Đúng 7H00 Các Đoàn Rước Tập Kết Tại Khu Vực Ngã Ba Đường Vào Đền Thờ Trạng Trình, Đến Cổng Đá Tam Quan.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm do ban tổ chức xây dựng trong dịp tổ chức lễ hội kỉ niệm 427 năm ngày mất Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

UBND HUYỆN VĨNH BẢO BAN TỔ CHỨC

LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH Số: 01 /KB-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vĩnh Bảo, ngày 04 tháng 12 năm 2012 KỊCH BẢN

Chương trình Lễ kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực hiện Kế hoạch số 760 ngày 18/10/2012 của UBND huyện về việc tổ chức Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ban tổ chức Lễ hội xây dựng Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm chính, cụ thể như sau:

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 10

1. Thời gian:

1/2 ngày, từ 7h00 ngày 09 tháng 01 năm 2013 (tức ngày 28 tháng Mười Một năm Nhâm Thìn), Thứ tư.

2. Địa điểm:

Tại khu Di tích Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

II. CHƯƠNG TRÌNH, NÔI DUNG:

1. Đúng 7h00 các đoàn rước tập kết tại khu vực ngã ba đường vào Đền thờ Trạng Trình, đến cổng đá Tam Quan.

2. Đúng 7h30 các đoàn rước vào vị trí tập kết theo thứ tự như sau:

2.1 Đội cờ hội do 50 học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đảm nhận, trang phục Lễ hội.

2.2 Kiệu biểu tượng Lễ hội.

2.3 Cờ hội có chữ “Trình Quốc Công”,.

2.4 Đội trống hội 50 người xã Cộng Hiền.

2.5 Kiệu hoa, kiệu hương, kiệu bài vị quan Trạng, 2 lọng, 2 tán đi 2 bên.

2.6 Đoàn rước: gồm các đội tế nam, tế nữ của các xã, thị trấn theo thứ tự:

1. Xã Lý Học 16. Xã Nhân Hoà

2. Xã Hoà Bình 17. Xã An Hoà

3. Xã Cổ Am 18. Xã Tam Đa

4 Xã Trấn Dương 19. Xã Tân Hưng

5. Xã Cao Minh 20. Thị trấn Vĩnh Bảo

6. Xã Tam Cường 21. Xã Tân Liên

7. Xẫ Liên Am 22. Xã Hiệp Hoà

8. Xã Vĩnh Tiến 23. Xã Thắng Thuỷ

9. Xã Vĩnh Phong 24. Xã Vĩnh Long

10. Xã Tiền Phong 25. Xã Hùng Tiến

11. Xã Cộng Hiền 26. Xã Trung Lập

12. Xã Thanh Lương 27. Xã Dũng Tiến

13. Xã Đồng Minh 28. Xã Vĩnh An

14. Xã Hưng Nhân 29. Xã Giang Biên

15. Xã Vinh Quang 30. Xã Việt Tiến

Đi trước mỗi đoàn rước các xã, thị trấn có một học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cầm biển hiệu của đơn vị.

Trước đoàn rước của 6 xã có một kiệu hoa.

+ Mỗi đoàn rước của các xã, thị trấn được bố trí 50 người (25 nam, 25 nữ), trang phục cổ truyền, trang phục lễ hội.

+ Khoảng cách giữa các đoàn là 1m, do đồng chí Cán bộ Văn hoá-Xã hội I các xã, thị trấn điều hành.

2.7 Đội hình của 100 giáo viên ngành Giáo dục.

2.8 Đội Hồng kỳ do 50 học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đảm nhận, trang phục thể thao.

* Tổng chỉ huy đoàn rước do đồng chí Đỗ Hùng Dũng, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện chỉ huy.

3. Các đoàn rước vào vị trí tập kết:

Đúng 8h30 các đoàn rước tập kết vào vị trí theo sơ đồ.

Trong quá trình các đoàn rước tiến vào vị trí tập kết, 2 người dẫn chương trình của Đài phát thanh huyện, giới thiệu tóm tắt tiểu sử, thân thế sự nghiệp của Trạnh Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, truyền thống của quê hương Vĩnh Bảo.

4. Vị trí tập kết

- Khách mời Trung ương, lãnh đạo thành phố, các ban ngành thành phố, các quận huyện, huyện bạn; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể của huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn ngồi trên khán đài 2 bên.

- Đội trống xã Cộng Hiền đứng 2 bên khán đài, (mỗi bên 25 người).

- Đoàn rước của các xã, thị trấn và ngành Giáo dục đứng theo sơ đồ.

- Phía trước các đoàn rước là đoàn 50 lá cờ hội.

- Phía sau các đoàn rước là đoàn 50 lá hồng kỳ.

5. Phần Lễ kỷ niệm chính bắt đầu từ 8h30:

5.1 Đội múa rồng xã Nhân Hòa, múa lân của Thị trấn Vĩnh Bảo biểu diễn. Đơn vị điều hành là Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện.

5.2 Sau khi chương trình múa rồng, múa lân kết thúc, người dẫn chương trình của Đài truyền thanh huyện tuyên bố:

Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt đầu”.

5.3 Chiêng trống cử một hồi 3 tiếng.

5.4 Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.

5.5 Lãnh đạo UBND huyện trình bày Diễn văn kỷ niệm.

5.6 Lãnh đạo thành phố phát biểu ý kiến.

5.7. Mời các đại biểu dâng hương. Trong lúc các đại biểu dâng hương, đội trống cử bài 1.

5.8 Màn hát múa Văn của đoàn Chèo Hải Phòng.

5.9. Hoạt cảnh chèo do CLB hát múa chèo Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện biểu diễn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Lễ kỷ niệm chính tại Lễ hội Đền Trạng Trình kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ban tổ chức yêu cầu các ngành, các địa phương cần làm tốt một số việc sau:

1. Tại các cửa ô: Cầu Quý cao, cầu Nghìn, cầu phao Đăng, cầu Hàn, cầu phao Hoá, phà Ninh Giang đều treo 1 băngzôn với nội dung:

- Kính chào quý khách về dự Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm!

- Nhiệt liệt hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013!

Các xã: Giang Biên, An Hoà, Tam Đa, Hoà Bình, Cổ Am, Thắng Thuỷ, chịu trách nhiệm cắt dán, căng treo, bảo quản.

2. Trên các trục đường giao thông chính: Căng treo băngzôn với nội dung như ở phần (1) do các xã sau thực hiện: Vĩnh An, Tân Liên, Nhân Hoà, Vinh Quang, Liên Am, Tam Cường, Hưng Nhân, Vĩnh Long, Trung Lập.

3. Tại Trung tâm huyện do Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện thực hiện.

- Hai dàn Panô, trước cửa nhà văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và ngã ba cầu Nhân Mục; Panô lẻ trang trí tại tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37 và trung tâm Thị trấn.

- Các băngzôn, hồng kỳ, dây cờ màu...được bố trí trên các tuyến đường trung tâm Thị trấn và khu vực cầu Mục, tuyến đường Khu phố Tân Hòa.

4. Từ cầu Lạng Am đến ngã ba vào khu Di tích do UBND xã Lý Học đảm nhận

5. Trong khuôn viên khu Di tích do BQL Đền Trạng Trình chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện đảm nhận.

6. Trang trí Lễ đài:

Do Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện chủ trì phối hợp với BQL Di tích Đền Trạng Trình thực hiện, (theo Maket trang trí Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 426 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Công tác thông tin cổ động trực quan và trang trí lễ đài hoàn thành, chậm nhất vào 06/01/2013 (Chủ Nhật). Nôi dung do Ban tổ chức ban hành.

7. Âm thanh phục vụ Lễ hội:

Do Trung tâm Văn hoá Thông tin đảm nhận.

8. Huy động lực lượng tham gia các đoàn rước tại Lễ hội:

- UBND xã Lý Học bố trí đủ các lực lượng tham gia mang kiệu biểu tượng Lễ hội, cờ hội, kiệu hoa, kiệu hương, kiệu bài vị quan trạng, 2 lọng, 2 tán và đoàn tế (nam, nữ) theo quy định.

- Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện bố trí 100 giáo viên tham gia đoàn rước.

- UBND các xã, thị trấn bố trí mỗi đơn vị 50 người tham gia đoàn rước.

- UBND xã Cộng Hiền chỉ đạo Đội trống của địa phương bố trí 50 tay trống tham gia Lễ kỷ niệm chính.

- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí 140 học sinh tham gia mang hồng kỳ, cờ hội, biển hiệu các đoàn rước và 40 học sinh tham gia phục vụ giải cờ người.

Yêu cầu thủ trưởng các ngành, UBND các xã, thị trấn, căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công để thực hiện.


Nơi nhận:

- Đồng chí Chủ tịch và các PCT UBND huyện;

- Thành viên BTC Lễ hội;

- UBND các xã thị trấn và các ngành liên quan;

- Lưu: VT.

Tm. Ban tổ chức lễ hội Trưởng ban-PCT UBND huyện


Nguyễn Văn Khơi

PHỤ LỤC 2

Nội dung đầy đủ bài bia Quán Trung Tân được dịch.

“Bản tính người ta vốn lương thiện, nhưng vì bẩm thụ khác nhau, vì ham muốn vật chất che lấp nên nhiều người không giữ toàn gốc cái thiện lúc ban đầu, rồi ngông nghênh, bủn xỉn, càn rỡ, thiên lệch, làm nhiều điều xấu. Người làm quan thì tranh nhau về danh, người buôn bán thì giành nhau về lợi, khoe sang thì dựng lầu hóng mát, nhà giữ ấm, cậy giàu thì làm nhà hát, đài múa. Thấy người chết đói bên đường không dám bỏ ra một đồng tiền để giúp, thấy người rét có ngủ trơ ngoài trời không đắp cho manh rạ. Tính thiện đã bỏ mất từ lâu.

Còn may lẽ trời trong lòng người chưa bị mất hết. Cho nên các cụ già làng ta biết khuyên dân làm điều thiện: đến chùa cầu quán sửa nhiều nơi. Tôi cũng ham điều thiện, thường tự cho là người biết lẽ phải.

Mùa thu năm Nhâm Dần (1542) tôi từ quán về làng nghỉ, cùng các cụ ra chơi Bến Trung (Trung Tân). Ở đây, phía Đông trong ra bể Đông, phía Tây nhìn đến Kinh Tây, phía Nam nhìn xa xa là làng Liêm Khê, thấy làng Trung Am, làng Bích Động trước sau liên tiếp, phía Bắc cúi nhìn vào sông Tuyết (tức sông Hàn) thấy chợ Hàn bến Nguyệt phải trái bao quanh. Một con đường lớn chạy ngang qua ở giữa ngựa xe qua lại không biết mấy ngày dặm.

Nhân thế tôi thưa với cụ rằng:

Trước các cụ xây dựng các cầu Trường Xuân, Nghinh Phong, đẹp thì có đẹp, nhưng vẫn chưa bằng chỗ đất đẹp này, tưởng nên dựng một cái quán ở đây để khách qua đường có chỗ nghỉ ngơi.

Các cụ đều vui lòng nghe theo. Tôi bèn bỏ tiền nhà ra làm nền, rồi sai bọn Trương Thời Cử, Nguyễn Trọng Tiên, Nguyễn Mẫn, Vũ Đình Dịch, Lê Sùng Phúc đôn đốc coi sóng công việc. Ngày mồng ba tháng tám khởi công đến ngày hai mươi chín quán dựng xong.

Tôi viết biển đền tên là Quán Trung Tân.

Có người hỏi tôi Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi đáp rằng: Trung là đạo trung, giữ được toàn thiện là trung, trái lại thì không phải là Trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê.

Tên Quán Trung Tân vốn theo nghĩa đó. Như trung với vua, thương yêu anh em, hòa thuận vợ chồng, tín nghĩa bạn bè. Thế là đạo trung vậy. Thấy lợi không tranh giành, vui làm điều thiện để dung thân, lấy lòng chí thành mà đối đã với người, với vật là đạo trung vậy. Ở đâu giữ được đạo trung thì ở đấy giữ được chí thiện. Nếu biết lấy những điều đó làm bến để đậu, làm điều cốt yếu để quy tụ thì mọi sự, mọi vật không thể sai sót, không thể không đến chỗ tận thiện mà công đức lại vô cùng lớn lao.

Các cụ đều vui nghe lời nói về chữ thiện, xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài: Tháng Mạnh Xuân, niên hiệu Quảng Hòa thứ 3 (1543).

Tiến sĩ cập dệ khoa Ất Mùi (1535) Lại Bộ Tả thị Lang kiêm Đông các Đại học sỹ Tư Chính Khanh Trung Am, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”.

Hải Phòng, ngày 7 tháng 12 năm 2000.

Người dịch: Ngô Đăng Lợi.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí