Cụm di tích còn mang những giá trị đặc sắc của một miền quê biển và gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương, trở thành niềm tự hào về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thụy Xuân khi cụm di tích là nơi ghi dấu ấn hoạt động của Ban Chấp hành Tỉnh bộ thanh niên Thái Bình, của Chi bộ Đảng Phấn Vũ cũng như quá trình hoạt động của 37 thanh niên yêu nước người làng Phấn Vũ đã được Đảng, Nhà nước công nhận là lão thành cách mạng, được Đảng bộ huyện Thái Thụy khẳng định làng Phấn Vũ là cái nôi cách mạng của huyện Thụy Anh giai đoạn 1927-1945. Cụm di tích còn là địa điểm minh chứng cho tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân xã Thụy Xuân trong trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ.
Về kiến trúc và điêu khắc, cụm di tích mang nét chung theo lối kiến trúc điêu khắc của người Việt, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ như cách chọn đất dựng đền, chùa theo thuật phong thủy, cách trang trí theo các bộ Tứ linh, Tứ quý,... Chùa, đình, đền,… được dựng lên bởi các vì kèo, được kết nối với nhau bởi các thanh xà, thanh hoành chắc chắn. Tùy theo điều kiện mà các công trình được xây dựng với quy mô khác nhau nhưng đều thể hiện nét kiến trúc tinh tế, độc đáo và gần gũi với tự nhiên và con người làng Phấn Vũ.
Hiện nay, di tích đã được trùng tu, tôn tạo, xây dựng khuôn viên khá đẹp. Nhưng di tích luôn cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về giá trị của cụm di tích, vai trò của cụm di tích đối với không gian làng Phấn Vũ và ngược lại. Lễ hội cần được nâng cấp, mở rộng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí, có kế hoạch khôi phục lại những trò chơi truyền thống để thu hút du khách, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư. Cần tăng cường công tác nghiên cứu
khoa học, lập hồ sơ lưu giữ, quản lý di tích, đảm bảo các thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập. Đồng thời, cùng chung tay bài trừ những hủ tục lạc hậu, tệ nạn mê tín dị đoan, biết chọn lọc, kế thừa, sáng tạo những giá trị văn hóa mới trên cơ sở trân trọng, chắt chiu những tinh hoa văn hóa của cha ông, cùng nhau xây dựng làng văn hóa, nếp sống văn hóa, phấn đấu hoàn thành tiêu chí 16 (tiêu chí về Văn hóa) và đạt được 19 tiêu chí Nông thôn mới của toàn xã Thụy Xuân hiện nay, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ những giá trị khoa học, thẩm mỹ, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa dân gian và lịch sử cách mạng đã được Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình nghiên cứu thiết lập hồ sơ, cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền, ngày 10/10/2012 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã xếp hạng cụm di tích đền chùa làng Phấn vũ là Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân xã Thụy Xuân nói chung, người dân Phấn Vũ nói riêng, là lời khẳng định giá trị trường tồn của văn hóa truyền thống, những tài sản vô giá mà ông cha ta để lại cho đời đời con cháu; đó cũng là lời nhắc nhở mỗi thế hệ phải biết trân trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt trong sự nghiệp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, xây dựng Thụy Xuân phát triển toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn An (2011), Ghe bầu trong đời sống văn hóa ở Hội An - Quảng Nam, Nhà xuất bản dân trí.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Quản Lý, Tổ Chức Hướng Dẫn/ Phục Vụ Khách Tham Quan
- Nâng Cao Nhận Thức Của Ban Quản Lý Di Tích Trong Việc Giữ Gìn, Trùng Tu, Tôn Tạo Cụm Di Tích
- Phải Đảm Bảo Kinh Phí Cho Hoạt Động Tôn Tạo Di Tích
- Chúc Văn ''cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Quốc. Tuế Thứ.... Niên, Thất Nguyệt, Sơ Thập Nhật...thời.
- Bản Dịch Sắc Phong Đức Nam Hải Đại Càn Thánh Mẫu
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 16
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
2. Nguyễn Quang Ân – Phạm Minh Đức (2010), Địa chí Thái Bình, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Thái Bình
3. Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo điều tra giá trị lịch sử đền, chùa làng Phấn Vũ.
4. Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình (2012), Bản vẽ kiến trúc di tích đền, chùa làng Phấn Vũ.
5. Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình (2012), Lý lịch di tích đền, chùa làng Phấn Vũ, thôn Minh Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
6. Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình (2012), Tập ảnh khảo tả di tích đền, chùa làng Phấn Vũ.
7. Gia Bảo (2009), Văn hóa Chùa - đi chùa lễ Phật, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nhà xuất bản thông tin, Hà Nội
9. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.
10. Vũ Thế Bình (2010), Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng cục Du lịch
- Trung tâm thông tin du lịch.
11. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.
12. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Viện Văn hoá, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.
13. Ngô Thị Kim Doan (2004), 250 đình chùa nổi tiếng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
14. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
17. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội.
18. Lê Cao Đoàn (1999), Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
19. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan (2010), Đất và người Thái Bình, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
20. Phạm Minh Đức (2014), Những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc Thái Bình, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
21. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
22. Mai Thanh Hải (2004), Địa chí tôn giáo – lễ hội Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
23. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
24. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Duy Hinh (1997), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội - Một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội.
28. Tô Duy Hợp (chủ biên) (2003), Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
30. Vũ Ngọc Khánh (2002), Thành hoàng làng Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
31. Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
32. Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy (1927 - 2005), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000.
33. Lịch sử Đảng bộ xã Thụy Xuân (1927 -1975), Ban chấp hành Đảng bộ xã Thụy Xuân, 1998.
34. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Xuân (1927 - 2014), Nhà xuất bản thời đại, 2014.
35. Trần Hồng Liên (2004), Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Đặng Văn Lung (2004), Văn hóa thánh Mẫu, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
37. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
38. Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
39. Đỗ Hoài Nam (2003), Phát triển kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
41. Nhiều tác giả (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
42. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
43. Nguyễn Thu Phương (2005), Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
44. Nguyễn Minh San (1999), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
45. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà xuất bản Thống kê.
46. Hà Văn Tấn (2009), Chùa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
47. Nguyễn Chí Tình (2009), Văn hóa và thời đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Nguyễn Thanh (1998), Nhận diện văn hóa làng Thái Bình, Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Thái Bình.
49. Nhất Thanh - Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, Nhà xuất bản phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
50. Phạm Ninh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ (1997), Thành hoàng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
51. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Trần Ngọc Thêm (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
53. Trương Thìn (2007), Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ, Nhà xuất bản Hà Nội.
54. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2000), Văn hoá dân gian làng ven biển, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
55. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
56. Ngô Đức Thịnh (2003), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
57. Hồ Đức Thọ (2005), Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại nhà và chùa, đình, đền, miếu, phủ, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
58. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Trần Mạnh Thường (1999), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
60. Thùy Trang (2009), Văn hóa làng xã: Tín ngưỡng, tục lệ và hội làng, Nhà xuất bản Thời đại.
61. Nguyễn Viết Trung - Nguyễn Xuân Phong (2012), Nghề biển truyền thống ở một số tỉnh ven biển Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên.
62. Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa - mỹ thuật Phật giáo, Nhà xuất bản mỹ thuật, Hà Nội.
63. Nguyễn Quốc Tuấn (2001), Tín ngưỡng và mê tín, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
64. Võ Văn Tường (2007), Chùa Việt Nam xưa và nay, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
65. Lê Thế Vịnh - Nguyễn Hoài Sơn (sưu tầm, 2011), Phong tục, tín ngưỡng dân gian làng biển Đông Tác, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
66. Lưu Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương (1997), Lịch lễ hội, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
67. Bùi Văn Vượng (2005), Văn hóa Việt Nam, tìm hiểu và suy ngẫm, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC