Dạy học môn Hình họa cho học sinh trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên - 12


học đạt hiệu quả cao với việc GV truyền tải được đầy đủ kiến thức lý thuyết cho HS đồng thời sản phẩm vẽ của HS đầy tính sáng tạo nghệ thuật. Giờ học thực sự mang không khí vừa học, vừa chơi với nhiều cảm xúc tích cực.

Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định: các biện pháp DH môn Hình họa theo hình thức đổi mới đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để trường TCVHNT&DL Hưng Yên.


KẾT LUẬN

1.1. Luận văn đã hệ thống hóa được khung lí luận cơ bản về Hình họa và DH môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL, tạo cơ sở lí luận tương đối hoàn chỉnh, tin cậy để tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng và biện pháp DH môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng DH môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng DH môn Hình họa cho HS nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập đòi hỏi phải được giải quyết.

1.3. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 03 biện pháp DH môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên,đó là các biện pháp sau: (1) Thiết kế nội dung chương trình mới môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên trên cơ sở chương trình hiện hành; (2) Tạo hứng thú học tập; (3) Xây dựng phương án tổ chức dạy học sao cho linh hoạt.

Kết quả thực nghiệm sư phạm đã bước đầu khẳng định, các biện pháp DH môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên mà luận văn nghiên cứu, đề xuất có tính khả thi và hiệu quả. Do đó, đểnâng cao hiệu quả DH môn Hình họa cho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yêncần thực hiện đồng bộ và linh hoạt những biện pháp đã được đề xuất trong luận văn.

Các kết quả nghiên cứu trên khẳng định: các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết ở mức độ cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài đã bước đầu đạt được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dạy học môn Hình họa cho học sinh trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên - 12


Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chinhd trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận Chính trụ, Hà Nội.

3. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện DH mới, Tài liệu hội thảo tập huấn về phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Trịnh Văn Biều (2003), Các PPDH hiệu quả, Đại học sư phạm TP.HCM.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy chế trường Trung cấp chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư ban hành quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, số 22/2014/TT-BGDĐT, ngày 09 tháng 7 năm 2014.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp.

8. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ

XXI. Nxb Chinhd trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bùi Hiền (2013), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.

10. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lí luận dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Bá Hoành (2003), “DH lấy người học là trung tâm”, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục, (96).

12. Đặng Thành Hưng (1994), Quan niệm và xu thế phát triển PPDH trên thế giới, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Dương Hải Hưng (2016), Tâm lý học nghệ thuật, Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên nghành Lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn


Mỹ thuật, ĐH Quốc gia Hà Nội.

14. Mai Quốc Khánh (2016), Lý luận DH hiện đại, Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên nghành Lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, ĐH Sư phạm Hà Nội.

15. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (7/2005)“đổi mới tư duy Giáo dục”. Hội khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Kỳ 8 - khóa III - Nha Trang , Khánh Hòa

16.Trần Kiều (2006), Dự thảo “Đổi mới phương pháp dạy học”,Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội tháng 5/2006.

17. M.I. Kônđakôp(1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý Giáo dục, Trường CBQL Giáo dục và viên khoa học Giáo dục

18. Đặng Bá Lãm (2010), Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đặng Thị Bích Ngân (2002) (chủ biên), Từ điển Mĩ thuật phổ thông, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội.

20. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, NXB Giáo dục.

21. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học. Môt số vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội

22. Triệu Khắc Lễ (2011), Hình họa 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), (Chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Geoffrey Petty (2000), DH ngày nay, NXB Stanley Thornes

25. Nguyễn Quốc Toản, Mĩ thuật và phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Trịnh Thiệp, Ưng Thị Châu, Phương pháp dạy học, giáo trình chính thức đào tạo GV tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM.


28. Nguyễn Như Ý (1999) (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

9. Viện khoa học giáo dục (1999), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, Hà Nội.

30. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội.

32. UBND tỉnh Hưng Yên (2007) Định hướng phát triển giáo dục trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2007 - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG


PHẠM HUY HƯỜNG


DẠY HỌC MÔN HÌNH HỌA

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH HƯNG YÊN


PHỤ LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ


Hà Nội, 2018


MỤC LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 88

Phụ lục 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 91

Phụ lục 3: PHIẾU PHỎNG VẤN 93

Phụ lục 4: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM MÔN HÌNH HỌA THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 94

Phụ lục 5: MỘT SỐ BÀI VẼ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM . 105


Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL và GV Mĩ thuật trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên)

Kính thưa các đồng chí!

Để giúp chúng tôi thu thập được những thông tin về thực trạng day học môn Hình họacho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên, rất mong đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào những phương án phù hợp với nhân định của đồng chí hoặc ghi vào chỗ (...) ý kiến của mình.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của đồng chí!

Câu 1:Theo đồng chí, day học môn Hình họacho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên có tầm quan trọng như thế nào?

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

Câu 2:Đánh giá của đồng chí về mức độ thực hiện mục tiêu day học môn Hình họacho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên?

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

Câu 3:Đánh giá của đồng chí về mức độ thực hiện nội dung day học môn Hình họacho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên?

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

Câu 4:Đánh giá của đồng chí về mức độ thực hiện các phương pháp day học môn Hình họacho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên?

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

Câu 5:Đánh giá của đồng chí về mức độ đáp ứng của phương tiện phục vụ hoạt động day học môn Hình họacho HS trường Trung cấp VHNT&DL Hưng Yên?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023