Địa lý du lịch Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 1


PHẦN BA: ĐỊA LÍ DU LỊCH THẾ GIỚI


CHƯƠNG 6

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÍ CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI TRONG THỜI KÌ HIỆN ĐẠI



Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được đặc điểm và tình hình du lịch thế giới trong thời kì hiện đại.

- Phân tích được các số liệu về doanh thu, lượng khách, mức độ chi tiêu của khách du lịch thế giới.

- Nêu được sự phân bố địa lí của các khu vực du lịch thế giới.

- Trình bày được đặc điểm du lịch Đông Nam Á

- Phân tích được một số vấn đề về du lịch thế giới.

- Liên hệ được tình hình du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch thế giới thời kì hiện đại.


Nội dung:

Chương này đề cập đến những vấn đề sau:

- Tình hình và đặc điểm phát triển của du lịch thế giới trong thời kỳ hiện đại.

- Sự phân bố địa lí của các khu vực du lịch trên thế giới.

- Du lịch khu vực Đông Nam Á.

- Một số vấn đề du lịch thế giới.


6.1 Tình hình phát triển du lịch thế giới

Sang đầu Thế kỉ XX, du lịch thế giới phát triển nhanh chóng và tập trung ở châu Âu. Đến trước Chiến tranh thế giới II số khách du lịch của thế giới có khoảng 50 triệu lượt. Trong thời gian chiến tranh du lịch giảm sút nhanh chóng, gần như đình trệ. Sau chiến tranh cùng với kinh tế, du lịch thế giới được phục hồi nhanh chóng, đến năm 1950 đã có 25 triệu lượt khách du lịch, bằng nửa thời kì trước chiến tranh. Ngay sau đó du lịch thế giới đã bước vào thời kì phát triển ngày càng mạnh mẽ và sôi động. Số khách du lịch tăng nhanh không ngừng và

lớn. Mục đích cũng như các dịch vụ du lịch ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Quan trọng hơn là du lịch đã phát triển và phân bố rộng khắp các châu lục, thu hút ngày càng nhiều người dân đi du lịch, du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến của thế giới. Đến năm 2000 thế giới có gần 700 triệu lượt khách du lịch, gần đây năm 2005 có 808 triệu lượt và năm 2007 là 903 triệu lượt. Năm 2010 đã có gần 1tỉ lượt và đến năm 2015 đạt 1.184 lượt khách du lịch. (bảng 6.1)

Bảng 6.1. Khách du lịch và thu nhập du lịch của thế giới


Năm

1950

1960

1970

1980

1990

2000

2005

2010

2014

2018

Khách DL

(tr lượt)


25,5


69,3


159,7


278,9


454,9


698


808

949

1.133

1.403

Thu nhập

(tỉ USD)


2,1


6,9


17,9


102,4


255,0


476


681,5

966

1.245

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Địa lý du lịch Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 1

Nguồn: Tổng cục Thống kê và UNWTO

Du lịch thế giới đã thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng và đã mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế thế giới, đóng góp quan trọng vào GDP của thế giới. Thu nhập từ du lịch thế giới năm 2000 thu được hơn 470 tỉ USD, năm 2010 là 966 tỉ USD vànăm 2014 là trên 1000 tỉ USD (bảng 9). Trong đó, những quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu thế giới, tính theo số lượng khách du lịch quốc tế đến gồm có Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc…Thời điểm năm 2000 có 9 nước có số khách du lịch quốc tế đạt trên 20 triệu lượt, đến năm 2010 có 24 nước và năm 2014 có 10 nước đạt 30 triệu lượt khách du lịch.(bảng 6.2)

Bảng 6.2. Các quốc gia hàng đầu về đón khách du lịch quốc tế

(triệu lượt)


Năm 2000

Năm 2010

Năm 2018

Pháp

75,50

Pháp

77,65

Pháp

89,4

Mỹ

50,89

Tây Ban Nha

52,67

Tây Ban Nha

82,8

Tây Ban Nha

48,20

Mỹ

60,0

Mỹ

79,6

Italia

41,18

Trung Quốc

55,66

Trung Quốc

62,9

Trung Quốc

31,23

Italia

43,62

Italia

62,1

Anh

25,19

Thổ Nhĩ Kì

31,36

Thổ Nhĩ Kì

45,8

Nga

21,17

Anh

28,30

Mexico

41,1


Mexico

20,63

Đức

28,88

Đức

38,9

Canada

20,42

Malaysia

24,58

Thailand

38,3

Đức

18,98

Mexico

23,29

Anh

36,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê và UNWTO


So sánh về thu nhập từ du lịch thì những quốc gia đứng hàng đầu thế giới gồm có Mỹ, Tây Ban Nha , Pháp, Italia và Anh. (bảng 6.3)

Bảng 6.3. Các quốc gia hàng đầu về doanh thu du lịch

(tỉ USD)


Năm 2000

Năm 2010

Năm 2018

Mỹ

85,16

Mỹ

137,0

Mỹ

214,5

Tây Ban Nha

31,00

Tây Ban Nha

54,64

Tây Ban Nha

73,8

Pháp

29.90

Pháp

47,0

Pháp

67,3

Italia

27,44

Trung Quốc

45,81

Thái Lan

63,0

Anh

19,54

Italia

38,79

Anh

51,9

Đức

17,81

Đức

34,70

Italia

49,3

Trung Quốc

16,23

Anh

32,40

Australia

45,0

Áo

11,44

Australia

28,60

Đức

43,0

Canada

10,77

Ma Cao

27,80

Nhật

41,1



Thổ Nhĩ Kì

22,58

Trung Quốc

40,4

Nguồn: UNWTO

Năm 2000 có 18 quốc gia hàng đầu có trên 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Trong đó châu Âu có 13 nước, châu Mỹ có 3 nước và châu Á có 2 nước và có 9 quốc gia có thu nhập từ du lịch trên 10 tỉ USD.

Đến năm 2002, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có thêm 2 nước đón trên 10 triệu lượt khách du lịch là Malaysia 13,3 triệu và Thái Lan 10,9 triệu.

Năm 2000 trong tốp những quốc gia hàng đầu về lượng khách du lịch thì chỉ có 5 quốc gia đón được trên 10 triệu lượt, đến 2010 con số này đã thay đổi rất nhanh, trong tốp 10 quốc gia dẫn đầu thì thấp nhất là Mexico cũng có 20 triệu lượt và năm 2014 là gần 30 triệu lượt.

Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về số khách du lịch của thế giới giai đoạn 1990 - 2000 vào khoảng 5,3%. Hiện nay, nếu tính bình quân số lượt

khách du lịch so với dân số thế giới thì cứ 7 người dân có 1 người đi du lịch. Đó là những con số khá cao. Tùy theo từng khu vực mà sự tăng trưởng rất khác nhau. Dự báo của UNWTO đến năm 2020 lượng khách du lịch thế giới đạt 1,4 tỉ lượt và năm 2030 là 1,8 tỉ lượt.

Sự phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ du lịch đã làm cho lượng khách du lịch thế giới tăng dần lên và chi tiêu cho du lịch cũng rất lớn lên tới 476 tỉ USD vào năm 2000. Ngược lại, chiến tranh và dịch bệnh đã làm cho lượng khách du lịch giảm đáng kể trên bình diện lớn. Nạn khủng bố, chiến tranh Vùng Vịnh, dịch SARS, dịch cúm gia cầm, khủng hoảng kinh tế… những năm qua đã làm cho lượng khách du lịch thế giới tăng chậm, thậm chí giảm như năm 2002. Sự giảm mạnh tập trung ở một số quốc gia châu Mĩ, Trung Đông, châu Âu, Đông Nam Á.Năm 2003 thu nhập du lịch thế giới giảm (-1,7%) so với 2002. Song, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin liên lạc hiện đại, thuận tiện, nhanh chóng, các dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng với chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ, không ngừng.

Xét cơ cấu lượng khách du lịch của thế giớicho thấy, ví dụ năm 2014: Xét theo mục đích chuyến đi, khách có mục đích nghỉ dưỡng và giải trí là 53%, mục đích chữa bệnh và tôn giáo là 27%, mục đích thương mại và công việc là 14%, các mục đích khác là 6%. Xét theo phương tiện sử dụng thì có 54% khách sử dụng đường hàng không, 39% đường bộ, 5% đường thuỷ và 2% đường sắt.

6.2 Sự phân bố địa lí du lịch của các khu vực thế giới

Ngày nay du lịch đã trở thành một trào lưu phổ biến ở khắp các châu lục và khu vực trên thế giới.

Nhờ vào vị trí cực kỳ thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển cùng với vô số các di tích lịch sử - văn hoá có giá trị mà châu Âu trở thành trung tâm quan trọng của du lịch thế giới. Thực tế cho thấy du lịch ở châu Âu có giá thấp hơn cả, giao thông thuận lợi và rẻ, các dịch vụ giá cả vừa phải nên du lịch có ở khắp nơi. Tại châu Âu có hai luồng chính của dòng khách là Bắc - Nam và Tây - Đông Nam. Số khách du lịch của châu Âu luôn có số lượng lớn và chiếm tỉ trọng cao so với thế giới. Năm 2000 châu Âu đón 403 triệu lượt khách du lịch quốc tế và chiếm khoảng 58% toàn thế giới, châu Mĩ 17,0%, Đông Á- TBD 16%, khoảng 9% là của các khu vực còn lại. Tuy nhiên mức tăng trưởng của

châu Âu lại vào loại thấp nhất, khoảng 3,0% mỗi năm, giai đoạn 1990 - 2000. Trong đó vùng Nam Âu - Địa Trung Hải và Tây Âu có vị trí lớn nhất khu vực và thế giới. Chẳng hạn năm 2005, châu Âu đón 441,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu 347,4 tỉ USD, thì phần cả hai vùng trên là 158,0 và 142,7 triệu lượt, thu nhập tương ứng là 140,2 và 122,1 tỉ USD.

Châu Mỹ, nhất là Bắc Mỹ có du lịch phát triển tương đối sớm và giữ vị trí quan trọng của du lịch thế giới. Trước đây khu vực này luôn đứng thứ hai thế giới về lượng khách đến và thu nhập du lịch, hiện nay vị trí số hai đã xuống thứ ba về lượng khách đón được. Năm 2005 châu Mỹ đón được 133,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thì vùng Bắc Mỹ đã chiếm 90,1 triệu lượt.

Du lịch ở châu Á, châu Phi và châu Đại Dương phát triển nhanh nhất nhưng tỷ lệ của khách trong các chỉ số tuyệt đối còn hạn chế. Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất là 11,0% trong cùng giai đoạn, hiện đứng thứ hai thế giới về đón khách và thứ ba về thu nhập du lịch.

Giữa các vùng khác nhau trên thế giới có sự khác biệt đáng kể về thu nhập du lịch, thu nhập này phụ thuộc nhiều vào số lượng khách du lịch của mỗi khu vực. Khu vực có thu nhập cao nhất dường như cũng là khu vực có chi tiêu cao nhất về du lịch. Những khu vực du lịch đắt đỏ là Nam Mỹ, châu Á, và châu Đại Dương. Các chuyến du lịch ở châu Á và Nam Mỹ chưa cao nhưng lại tăng nhanh nhất. Sự phát triển du lịch ở vùng Cận Đông và châu Phi có nhiều hứa hẹn nhưng lại bị cản trở bởi sự căng thẳng ở khu vực. Du lịch nội địa phát triển mạnh ở Canađa và Mỹ, nhưng do sự tách biệt lãnh thổ nên du lịch gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, Mỹ lại đứng đầu thế giới về thu nhập ngoại tệ, số ngày lưu trú bình quân và khách du lịch ra nước ngoài. Các khu vực còn lại hoặc du lịch phát triển ở mức độ yếu hoặc du lịch hầu như chưa phát triển.

Đến năm 2014 lượng khách du lịch và thu nhập du lịch của các khu vực đều tăng nhanh song, vai trò cũng như vị trí của các khu vực không thay đổi đáng kể. Châu Âu vẫn dẫn đầu về số khách và thu nhập du lịch, tiếp đến là các khu vực châu Á- Thái Bình Dương (gồm Đông Á - TBD và châu Đại Dương), châu Mỹ, châu Phi và Trung Đông. (bảng 6.4- 6.9)

Bảng 6.4. Khách du lịch quốc tế của các khu vực


(triệu lượt)


Khuvực

Năm

Thế giới

Châu Âu

Châu Mĩ

Đ.Á- TBD

Châu Phi

Trung Đông

Châu Đ.Dương

Nam Á

1990

457,31

282,74

92,87

54,60

14,98

8,96

5,16

3,16

2000

698,79

403,30

128,99

111,89

27,62

20,56

9,66

6,46

2005

808

441,6

133,6

138,2

36,8

39,7

10,5

8,0

2014

1.133

581,8

181,0

263,3*

55,7

51,0

-

-

2018

1.403

710,0

215,7

347,0

-

-

-

-

Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNWTO (*) Số liệu khu vực Châu Á - Thái bình Dương

Bảng 6.5. Thị trường gửi khách du lịch quốc tế của các khu vực

(triệu lượt)


Khu vực

Năm

Thế giới

Châu Âu

Châu Mỹ

C.Á- TBD

Châu Phi

Trung Đông

Các KV khác

2014

1.133

575.0

189,2

276,9

33,2

37,0

30,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNWTO

Bảng 6.6. Thu nhập du lịch của các khu vực

(tỉ USD)


Khuvực

Năm

Thế giới

Châu Âu

Châu Mỹ

ĐÁ- TBD

Châu

ĐDương

Châu Phi

Trung Đông


Nam Á

1990

263,36

143,26

69,20

39,20

7,12

5,30

4,40

2,03

2000

475,77

231,46

136,42

82,46

14,12

10,67

9,67

5,09

2005

682

347,4

145,3

104,3

24,7

21,3

28,6

9,9

2014

1.245

508,9

274,0

376,8

36,4

49,3

-

Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNWTO

Bảng 6.7. Chi tiêu du lịch của thế giới và các khu vực năm 2000

(tỉ USD)


Khu vực

Thế giới

Châu Âu

Châu Mỹ

Đông Á TBD

Châu Đ.Dương

Châu Phi

Trung Đông


Nam Á

Chi tiêu

475,77

212,32

95,07

51,10

9,66

1,69

2,07

2,13

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 6.8. Các quốc gia hàng đầu về chi tiêu du lịch năm 2000


(tỉ USD)


Mỹ

Đức

Anh

Nhật

Pháp

Italia

Canada

Hà Lan

T.Quốc

65,04

47,61

36,56

31,48

17,17

15,48

12,41

11,82

10,86

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 6.9. Các quốc gia hàng đầu về chi tiêu du lịch năm 2014

(tỉ USD)


T.quốc

Mỹ

Đức

Anh

Nga

Pháp

Canada

Italia

Australia

Brazil

164,9

110,8

92,2

57,6

50,4

47,8

33,8

28,8

26,3

25,8



6.3 Du lịch khu vực Đông Nam Á

Nguồn: UNWTO

Đông Nam Á là khu vực có du lịch phát triển muộn của thế giới. Tuy nhiên Đông Á - TBD lại là khu vực có nền kinh tế và du lịch năng động với nhịp độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Chỉ với hơn 20 năm phát triển, du lịch Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của thế giới. Hầu như các nước trong khu vực đều có sự quan tâm đặc biệt đến phát triển du lịch, coi đây là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước trong việc thu hút đầu tư và ngoại tệ. Các quốc gia này đã ra sức khai thác tài nguyên du lịch, phát triển các dịch vụ du lịch, tích cực quảng bá tạo sức hấp dẫn tới khách du lịch. Biển Đông là kho tài nguyên chung của các nước cùng với các di sản văn hóa Đông Nam Á của các nước. Kết quả phát triển du lịch tuy chưa lớn nhưng rất quan trọng. Số khách du lịch tăng nhanh. Năm 1990 số khách du lịch của khu vực là 21,47 triệu lượt, đến năm 2000 đã lên đến 38,24 triệu lượt, bình quân giai đoạn này đạt 8,5%/năm, năm 2010 đạt 70,5 triệu lượt, năm 2014 đạt 96,7 triệu lượt. Doanh thu du lịch năm 1990 là 14.473 triệu USD và năm 2000 tăng lên là 27.228 triệu USD và năm 2010 là 68,5 tỉ USD, năm 2014 là 106,8 tỉ USD. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á(ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực (2005). Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2020 lượng khách quốc tế đến khu vực này sẽ là 123 triệu lượt, năm 2030 là 187 triệu lượt; với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995- 2010 là 6,2%/năm, năm 2011 - 2020 là 5,8%. Những quốc gia đứng hàng đầu về phát triển du lịch trong khu vực gồm Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. (bảng 6.10)

Năm

Tên nước

ThaiLand

Malaysia

Singapore

Việt Nam

2000

Khách(ngh lượt)

9.509

10.222

6.258

2.140

Thu nhập(trUSD)

7.119

4.563

6.370

647

2014

Khách(ngh lượt)

24.780

27.437

11.858

7,874

Thu nhập (trUSD)

38.437

21.820

19.203

7.330

2019

Khách(ngh lượt)

41.000

26.400

19.200

18.500

Bảng 6.10. Khách du lịch quốc tế và thu nhập du lịch của các nước Đông Nam Á



Mianmar

Indonesia

Philippins

Campuchia

Laos

Brunei

ĐôngTimo

208

5.064

2.171

466

300

964

-

35

579

2.534

228

114

37

-

3.081

9.4359

4.833

450

2.510

225

60

929

9.848

4.767

2.953

642

92

35

13.970

13.000

6.472

6.472

4.297

280

-

Nguồn: Tổng cục Thống kê, WNWTO


Năm 2014, nhóm các nước đứng đầu khu vực về đón số khách du lịch quốc tế tế là: Malaysia với 27,4, Thai Land 24,8, Singapore 11,9 triệu lượt. Đến năm 2019 là Thai Land với 41,0, Malaysia 26,4, Singapore 19,2 và Việt Nam 18,5 triệu lượt khách.

6.4 Một số vấn đề của du lịch thế giới

6.4.1 Phân loại thị trường du lịch quốc tế

Căn cứ vào tình hình phát triển du lịch quốc tế theo so sánh tương đối giữa số lượng khách đến và đi du lịch nước ngoài, cũng như cán cân thu - chi du lịch quốc tế mà các quốc gia, khu vực được chia thành nhóm:

- Nhóm nước phát triển mạnh du lịch quốc tế thụ động: Mĩ, Nhật, Đức, Anh, các nước Scandinavia, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Australia, NewDiland, Ba Lan, Séc, Slovakia.

- Nhóm nước phát triển mạnh du lịch quốc tế chủ động: Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ, Áo, Bồ Đào Nha, các nước Ban căng, các nước Trung Đông, Bắc Phi, Mêhicô, các nước Caribê, Canađa, Kênia, Hồng Kông,...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023