Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 11

PHỤ LỤC 3

Các di tích liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

1. Đền chùa Thái Bình

Chùa Thái Bình (xã Chấn Dương) là tên gọi quen thuộc của nhân dân địa phương. Tên chữ là “Thái Bình Tự”, tương truyền được xây dựng từ thời nhà Mạc, do chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cắm đất, dựng chùa. Theo truyền ngôn, thì trước ở vùng Trấn Dương có một ngôi chùa nhỏ được xây dựng dưới chân đê nhưng đã bị nước dâng làm đổ nát. Đến thế kỷ XVI sau thời gian làm quan cho vương triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về sống ở quê nhà. Ngày ngày cụ Trạng dạo chơi thưởng ngoạn phong cảnh, trò chuyện với các cụ già vùng Trấn Dương. Thấy nơi đây có thế đất đẹp bèn cắm đất và dựng ngôi chùa mang tên Đại Đồng Xứ và đặt tên là Thái Bình. Dân trong vùng gọi là chùa Thái Bình. Gia phả họ Trần làng Dương Am ( Trấn Dương) cũng chép:

“Trình Quốc Công tái khẩu, thỉnh cải các vị Am Hương, đương thời lập tự hải khẩu hiệu viết Thái Bình tự đã, chinh Đại Đồng Xứ” ( Nghĩa là: Trình Quốc Công trở lại cửa khẩu, xin chỗ cạnh Làng Am, lập chùa bên cửa biển, gọi là Thái Bình tự tại Xứ Đại Đồng).

Ngày nay theo đường 17 từ Thị Trấn xuôi về phía đông tới gần điểm cuối cùng sẽ thấy giữa không gian thoáng đãng đẹp mắt là gác chuông kiến trúc 3 tầng 8 mái sừng sững nhưng lại rất mềm mại bởi sự uyển chuyển của những mái đao cong vút. Tầng giữa được trổ 4 mặt thoáng treo quả chuông đồng lớn. Quan tam quan là một quần thể di tích gồm chùa và đền Thái.

Trước chùa là cánh đồng lúa bát ngát, bên phải là kênh đào Chanh Dương, bên trái là đê Cổ Dương Am. Ở phía Bắc ngôi chùa còn lại là dấu tích đàn Quốc Tế Hải thần. Tương truyền, vua Mạc Mậu Hợp bị bại trận, được Khiêm Vương Mạc Kính Điển đưa thoát qua cửa sông Thái Bình ra biển, sau

đó vua dựng đàn ở đây để hàng năm lễ tạ ơn thần biển ( Nhưng cũng có thuyết cho rằng vua Mạc thoát qua cửa biển là Mạc Phúc Nguyên và Nguyễn Bỉnh Khiêm là người chỉ cho vua lối thoát đó).

Ngoài việc thờ Phật ở chùa trên, đền Thái còn là nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công trấn giữ cả một vùng biển rộng suốt từ biên giới, từ Cửa Ông ( Quảng Ninh) đến vùng biển này. Vì vậy hàng năm ngày giỗ đức thánh Trần vào 20, 21, 22 tháng tám âm lịch cũng là ngày nhân dân trong vùng mở hội tưởng nhớ chiến công oanh liệt của cha ông đời Trần.

Cụm di tích đền, chùa Thái là công trình kiến trúc nghệ thuật phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cư dân địa phương gắn liền với quá trình khai phá lập làng xã của vùng cửa sông từ kỷ nguyên độc lập của quốc gia phong kiến Việt Nam thời Lý – Trần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Tại đây còn lưu giữ được nhiều di vật tiêu biểu của nền mỹ thuật thời Nguyễn. Ngoài ra ở đây vẫn còn lưu truyền một truyền thuyết về nơi mai táng thi hài Trạng còn chờ được giải đáp.

Cụm di tích đền, chùa Thái Bình được Bộ văn hóa – thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa.

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 11

2. Chùa Mét

Chùa Mét cũng nằm trong cụm di tích liên quan. Nơi đây là trường học đầu tiên của Trạng. Chùa tòa lạc trên một khu đất khá đẹp, thuộc xã Cổ Am.

Sự tích ngôi chùa được truyền lại rằng: Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, một số thân vương quý tộc nhà Trần, trước họa xâm lăng của giặc phương Bắc đã quên thù nhà, đến nợ nước, sát cánh cùng cha con Hồ Quý Ly chống giặc Minh (1407) trong đó có Vũ Lâm vệ Trang lang tướng Trần Khắc Trang. Mặc dù biết rằng, giặc Minh đã ban bố lệnh tìm con cháu họ Trần để phong vương, nhưng ông đã nhất quyết từ chối, tiếp tục chiến đấu chống giặc. Trong một trận quyết chiến, ông bị thương, lui về úm Mạt (Cổ Am) ẩn náu.

Sau đó, ông ở lại úm Mạt, tổ chức việc khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp và trở thành ông tổ họ Trần. Ông đã cho dựng nhà thờ họ Trần. Ban đầu chùa mới chỉ là nhà thờ họ, nhưng trong khi xây dựng ông đã làm theo kiểu cung đình, rất quy mô, lộng lẫy. Lo sợ mắc tội lộng hành, phạm thượng, ông đã xin tượng ở chùa Mét (An Bồ) về thờ, từ đó thành chùa. Tên chùa ban đầu là Hương Tản Tự (dân gian thường gọi là chùa Mét). Đến đời Lê Hiển Tông (1741- 1786) niên hiệu Cảnh Hưng, chùa đổi tên là Thiên Hương Tự.

Theo truyền ngôn, ngôi chùa cổ xưa làm theo kiểu chữ Nhất (-), một trong những mô típ khá quen thuộc của kiến trúc đình, chùa xưa. Trước chùa là một gác chuông lớn, có quy mô bề thế, kiểu “ chồng diêm, nóc các”. Chùa một thời là trung tâm phật giáo toàn vùng, là nơi hằng năm các sư sãi về đây ngồi hạ.

Trải qua những năm tháng biến động của lịch sử, và thời gian ngôi chùa dần dần cũng thay đổi về kiến trúc. Chùa có 7 gian và 3 cung theo kiểu chữ “sơn” theo lối “chồng rường, giá chiêng” các kết cấu đều được chạm nổi hình hoa lá mây cuốn...khá tỉ mỉ và trau chuốt.

Vườn chùa trồng nhiều cây cổ thụ và cây ăn quả bốn mùa hoa lá tốt tươi cùng những cây cổ thụ tháp làm tăng thêm vẻ u tịch, tôn nghiêm nơi thờ tự.

Trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như bia đá (thời Cảnh Hưng và Tự Đức) ghi lại gia phả họ Trần. Có mộ tháp ( thời Lê), chuông đồng, khám thờ...hệ thống tượng pháp đẹp và đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Ngoài cung giữa thờ Phật, cung bên phải thờ Đức ông, cung bên trái thờ cụ Tổ họ Trần.

Trong khuôn viên chùa còn có công trình khắc như bảy gian nhà tổ nối liền với chùa chính tạo thành chữ nhất (-). Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Tại tòa điện Phật còn ghi lại dòng chữ Hán “ Quý

Sửu niên tu tạo, Hoàng Khải Định bát niên” ghi lại hai lần trùng tu lớn vào năm 1853 và 1923.

Chính tại ngôi chùa này, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã theo học ở đây thời niên thiếu. Nhà sư của chùa là Trần Ông Sóc vốn là một danh sĩ nhà Lê, văn võ kiêm toàn vì chán cảnh quan trường nên đã đi tu cũng là thầy dạy học đầu tiên của Trạng. Sau này Trạng đã vận động các bô lão trong vùng công đức tiền của trùng tu chùa. Nơi đây một thời đã là trung tâm Phật giáo của cả vùng. Trong chùa còn lưu giữ được pho tượng vị sư tổ chùa này là một bàn thờ do người sau lập để thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Năm 1999, Bộ văn hóa Thông tin đã lập quyết định công nhận Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia.

3. Thanh Am

Khi từ quê hương lên Kinh đô Thăng Long để thi, đỗ đạt và làm quan thời Mạc, cũng như khi ở ẩn, trí sĩ tại quê nhà, kinh đô Thăng Long vẫn là nơi qua lại của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là “ những khi quốc gia có việc quan trọng, thì triều đình đều sai sứ đến hỏi, có khi triệu ông ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) về kinh, thung dung trù liệu kế hoạch, rồi lại trở về Am (Bạch Vân). (Phả ký – Vũ Khâm Lân)

Cùng đi với ông về kinh đô còn có những người họ hàng, làng xóm thân thuộc đến lập cư tạo ra một quê hương mới của mình trên đất Thăng Long.

Đó là làng Thanh Am, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.

Theo lịch sử của làng xã xưa của địa phương: Làng ban đầu có tên là Hoa am – một tên đẹp được ghép bằng chữ Hoa và Am ( tên của quê hương “thập bát làng Am”). Sau vì trùng với tên Hồ Thị Hoa là con dâu của vua Gia Long, vợ của vua Minh Mạng, mẹ của vua Thiệu Trị, để tránh phạm “ húy” làng đổi tên Hoa thành Thanh – gọi là Thanh Am.

Dân làng ở đây đã lập Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là thành Hoàng làng và được thờ ở đình Thanh Am. Một ngôi đình có tiếng là to đẹp trong di

sản vật thể của Hà Nội. Hiện ở đây còn lưu giữ các sắc phong của các triều vua Lê Vĩnh Khánh (1792), Cảnh Hưng 1 (1740), 28 (1767), 44 (1783),

Nguyễn Quang Trung 1 (1789), 5 (1794), Tự Đức 16 (1853), Đồng Khánh 2(1890), Duy Tân 3 (1909). Theo tờ khai của các chức dịch xá Thanh Am, thì làng Lệ Mật ( Gia Lâm) cũng thờ Trạng là Thành Hoàng.

Hàng năm vào những ngày kỷ niệm của Trạng, dân làng vẫn hành hương về Trung Am – nơi quê hương của thần, cũng là người khai công lập nghiệp của làng.

4. Văn Miếu Mao Điền

Năm Đinh Hợi (1527) Mạc Đăng Dung chính thức lên ngôi vua mở đầu triều đại nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức.

Một trong những đóng góp có giá trị của nhà Mạc là việc chăm lo đến học hành, thi cử, đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Trong 66 năm, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Hậu Hợp, truyền ngôi 5 đời đã tổ chức 22 khoa thi Hội, tuyển chọn 483 tri thức nổi tiếng cho đất nước, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến...

Buổi đầu, nhà Mạc do không đủ các điều kiện, nhất là tình hình xã hội chưa ổn đinh nên không tổ chức được các kỳ ở Thăng Long, mà chọn vùng đất trên quê hương Hải Dương để lập trường thi: gọi là Văn Miếu Mao Điền( thuộc Trấn Lỵ xưa của Hải Dương), nay là xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương).

Khoa thi đầu tiền được tổ chức tại Mao Điền vào năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức 3(1529) đời Mạc Đăng Dung. Ở khoa thi này có tới 4000 sĩ tử dự thi, chọn được 27 người đỗ tiến sĩ. Trong đó ở người đỗ tiến sĩ cập đệ và tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng Nguyên) là Đỗ Tông, người Lại Ốc – Văn Giang, 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân, 16 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân ( Đây cũng là khoa thi Tiến sĩ duy nhất dưới triều Mạc được dựng bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội).

Khoa thi thứ hai năm Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính 3 (1532) đời Mạc Đăng Doanh, cũng được tổ chức tại Mao Điền. Trạng nguyên khoa này là Nguyễn Thiến, người Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Tây.

Khoa thi tứ ba, mùa xuân năm Kỷ Mùi, niên hiệu Đại Chính 6 ( 1535) đời Mạc Đăng Doanh lại có kỳ thi hội thứ ba tại Mao Điền. Tại khoa thi này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Hội nguyên rồi vào thi Đình đỗ Đình Nguyên. Ba người đỗ tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng Nguyên), 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân và hai mươi hai người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, tổng cộng 32 người.

Trong thời kỳ làm quan, giữ chức hiệu thư Đông các dưới quyền Đại học sĩ Nguyễn Thiến, mỗi tháng một vài lần Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn đến Mao Điền giảng sách bổ sung, hoặc chủ trì nghe sách và tập bài của thí sinh.

Trải qua năm tháng, văn miếu Mao Điền bị đổ nát phần lớn, chỉ còn một vài di tích: khu thượng điện, bái đường, điện thờ Khổng Tử và một số di vật: Khánh đá, Bia đá, Hoành phi, câu đối.

Riêng ở bái đường còn đôi câu đối, như lời tuyên ngôn của việc học hành thi cử xưa:

Văn miếu chi lễ: ái kỳ sở thân, kính kỳ sở tôn

Quân tử chi đạo: Khảo chi bất mậu, Kiến chi bất bội

Nghĩa là:


Lễ ở Văn Miếu là: thương yêu người thân, kính trọng người trên. Đạo kẻ quân tử là: sát hạch không lầm, nhận xét không trái.

Trước khu Văn Miếu, xưa kia là khu trường thi, nay chỉ là cánh đồng lúa, nhân dân quen gọi là đồng Tràng (tức trường thi)

Văn Miếu Mao Điền đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia.

Năm 2004, tỉnh Hải Dương đã trùng tu, tôn tạo lại toàn bộ khu di tích Văn Miếu Mao Điền với quy mô lớn và hoành tráng.

Ở đây Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với 5 vị danh nhân khác được dựng tượng tờ ở chính diện cùng với Khổng Tử.

5. Văn Bia Trạng Trình Ở Thái Bình

Hiện nay ở Thái Bình có hai tấm bia đá có niên đại nhà Mạc do chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn văn bia còn được bảo vệ khá nguyên vẹn.

Tấm bia thứ nhất: Ở chùa Thanh Quang thôn An Phú, xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ) ngôi chùa có từ đời Trần.

Tấm bia đá gồm hai mặt khổ 70x79. Mặt một của tấm bia nhan đề: Diễn thọ Kiều bi (Bia cầu Diên Thọ). Phần tên tác giả đề: Tứ Ất Mùi khoa, tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh Trình Quốc Công chí sĩ, Vĩnh Lại, Trung Am Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hạnh Phủ soạn. Phần niên đại đề: Sùng Khang vạn vạn niên chi tam bán nguyệt, thập ngũ nhật (ngày 15 tháng 8 năm Sùng Khang 3 1586). Bia chữ rõ ràng gồm hai phần, phần đầu là bài văn nói về việc dựng cầu đá và một bài minh 8 câu, mỗi câu 4 chữ ca ngợi việc dựng cầu.

Toàn văn bản dịch (của Việc Hán Nôm) như sau: Bia cầu Diên Thọ thuộc (xã) An Đỗ (huyện) Quỳnh Côi (phủ) Thái Bình là một di tích cổ trải bao năm tháng đã bị hư hại. Các bậc kỳ lão tiền bối trong làng là Hoàng Văn Độ, Nguyễn Trí...đã quyên góp tiền xây dựng 15 gian cầu. Dựng trụ đá giữa lòng sông, lát ván gỗ trên mặt nước làm thành đường lớn. Hành khách qua lại thật là tiện lợi. Việc này đã được khắc vòa bia lưu truyền lại. Nay các thiện sĩ là Bùi Công Tiến, Đoàn Cảng, Nguyễn Trí đem tấm lòng, tiếp người xứa vào hoàn thành việc làm cầu lại sửa mới thêm. Ngày 23 tháng Giêng năm Sùng Khang 3 (1568) thì khởi công ngày 15 tháng 8 thì hoàn thành. Làng có xin tôi bài văn để khắc lại nghi rõ sự việc. Tôi cũng có lòng vui với việc thiện nên không vì già lão kém cỏi mà từ chối. Tôi bảo họ rằng cầu này vốn trước đã có. Nay làm việc thiện là nơi tiếp việc thiện!

Được ơn đức với dân đã dày mà việc che chỗ cho dân lại có nơi tuy chưa lớn rộng. Gặp khi gió mưa nóng lạnh, trước đây dân chỉ biết kêu ca. Nay cầu dựng lên trên dưới 10 gian. Nay cầu được lợp mái thì không sợ gió mưa mục nát. Việc đó có thể so sánh với việc làm hoàn thành công tạo hóa và công đức với dân to lớn biết nhường nào. Nhưng làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện để làm cho mọi người dậy lên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. Nay lấy việc thiện làm nơi ở. Thôn An Đỗ dựng lên cầu Diễn Thọ, nên phúc đức dựng nên ở từ đó, có cầu mong điều gì khác đâu. Và có bài minh rằng:

Phép trời che khắp Đất dầy bao dung Nay dựng cầu này Muôn đời nhớ ơn Đất không biên giới Trời cao sánh cùng Móng nền công đức Xưa nay trường tồn

Ngày 15 tháng 8 năm Sùng Khang 3 (1568) Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh khoa Ất Mùi, tức Trình Quốc Công, đã về hưu, người Trung Am, Vĩnh Lại là Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu Hanh phủ soạn văn bia. Thợ khắc đá người xã Trường Kinh, huyện Cẩm Giang là Bùi Phú Xuân khắc bia.

Tấm bia thứ hai: Ở chùa Khang Ninh, An Ninh. Bia có kích thước 55x63. Mặt một bia nhan đề: Tu tạo thạch Phật bi ký (bia ghi việc tạc tượng Phật bằng đá) Phần tác giả đề: Tứ Ất Mùi khoa, tiến sĩ cập đệ Trình Quốc Công chí sĩ, Vĩnh Lại, Trung Am, Độn tẩu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hanh Phủ

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí