Các Hạng Mục Công Trình Khác Trong Khu Di Tích

(Nghĩa là: Tám mươi năm trước khí tốt ở bên trái. Tám mươi năm sau khí tốt rơi vào giữa)‌‌

Thượng tứ đọc xong, biết mình ngộ nhận, đã xin sửa lại phần mộ phần, lạy tạ quan Trạng. Và cũng từ đấy, trải qua bao năm tháng ngôi mộ vẫn được hương khói, phụng thờ [13, tr.47]

2.1.2.5. Tháp bút Kình Thiên

Tháp bút Kình Thiên tọa lạc trên một gò đất cao giữa cánh đồng bằng phẳng, xung quanh là một vườn bạch đàn rất đẹp. Tương truyền tháp bút Kình Thiên do học trò quan Trạng dựng lên cách đây hơn 400 năm, sinh thời danh nhân, để ca ngợi tài năng danh nhân như cột chống trời (Kình Thiên). Tháp bút Kình Thiên gắn liền với giai thoại:

Bà Nhữ Thị Thục, con quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, sau ngót 20 năm kén chồng mới kết duyên cùng ông Nguyễn Văn Định, người có quý tướng sinh quý tử. Hai nhà nội, ngoại cách nhau một dòng sông Hàn (Tuyết Giang). Một hôm bà bàn với ông: Chúng ta lấp sông Hàn để tiện đường sang quê ngoại. Được ông chấp thuận, ngay từ sáng sớm hai người đã ra giữa cánh đồng làng, đào đất lấp sông. Nhưng mới chỉ được một gánh, sang gánh thứ hai thì quang đứt, đòn gánh văng ra, đất đổ ụp xuống, công việc bị dở dang. Nơi ông bà đào đất cứ dần dần lớn lên thành một gò đất sau này học trò quan Trạng đã dựng tháp bút Kình Thiên ngay tại gò đất đó. Trải qua năm tháng, gò đất bị bào mòn, tháp bút Kình Thiên bị đổ đến thời Nguyễn thì được xây dựng lại.

2.1.2.6. Chùa Song Mai

Chùa Song Mai là ngôi chùa do Trạng Trình dựng cho bà vợ thứ ba Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Hiệu Vi tính để bà tu tại gia.

Về mối quan hệ nhân duyên giữa Trạng và bà Minh Nguyệt truyền thuyết còn ghi lại: Một hôm ông cùng bạn bè đi vãn cảnh Đồ Sơn, trước cảnh

biển trời mênh mông, dào dạt, thừa hứng ngâm vịnh, ông bèn đọc luôn vế đối và yêu cầu bạn hữu cùng đi đối cho vui:

Trai Đồ Sơn đứng núi Đồ Sơn Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

(Dòng đầu là chữ Nôm, dòng thứ hai là chữ Hán được dịch như sau: Núi sinh ra anh hùng hào kiệt – trong thế đối ứng của đối, đây là vế đối rất khó)

Bạn bè chưa ai kịp đối lại, thì bỗng ở lùm cây có chú tiểu đồng bước ra trong tay cần một tờ giấy nhỏ, dâng lên cho ông. Khi mở ra đó là một câu thơ, một vế đối:

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 6

Gái Minh Nguyệt ngồi trong cung Nguyệt Nguyệt nguyệt bằng quân tử trượng phu.

(Dòng đầu là chữ Nôm, dòng thứ hai là chữ Hán có nghĩa là: Trăng làm bạn với quân tử trượng phu – đối rất chỉnh, rất tao nhã và lạng mạn)

Hỏi ra mới biết đó vế đối đó của một cô gái, có tên Hương (sau đổi thành Minh Nguyệt) họ Nguyễn, rất đẹp và hay chữ. Trai tài gái sắc gặp nhau họ trở thành đôi vợ chồng. Lấy được nhau, hai người có bạn đời tâm đắc, nhưng sau đó, vì không có con, bà buồn rầu và xin với ông được tu tại gia.

Về việc này, tương truyền là Trạng đã nhiều lần khuyên giải, nhưng lòng bài đã quyết. Tâm trạng đó đã được thể hiện ở cuộc đối đáp ngậm ngùi, xót xa giữa hai tâm hồn thi nhân:

Hải bất ba đào khan hải tĩnh Hồ vô minh nguyệt bán hồ mê

Nghĩa là:


Biển không có sóng, cạn thành biển lặng Hồ không có ánh trăng thành hồ mê.

Ông đành chấp nhận, xây dựng cho bà ngôi chùa để bà hướng về cõi Phật lúc tuổi già. Bên chùa, ông cho trồng hai cây mai – nên chùa được gọi là Song Mai.


Nghĩa là:

Chùa Song Mai hiện nay còn câu đối: Tốn bút song phong trung phúc quả Hàn Giang nhất đới dưỡng tâm hoa


Nhờ hàng núi bút mà ông ở đất này hưởng lộc

Bà ở bên dòng sông Hàn nuôi tấm lòng đẹp như hoa

Ở ngôi chùa này tương truyền là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng tiếp sứ giả chúa Trịnh.

“Năm Thuận Bình thứ 8(1556), vua Lê Trung Tôn mất, không có hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Phùng Khắc Khoan cũng không quyết định nổi, mới ngần sai đem lễ vật ra tân Hải Dương hỏi tiên sinh (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng:

Vụ này lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ !..

Nói xong tiên sinh lên xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đả động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “Cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Phùng Khắc Khoan hiểu ý, xin từ giã. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón Lê Duy Bang (cháu 5 đời của Lê Trừ, anh Lê Lợi) tôn lên làm vua gọi là Lê Anh Tông. (Phả ký Vũ Khâm Lân). Được tin Lê Anh Tông lên ngôi, sĩ phu khắp nơi hướng về nhà Lê, nhờ thế mà thế lực nhà Lê – Trịnh ngày càng mạnh lên.

Bên cạnh ngôi chùa là nhà tổ được xây dựng lên để thờ bà Minh Nguyệt sau khi bà mất. Tượng bà được thờ trong nhà tổ là pho tượng khá đẹp

có nét riêng không giống tượng Phật, tượng thần thường thấy trong các chùa, đình, miếu, đền.‌

Khu chùa và nhà tổ, sau nhiều lần trung tu, tôn tạo với sự đóng góp công đức của khách thập phương cùng nhân dân trong xã nên rất khang trang. Gần đây, nhân dân xã xây dựng thêm ngôi nhà khách để tiếp đón thiện nam, tín nữ và khách thăm quan dã làm cho cảnh quan khu chùa và nhà tổ ngày càng thêm đẹp đẽ, bề thế, hấp đẫn.

2.1.2.7. Quán Trung Tân

Cách đền thờ không xa, bên bờ sông Hàn là quán Trung Tân. Năm 1542, đời Mạc Phúc Hải niên hiệu Quảng Hòa thứ hai, ông cáo quan về làng cho dựng quán Trung Tân và dựng bia, khắc bài văn bia bất hủ “Trung Tân quán bi ký”. Trong bài ông đã nêu rõ ý định của mình với các bô lão trong làng nhân ra vãn cảnh bên sông Hàn: Ta liền nói chuyện với các ký lão rằng: Các ông trước kia đã tu sửa cầu Nghinh Phong, cầu Trường Xuân kể ra cũng là đẹp vậy, nay có chỗ đất thắng cảnh như ở đây mà lại không dựng cái quán để cho người đi đường nghỉ ngơi sao? Các kỳ lão ứng. Ta liền bỏ của nhà ra đắp nền, rồi sai bọn Trương Thời Cử, Nguyễn Trọng Tiêm, Nguyễn Mẫn...đôn đốc coi sóc công việc. Ngày mồng 3 tháng 8 khởi công, đến ngày 29 quán dựng xong”. Tự tay ông viết biển treo trước quán: Trung Tân Quán.

Ngồi quán xuềnh xoàng, “Ba gian am quán lông hằng mến, cửa trúc bên sông rộng mở hoài” soi bóng trên dòng sông, ẩn dưới tán che râm mát của hai cây đa cổ thụ:

Hãy đem bóng mát che dân chúng. Tuy chẳng cột rường đỡ mái nhà, Ai đó đừng so cùng gõ tạp,

Thiên chân há chịu búa rìu ai.

Quán Trung Tân đã trở thành một điểm sinh hoạt khá độc đáo của dân làng, những cuộc gặp gỡ lý thú của khách thập phương, là bến thảnh thơi của cuộc sống tiêu dao, của trăng thanh gió mát.

Tên Quán Trung Tân được hiểu như sau: “Trung Tân có nghĩa là đạo trung; giữ được toàn thiện là trung, trái lại thì không phải là trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê. Tên Quán Trung Tân vốn theo nghĩa đó. Như trung với vua, thương yêu anh em, hòa thuận vợ chồng, tín nghĩa bạn bè. Thế là đạo trung như vậy. Thấy lợi không tranh giành, vui làm điều thiện để dung thân, lấy lòng chí thành là đối đãi với người, với vật là đạo trung vậy. Ở đâu giữ được đạo trung thì ở đấy giữ được chí thiện. Nếu biết lấy những điều đó làm bến để đậu, làm điều cốt yếu để quy tụ thì mọi sự vật không thể sai sót, không thể không đến chỗ tận thiện mà công đức lại vô cùng lớn lao”

(Bia ký quán Trung Tân)

Quán cổ Trung Tân, ngày xưa đã được xếp là một trong 14 cổ tích của xứ Đông, đã thu hút đông đảo các sĩ phu của các triều đại đến thăm và đọc bia. Ngay trong thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã có nhiều bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của Quán Trung Tân, đặc biệt là bài: Trung Tân Quán ngụ hứng

Sổ gian giang quán phủ giang tân Thủy quốc vi mang lưỡng ngạn phân Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt, Thiên tình long hiện viễn sơn vân.

Ngư thôn trù ảnh tà dương quải Dã tự chung thanh bán dạ văn Điểm kiểm hành niên du thất thập

Chỉ duyên suy lão khởi vong quân !

Dịch thơ:‌


Vài gian nhà lá tựa bên sông

Thấp thoáng hai bên giữa một dòng Gió lặng buồm xuôi trăng bến lạnh Trời quang rồng hiện núi mây hồng Xóm chài lửa rọi chiều nghiêng bóng Chùa nội chuông rền tiếng vẳng không Tính đốt tuổi già hơn bảy chục,

Xa vua đâu phải đã nguôi lòng

(Bản dịch Hoàng Việt)

Năm 1742, Vũ Phương Đề có tới thăm thì: “Tôi tìm đến Quán Trung Tân còn có tấm bia cũ những nét chữ đã quá mờ không sao đọc nổi. Duy có hương ấp Trần Bá Quang, ông này ôn lại cho nghe bài Phú Quốc âm tức bài văn bia Quán Trung Tân” [13, tr.39]

Năm 1777, La sơn Phủ Tử Nguyễn Thiếp danh sĩ thời Tây Sơn đến thăm làng Trung Am đã có bài thơ ngũ ngôn, ghi rõ:

“ Am, bia đều mất hết

Man mác dòng Tuyết Giang”

Đến năm 2001, quán được dựng lại bên bến đò Hàn, cũng với 3 gian quán và ở giữa đặt tấm bia. Bia do Hội sử học Hải Phòng làm lại năm 2000 với sự tài trợ của Tổng cục Du lịch. Bia được tái tạo bằng đá Thanh Hóa, cao 1,5m do thợ Hải Phòng khắc, gồm 800 chữ theo lối chữ khải cổ hoa văn thời Mạc.

2.1.2.8. Nhà trưng bày hiện vật

Đây là nơi trưng bày các tư liệu lịch sử liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nằm ở trước tam quan đến. Đó là một kiến trúc có mái hình bát giác. Nét mới của vật liệu cho thấy nó mới được làm cách đây vài năm.

Trong số các hiện vật trưng bày ở đây, đáng chú ý đến là chiếc tủ kê ở chính giữa. Trên đó là một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Sấm ký bí truyền gồm các lời tiên đoán của ông về tương lai; các tập thơ như: Bạch Vân am thí tập, Trình Quốc công Bạch Vân am thi tập là tập hợp một số những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông về nhân tình thể thái hay cảnh đẹp thiên nhiên... Đặc biệt nơi đây còn có một hiện vật gốc là một phần còn lại của một cây cẩu đá, trên đó có 3 chữ Hán: "Trường Xuân Kiều” (tức cầu Trường Xuân). Tuy nhiên theo thời gian nó đã không còn nguyên vẹn nữa. Phiến đá xanh đã nhân một mặt bởi dấu chân người đi qua.‌

Dòng chú thích bên cạnh ghi rõ đây là cây cầu do Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhân dân trong vùng dựng vào năm 1543 dùng để bắc qua con mương nhỏ vào chùa Mét. Tương truyền sinh thời ông từng đến đây vãn cảnh, đàm đạo thơ văn.

2.1.2.9. Các hạng mục công trình khác trong khu di tích

- Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và hai bức phù điêu.

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm kiến trúc đẽo, cao 5,7 mét, nặng 8,5 tên được làm bằng chất liệu đá Granit và được tả trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị.

Trên chiếc lư hương lớn bằng đồng đặt phía trước tượng cụ dường như lúc nào cũng nghi ngút khói hương.

Đằng sau tượng của cụ là hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật. Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.

- Hồ Bán Nguyệt: trước mặt tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hồ nước rộng khoảng 1000m2.

- Một số khu vườn tượng trong đền: Trong khu di tích có tất cả 3 khu vườn tượng, các pho tượng trong khu vườn được làm bằng đá với kích thước bằng với người thật diễn tả lại cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những khu vườn tượng không chỉ tạo lên một khung cảnh sống động gần gũi mà còn mang lại cho những ai tới đây một cảm giác thú vị, thư thái và nhẹ nhõm trong tâm hồn‌‌

Khu vườn tượng nằm phía bên trái nhà thờ chính được làm trong dịp kỉ niệm 420 ngày mất của doanh nhân. Vườn tượng miêu tả cảnh sau khi cụ dâng sớ xin chém 18 vị quan lộng thần không được vua Mạc chấp thuận cụ đã xin cáo quan về quê ở ẩn. Khi cụ về quê hương được tất cả dân làng Trung Am ra đón cụ từ các bô lão đến trẻ em. Điều này nó thể hiện lòng yêu kính của dân làng dành cho một người thầy giáo đáng kính, một vĩ nhân của thiên hạ.

Đến với khu di tích ta không chỉ thắp những nén nhan để tưởng nhớ đến danh nhân văn hóa, một nhân cách lớn của đất nước mà còn được thăm quan vãn cảnh tận hưởng cái không khí trong lành của làng quê với những khóm tre, cây cảnh, hàng dâm bụt, cây ăn quả, hay những hàng cau trải dài ven đường trong khu di tích...tạo nên nét mộc mạc, bình dị nhưng không kém phần trữ tình.

2.2. LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

2.2.1. Công tác chuẩn bị

- Thời gian tổ chức lễ hội: từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 âm lịch hàng năm.

- Địa điểm: Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

- Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn được xúc tiến từ rất sớm. Phần lễ truyền thống được các cụ dòng họ Nguyễn làng Trung Am chuẩn bị từ trong năm trong việc chọn ra các cụ trong đội tư văn, viết văn tế và chọn người làm lễ “Mộc dục” ngày 23 tháng 11 âm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022