Xây Dựng Và Lựa Chọn Chiến Lược‌


Phân tích môi trường bên ngoài sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược thấy được các cơ hội có thể phát triển cũng như những thách thức tổ chức có thể sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động.


1.9.2.2 Môi trường bên trong


Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội bộ của tổ chức và tổ chức có thể kiểm soát được như: tình hình sản xuất, tài chính, kỹ thuật, nhân sự, phân phối, tiếp thị,... sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược thấy được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh.


1.9.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược‌


Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp trong số những chiến lược được hình thành. Ngoài ra chiến lược còn phải đáp ứng hiệu quả kinh tế, xã hội mà tổ chức yếu cầu. Việc lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với tổ chứ sẽ là “kim chỉ nam” cho sự thành công của tổ chức đó.


Trong giai đoạn này để có thể xây dựng và lựa chọn được chiến lược, ta có thể sử dụng rất nhiều các công cụ khác nhau như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức (SWOT), Ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG), Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE), Ma trận bên trong, bên ngoài (IE), Ma trận chiến lược chính, Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định luợng (QSPM) để bổ trợ cho việc đưa ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài quan trọng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên trong phạm vi luận văn này, để phân tích, đánh giá môi trường hoạt động cũng như để kiểm tra, đánh giá và lựa chọn được chiến lược phù hợp, khả thi nhất với tổ chức, tác giả sử dụng các công cụ và kỹ thuật sau:


1.9.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)


Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, pháp luật, công nghệ và cạnh tranh theo mẫu bảng 1.1. Có 5 bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yéu tố bên ngoài (EFE):


Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức.


Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng), tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố bằng 1,0.


Bước 3: Phân loại các yếu tố, cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng nhiều nhất) dựa trên hiệu quả chiến lược của tổ chức.


Bước 4: Nhân các mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng nhằm xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.


Bảng 1. 3. Mẫu ma trận EFE



TT

Các yếu tố


bên ngoài

Mức độ


quan trọng


Phân loại

Số điểm


quan trọng

1




2




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 - 4


Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố. Số điểm trung bình thường là 2,5. Tổng số điểm quan trọng < 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu với môi trường và > 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt với môi trường. Tất cả các cơ hội và mối đe dọa được bao gồm trong ma trận đánh các nhân tố bên ngoài, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0.


1.9.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)


Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE cho phép đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu quan trọng của các bộ phận chức năng trong tổ chức, cách triển khai cũng tương tự như ma trận EFE. Riêng ở bước thứ 3 thì phân loại từ 1 đến 4 cho cho mỗi yếu tố như sau: 1 (điểm yếu nhất), 2 (điểm yếu nhỏ nhất)), 3 (điểm mạnh nhỏ nhất), 4 (điểm mạnh lớn nhất).


1.9.3.3 Ma trận SWOT


Ma trận SWOT sẽ giúp cho nhà hoạch định lựa chọn các chiến lược tốt nhất phù hợp nhất cho tổ chức. Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức mà nhà hoạch định sẽ sử dụng một hoặc nhiều ma trận SWOT để tiến hành phân tích và lựa chọn giải pháp. Ma trận SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản theo mẫu bảng 1.2:


Bảng 1. 4. Mẫu ma trận SWOT


SWOT

O – Các cơ hội

T – Các thách thức


S – Các điểm mạnh

Các chiến lược kết hợp S/O:


Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Các chiến lược kết hợp S/T:


Vượt qua những bắc trắc bằng tận dụng các điểm mạnh


W – Các điểm yếu

Các chiến lược kết hợp W/O:

Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng các cơ hội

Các chiến lược kết hợp W/T:


Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa

Các chiến lược gia không bao giờ xem xét tất cả các chiến lược khả thi có lợi cho tổ chức vì có vô số biện pháp khả thi và vô số cách để thực hiện các biện pháp. Do đó, chỉ một nhóm chiến lược hấp dẫn nhất được lựa chọn phát triển.


Để lập được một ma trận SWOT, theo Ferd R. David phải qua 8 bước sau: Bước 1: Liệt kê các cơ hội bên ngoài của tổ chức.

Bước 2: Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài tổ chức. Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong tổ chức.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược S/O vào ô thích hợp.


Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược W/O vào ô thích hợp.


Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài, ghi kết quả chiến lược S/T vào ô thích hợp.


Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với thách thức bên ngoài, ghi kết quả chiến lược W/T vào ô thích hợp.


1.10 Đặc điểm của ngành du lịch

1.10.1 Khái niệm du lịch‌


Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.


Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.


Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu như:


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch được hiểu là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một công việc kiếm tiền sinh sống”.


Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp Lệnh Du Lịch Việt Nam công bố ngày 20/2/1999 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.


Các khái niệm nêu trên đều phản ánh bản chất thực tế của hoạt động này. Nhìn chung, du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp.


1.10.2 Sản phẩm du lịch‌


Khái niệm


Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi tác giả. Nhìn chung, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.


Đặc tính


- Sản phẩm được bán cho du khách trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.


- Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.


- Sản phẩm được hình thành từ các ngành kinh doanh khác nhau.


- Sản phẩm du lịch luôn ở xa khách hàng.


- Sản phẩm du lịch không có tính tồn kho.


- Sản phẩm du lịch thường có tính thới vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tự nhiên.


- Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định.


- Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm.


Thành phần


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, sản phẩm du lịch bao gồm:


- Di sản thiên nhiên.


- Di sản năng lượng.


- Di sản vễ con người.


- Hình thái xã hội.


- Hình thái về thiết kế chính trị, pháp chế.


- Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.


- Những hoạt động kinh tế, tài chính.


1.10.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế‌


Vai trò của du lịch được thể hiện trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo. Do du lịch là ngành thu hút rất lớn lao động. Theo thống kê của UNWTO, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7% tổng lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm, ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 – 20.000 việc làm trực tiếp trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch. Với sự phát triển của du lịch, dân cư có nhiều cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng hạ tầng kỹ thuật tốt.


Du lịch còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, hồi phục sức khỏe, tái sản xuất khả năng lao động cho con người. Nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lí, bệnh tật của dân cư hiện nay so với thời kì trước trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20%.


Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước. Thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là “thu nhập kép”, khi phát triển một cơ sở dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các hoạt động kinh tế khác. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao: Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD,... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như: Thailand, Philippin, Hongkong,.... Du lịch còn là ngành có đóng góp quan trọng vào nguồn thu của đất nước thông qua nghĩa vụ thuế. Đây còn là ngành xuất khẩu tại chỗ với nhiều ưu thế nổi trội, góp phần quan trọng vào việc thu ngoại tệ, cân bằng cân thanh toán quốc tế.


Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển du lịch giúp đa dạng hóa và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác: giao thông vận tải, nông


nghiệp, công nghiệp, thương mại,... Ngoài ra, còn tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho cộng đồng, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022