Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 9

xô bồ, “tháo khoán”... Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con người, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng. Một đời sống như vậy không có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng cháy” và “ thăng hoa”.

Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt, cao cả - “Chân - Thiện - Mỹ”, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý, đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường... Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân băng với cái trần tục của đời sống hiện thực.

Lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở khu vực huyện Vĩnh Bảo cũng như của thành phố Hải Phòng. Trong đó, nhân dân tự tổ chức, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng động và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh dưới sự định hướng, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân huyện và thành phố. Do vậy, lễ hội tại đền bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội khi mà tiếng kèn, trống vang lên, khi mà tất cả mọi người chan hoà trong không khí thiêng liêng, hứng khởi cùng hòa mình vào lễ hội thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá nhoà, con người cùng sáng tạo, và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình.

Lễ hội đền Trạng đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng nhân dân ở địa phương.

Thông qua đó, lễ hội còn tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.‌

3.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống

Lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua

Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng đồng, như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá... Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chính vì thế, lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch.

Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại.

Hiện nay do phát huy tốt vai trò nêu trên, lễ hội tại đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thu hút được hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên một không khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống lao động sản xuất của nhân dân.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thông là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để nhằm góp phần “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đề ra trong Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).

Lễ hội không chỉ tôn vinh Trạng Trình một nhân tài xuất sắc đã có công với đất nước mà còn muốn giáo dục cho những thế hệ sau lòng biết ơn, lấy Trạng Trình làm tấm gương sáng để học tập và noi theo.

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 9

3.2.3. Cố kết cộng đồng

Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quốc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ, lễ hội kỷ niệm ngày mất hay sinh của danh nhân văn hóa nào đó... chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.

Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ, (cộng cư), gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)... Lễ hội là môi

trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng.‌

Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.

Lễ hội không chỉ trở về cội nguồn mà còn là biểu trưng của cộng đồng. Không có lễ hội của một cá nhân mà lễ hội là của một nhóm người, của cả cộng đồng. Trong lễ hội bao giờ người ta cũng cố kết với nhau để biểu trưng sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, nó luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong đời sống của người dân làng Trung Am, xã Lý Học mà còn là lễ hội của nhân dân thành phố Hải Phòng, của du khách thập phương, là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian pha lẫn hiện đại, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân nơi đây. Nó là biểu trưng của những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa của cộng đồng, là nơi người dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa và thỏa mãn khát vọng trở về nguồn cội tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của những người đi sau đối với một vị danh nhân văn hóa của dân tộc.

3.2.4. Giá trị kinh tế, xã hội

Có thể thấy lễ hội truyền thống trước kia chỉ được tổ chức trên một khuôn viên nhỏ, không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang những nét đẹp văn hóa và thể hiện được tín ngưỡng, lòng thành kính đối với người được thờ cúng và đương nhiên những lễ hội nhỏ với số ít người tham gia như vậy, giá trị về kinh tế,xã hội chưa được phát huy.

Thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống con người được nâng cao. Họ tìm đến lễ hội không chỉ để thờ cúng thần thánh mà đến còn để vui chơi, giải trí và được hòa mình vào không khí ngày hội. Bên cạnh những vai trò của lễ hội như phát huy giáo dục truyền thống, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, cố kết cộng đồng thì lễ hội còn mang lại giá trị kinh tế, xã hội rất lớn cho ngân sách của nhà nước và địa phương tổ chức lễ hội đó.

Hàng năm lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức nhờ khoản ngân sách nhà nước cấp: từ 300 – 400 triệu đồng cùng với sự đóng góp của nhân dân các xã, thị trấn trong khu vực và thành phố. Số tiền nhà nước đầu tư cho lễ hội ngày càng nhiều cũng dễ hiểu. Lễ hội càng lớn được quảng bá một cách rầm rộ, du khách tới dự lễ hội càng đông thì tiền công đức càng nhiều và nguồn thu về ngân sách của một lễ hội cũng lên tới con số hàng tỷ đồng. Lễ hội đền Trạng mỗi năm khi kết thúc dịp lễ hội nguồn ngân sách nộp về cho nhà nước cũng lên tới con số khoảng 2 tỷ đồng.

Không những làm giàu ngân sách nhà nước mà còn làm giàu địa phương tổ chức lễ hội. Ban quản lý di tích cũng tạo điều kiện cho nhân dân thuê địa điểm bán hàng trong khu di tích với giá rẻ. Vì vậy mà người dân ở khu vực này cũng giàu lên ở dịch vụ ăn uống, tiền vé gửi xe, chỗ nghỉ ngơi.

Mang lại giá trị kinh tế, xã hội thúc đẩy đời sông văn hóa tinh thần, vật chất của người dân là một điều không sai. Nhưng không phải vì thế mà quá coi trọng lợi nhuận về kinh tế mà quên đi mất giá trị đích thực trong lễ hội con người ta tới đều gì, tham gia lễ hội là đến một nơi thiêng liêng chứ không phải nơi buôn bán, chợ búa mà chặt chém nhau. Hay vung tiền bừa bãi, công đức mạnh tay vì cho rằng công đức nhiều thì nhận được nhiều (giá trị ảo) mà quên đi mất khi đến chùa chỉ cần có lòng thành là đủ.

KẾT LUẬN‌

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của đất nước thì việc bảo tồn giái trị và phát huy giá trị của di tích và lễ hội là vô cùng quan trọng. Nhà nước và nhân dân luôn cố gắng xây dựng, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích, cũng như lễ hội để những di tích cùng với lễ hội ngày càng trở thành phát huy được những giá trị tốt đẹp của mình. Bởi lẽ mọi giá trị truyền thống đều trở thành nền tảng để xây dựng tương lai, nhưng muốn các giá trị đó trở thành nền tảng vững chắc thì việc tìm hiểu nghiên cứu kế thừa phải dựa trên cơ sở khoa học.

Nghiên cứu về di tích lịch sử và lễ hội truyền thống sẽ giúp ta hiểu hơn về những lĩnh vực đó góp phần bảo lưu những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hiểu biết về di tích lịch sử cũng như lễ hội cũng là hiểu thêm về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, cho nên di tích lịch sử, lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là di sản quý báu, độc đáo và đặc sắc của dân tộc, nó cần được giữ gìn lại cho các thế hệ sau. Đó là sức mạnh tinh thần và tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Tuy rằng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong khâu quản lý di tích cũng như quản lý và tổ chức lễ hội song di tích lịch sử cùng với lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm tốt vai trò của mình trong việc cố kết cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và du khách thập phương, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời không ngừng tiếp thu những tiến bộ của thời đại để khu di tích ngày càng trở nên khang trang, lễ hội cũng nhờ đó phát triển hơn, văn minh hơn để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời giáo dục cho lớp thế hệ trẻ tấm lòng kính trọng, sự nể phục về tài năng, đức độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Nguyễn Huệ Chi (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa: (Chuyên khảo), nhà xuất bản Bộ Văn hóa thông tin và thể thao

2. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Lê Thánh Tông. Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh

3. Hội đồng lịch sử Hải Phòng viện Văn học Việt Nam (2001), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Hải Phòng.

4. Đình Gia Khánh (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn học.

5. Nguyễn Nghiệp (1997), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Truyện danh nhân, nhà xuất bản Văn Học

6. Nguyễn Nghiệp (1999), Truyện danh nhân Trạng Trình, sấm và ký, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội

7. Bùi Văn Nguyên (1986), Nguyễn Bỉnh Khiêm: Truyện danh nhân, nhà xuất bản Hải Phòng.

8. Phòng Văn Hóa – Thông tin huyện Vĩnh Bảo (2000), Văn hóa trên quê hương Trạng Trình, nhà xuất bản Thống kê.

9. Phạm Đan Quế (2000), Giai thoại và sấm ký Trạng Trình, nhà xuất bản Văn Học.

10. Lương Cao Rính (2011), Giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.

11. Đặng Thị Thảo, Vũ Quỳnh, Vũ Đức Phúc (1998), Lý Tế Xuyên, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan, Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tuyển chọn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn các nhà nghiên cứu Việt Nam, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

12. Phạm Minh Thảo (2008), Kể chuyện lịch sử Việt Nam, Sấm Trạng Trình, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.

13. Sở Văn hóa – Thông tin Hải Phòng, Thư viện thành phố (2001), Nhân vật lịch sử Hải Phòng, nhà xuất bản Hải Phòng

14. Ủy ban Nhân dân xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo (2005), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những di tích, nhà xuất bản Giao thông vận tải.

15. Ủy ban nhân dân xã lý học (2009), Danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn hóa – Thông Tin.

16. Tài liệu internet 16.1.http://haiphong.gov.vn

http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=HVB&MenuID=166 7&ContentID=4759 16.2.http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=HVB&MenuID

=1667&ContentID=4760

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022