với người cho thuê so với các phương thức cho thuê khác. Hình thức này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của công ty CTTC.
Người
thuê
Sơ đồ 4. CTTC theo phương thức cho thuê bắc cầu
Người cho
vay
Tiền trả nợ
Người cho
thuê
Tiền thuê
Tiền trả nợ
Tài sản
6. Hợp đồng cho thuê giáp lưng (Under Lease)
Là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.
Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được kí kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, người
thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê ban đầu.
Hình thức thỏa thuận thuê mua này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng hoàn trả toàn bộ được ký kết giữa người cho thuê với người thuê thứ nhất. Nhưng khi thực hiện được một phần hợp đồng, người thuê thứ nhất không còn nhu cầu với tài sản đã thuê hay vì một lý do nào đó (mà hợp đồng này là loại không thể hủy ngang) nên họ phải tìm người thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng. Bởi nếu không cho thuê tiếp được thì dù không sử dụng tài sản thì họ vẫn phải trả tiền thuê cho người cho thuê (công ty CTTC).
Người thuê thứ hai
Sơ đồ 5. CTTC theo phương thức cho thuê giáp lưng
Người cho
thuê
Quyền sử dụng tài sản
Người thuê thứ nhất
Quyền sử dụng tài sản
Tiền thuê
Tiền thuê
III. NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Nghiệp vụ cho thuê tài chính
1.1. Xét duyệt tài trợ
Trong giao dịch CTTC, quá trình thẩm định dự án, xét duyệt tài trợ đóng vai trò rất quan trọng, là khâu then chốt quyết định thành bại trong giao dịch.
Bên cho thuê sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mà bên thuê gửi đến. Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý: khách hàng đi thuê lần đầu phải cung cấp cho người thuê các văn bản tài liệu có liên quan đến tư cách pháp lý, năng lực pháp luật và hành vi dân sự của người đi thuê như: quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư