Câu Hỏi Phải Rõ Về Mục Đích (Tái Hiện, Củng Cố Hoặc Vận Dụng Kiến Thức, Kĩ Năng...), Rõ Về Các Mức Độ Khó Để Có Thể Phân Loại Được Trình

4.3. Câu hỏi phải rõ về mục đích (tái hiện, củng cố hoặc vận dụng kiến thức, kĩ năng...), rõ về các mức độ khó để có thể phân loại được trình độ của HS.

4.4. Ngôn ngữ diễn đạt cần viết dưới dạng lệnh: gọn, rõ, chuẩn xác.

* Chú ý:

- Số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một đề kiểm tra (trong khoảng 30 phút) ở lớp 5 ít nhất cũng không dưới 10 câu (xem các đề kiểm tra trong SGK, SGV Tiếng Việt 5). Để đạt đến trình độ các nước, số lượng câu cần nhiều hơn (khoảng 1 phút / 1 câu).

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cần biên soạn thành đề chẵn và lẻ để tránh hiện tượng HS nhìn bài của nhau. Nội dung của đề chẵn, lẻ giống nhau, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các ý trong một câu hỏi. Vì có đề chẵn và lẻ nên cũng có đáp án cho đề chẵn và đáp án cho đề lẻ. GV chú ý phát đề sao cho HS ngồi liền nhau không cùng làm một đề như nhau. Có thể đánh số báo danh. HS có số báo danh chẵn làm đề chẵn, HS có số báo danh lẻ làm đề lẻ.

5. Ví dụ về một đề kiểm tra

Giữa và cuối mỗi học kì, HS lớp 5 được kiểm tra về kĩ năng đọc (gồm đọc thành tiếng, đọc - hiểu và học thuộc lòng); kiến thức về từ và câu; kĩ năng tập làm văn.

- Việc kiểm tra các kĩ năng đọc thành tiếng học thuộc lòng được thực hiện vào đầu các tiết ôn tập giữa và cuối học kì. Yêu cầu là đọc thành tiếng, trôi chảy các bài tập đọc đã học và thuộc lòng các đoạn văn, đoạn hoặc bài thơ có yêu cầu học thuộc.

- Việc kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, kiến thức về từ và câu, về quy tắc chính tả được thực hiện qua một bài kiểm tra trắc nghiệm biên soạn theo quan điểm tích hợp, thời gian thực hiện khoảng 30 phút. Qua bài kiểm tra này, dựa trên một văn bản đọc, HS được kiểm tra đồng thời cả khả năng đọc - hiểu văn bản lẫn khả năng nắm vững kiến thức đã học về từ và câu, về quy tắc chính tả.

- Để dành thời gian viết một bài luận 1 tiết cho HS lớp 5, việc kiểm tra kĩ năng làm văn và kĩ năng viết đúng chính tả cũng được thực hiện tích hợp qua một bài viết (tự luận). Qua bài viết, HS đồng thời được kiểm tra cả năng lực viết đoạn, bài văn lẫn năng lực viết đúng chính tả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.


Dưới đây là ví dụ về một đề kiểm tra cuối năm:

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 11

A. Đề kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, kiến thức về từ và câu


Đọc thầm

Đề chẵn Rừng phương Nam

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng ?

Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra

màu xanh lá ngái.

Đoàn giỏi


Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:

1. Bài văn trên tả cảnh gì ? Cảnh rừng trưa.

Cảnh rừng phương Nam lúc ban mai. Cảnh đi săn trong rừng.


2. Trong bài văn, tác giả nói đến mấy loại cây ?


Một loại. Đó là : ...................................................................................................

Hai loại. Đó là : ....................................................................................................

Ba loại. Đó là : .......................................................................................................


3. Em hiểu như thế nào ý của câu "Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình"?


Rừng rất yên tĩnh. Tiếng lá rụng rất to.

Rừng đang mùa lá rụng.


4. Tìm trong bài một từ đồng nghĩa với từ "im lặng" : Nhè nhẹ

Yên tĩnh Im ắng


5. Em hiểu "những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia" là loài vật nào?

Chim Chó săn

Kì nhông


6. Những con vật nói trên tự biến đổi màu sắc để làm gì ?

Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp.

Để hợp với màu sắc xung quanh, làm cho kẻ thù không phát hiện ra.

Để khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác trong rừng.


7. Trong bài văn trên có mấy đại từ xưng hô ?

Một đại từ. Đó là từ : ...........................................................................................

Hai đại từ. Đó là các từ : ....................................................................................

Ba đại từ. Đó là các từ : .......................................................................................

8. Trong hai câu văn sau : “Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước bằng cách nào ?


Bằng cách lặp từ ngữ. (Từ ngữ lặp lại là : .............................................. )

Bằng từ ngữ nối. (Từ ngữ có tác dụng nối là : ...................................... )

Bằng cách thay thế từ ngữ. (Từ ngữ ......... ở câu 2 thay thế cho ......... ở câu 1)


9. Câu ghép dưới đây gồm mấy vế câu: Nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.


Hai vế câu. Ba vế câu. Bốn vế câu.

(Gạch dưới các vế câu đó)


10. Trong vế câu “con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây” :

a) Bộ phận nào là chủ ngữ ?

con

con núp

con núp chỗ gốc cây

b) Bộ phận nào là vị ngữ ?

biến thành màu xám vỏ cây núp chỗ gốc cây

núp


Đề lẻ

(Nội dung đề lẻ giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi)

Ví dụ:

Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:


1. Trong bài văn, tác giả nói đến mấy loại cây ?

Ba loại. Đó là : .....................................................................................................

Hai loại. Đó là : ..................................................................................................

Một loại. Đó là : ..................................................................................................


2. Bài văn trên tả cảnh gì ?

Cảnh rừng phương Nam lúc ban mai Cảnh đi săn trong rừng

Cảnh rừng trưa

3. Em hiểu như thế nào ý của câu "Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình"?

Tiếng lá rụng rất to. Rừng rất yên tĩnh.

Rừng đang mùa lá rụng. v.v. ...................

B. Đề kiểm tra kĩ năng tập làm văn

Tả một người bạn mà em quý mến. Qua đề kiểm tra trên, có thể thấy:

- Việc kiểm tra các kĩ năng đọc - hiểu, kiến thức về từ và câu, về quy tắc chính tả (đề này không kiểm tra kiến thức chính tả) được thực hiện tích hợp thông qua phân tích một văn bản có nội dung phù hợp với chủ điểm đã học, phù hợp với trình độ của HS lớp 5. Trong bài luyện tập đã dẫn, văn bản Rừng phương Nam (chưa được học), có nội dung phù hợp với chủ điểm Giữ lấy màu xanh đã học trong học kì 1.

- Yêu cầu phân tích văn bản ở lớp 5 thường gồm không dưới 10 câu hỏi, trong đó khoảng 5 câu dành để kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (các câu 1, 2, 3, 5, 6 trong đề chẵn) và 5 câu dành để kiểm tra kiến thức về từ và câu, về quy tắc chính tả (các câu 4, 7, 8, 9, 10 trong đề chẵn). Mỗi câu hỏi đều có ít nhất 3 đáp án cho sẵn, trong đó chỉ có 1 đáp án

đúng. Nhiệm vụ của HS là đánh dấu X vào ô trống đặt trước đáp án đúng hay khoanh tròn vào kí hiệu trước đáp án ấy.

Riêng với bài luyện tập in trong SGK, để HS không viết vào sách, đề bài yêu cầu HS chọn ý đúng trong các câu trả lời; các em có thể dựa vào số thứ tự và các kí hiệu a, b, c đặt trước đáp án để ghi vào vở những đáp án các em cho là đúng. Ví dụ, đáp án cho đề chẵn:

Câu 1: ý b (Cảnh rừng phương Nam lúc ban mai) Câu 2: ý c (Ba loại cây: cúc áo, tràm, ngái)

Câu 3: ý a (Rừng rất yên tĩnh) Câu 4: ý b (Yên tĩnh)

Câu 5: ý c (Kì nhông)

Câu 6: ý b (Để hợp với màu sắc xung quanh...) Câu 7: ý b (Đó là các từ tôi, chúng)

Câu 8: ý c (Bằng cách thay thế từ ngữ. Từ chúng ở câu 2 thay cho mấy con kì nhông

ở câu 1)

Câu 9: ý b (ba vế câu: những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán /con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây/con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái)

Câu 10a: ý c (con núp chỗ gốc cây)

Câu 10b: ý a (biến thành màu xám vỏ cây).


- GV nên nhắc HS: Đọc kĩ bài văn và các câu hỏi trắc nghiệm. Khi làm bài, lúc đầu tạm đánh dấu X vào ô trống hoặc khoanh tròn vào kí hiệu trước đáp án mà các em cho là đúng bằng bút chì; sau khi đã kiểm tra lại mới đánh dấu hoặc khoanh tròn bằng bút mực.


- Việc kiểm tra các kĩ năng viết bài văn, viết chính tả được thực hiện tích hợp dưới hình thức viết một bài văn tự luận.


Hoạt động 2: Thực hành biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ: HV vận dụng hiểu biết đã có, cùng nhóm thực hành biên soạn một đề

kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho HS lớp 5.

Cách thực hiện:

- HV lựa chọn văn bản - ngữ liệu cho đề kiểm tra.

- HV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra đồng thời kỹ năng đọc - hiểu văn bản, quy tắc chính tả, kiến thức về từ và câu.

- HV trao đổi nhóm, sửa đề kiểm tra.

- Trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.


IV. Sản phẩm

- Biên bản ghi chép ý kiến trao đổi về những vấn đề đã nêu.

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho HS lớp 5 (sản phẩm của nhóm) thể hiện quan điểm tích hợp (kiểm tra đồng thời kĩ năng đọc - hiểu, quy tắc chính tả, kiến thức về từ và câu).


c. Tổng kết đánh giá

Câu hỏi và bài tập để học viên tự đánh giá các tiểu mô đun

I. Phần chung: Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học trong SGK

Tiếng Việt 5

1. Mục tiêu giáo dục Tiếng Việt trong SGK Tiếng Việt 5 có gì mới?

2. Nội dung, yêu cầu trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong SGK Tiếng Việt 5 có gì mới?

3. Quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt 5 có gì mới? SGK Tiếng Việt 5 đã thể hiện quan điểm giao tiếp - tích hợp - tích cực hoá hoạt động học tập của HS như thế nào?

4. Phân tích một bài học cụ thể (hoặc một tập hợp bài học trong chủ điểm, trong một phân môn), chỉ rõ điểm mới về mục tiêu; về sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực.

II. Phần Chính tả

1. Trình bày Chuẩn của phân môn Chính tả ở lớp 5 mà anh (chị) tiếp thu được sau khi học tiểu mô đun Chính tả 5.

2. Dựa trên kế hoạch bài học một bài Chính tả anh (chị) đã soạn, hãy phân tích xem trong kế hoạch đó, anh (chị) đã tổ chức những hoạt động nào cho học sinh học tập nhằm thực hiện chuẩn của phân môn Chính tả.

3. Anh (chị) sử dụng một số bài tập chính tả phù hợp với đặc điểm địa phương do nhóm anh (chị) đã soạn để thay cho một số bài tập chính tả lựa chọn trong một bài cụ thể của sách Tiếng Việt 5. Sau khi dạy học bài có sự thay thế này, anh (chị) đánh giá hiệu quả của các bài tập đó và đưa ra một số ý kiến điều chỉnh bài tập đó (nếu có).

Thông tin phản hồi cho phần tự đánh giá

1. Chuẩn kĩ năng Chính tả ở lớp 5 thể hiện ở các lĩnh vực : viết đúng các từ , đặc biệt chú trọng các từ tiếng địa phương có phát âm sai lệch, viết hoa tên riêng Việt Nam và nước ngoài, khả năng phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài chính tả nghe – viết, nhớ – viết (xem chi tiết ở phần thông tin phản hồi cho hoạt động 1, mục 1.4).

2. Chỉ ra những hoạt động luyện viết nháp các từ khó, các từ tiếng địa phương có phát âm sai lệch, những tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài (chú ý đến tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu Việt Nam); hoạt động rà soát bài viết để tìm lỗi, hoạt động chữa lỗi chính tả trong bài viết.

3. Học viên viết lại một số bài tập định dùng thay thế cho bài tập trong sách giáo khoa. Nêu kết quả thực hiện các bài tập này của học sinh. Nếu có thay đổi hoặc điều chỉnh gì thêm để hoàn thiện số bài tập này cần nêu rõ. Cần kiến nghị số bài tập này nên dùng ở những bài chính tả nào.

III. Phần Tập đọc

1. Trình bày Chuẩn của kĩ năng đọc ở lớp 5 mà anh (chị) tiếp thu được sau khi học tiểu mô đun Tập đọc 5.

2. Dựa trên kế hoạch bài học một bài Tập đọc anh (chị) đã soạn, hãy phân tích xem trong kế hoạch đó, anh (chị) đã tổ chức những hoạt động nào cho học sinh học tập nhằm thực hiện chuẩn của kĩ năng đọc.

3. Anh (chị) nêu một câu hỏi thể hiện một thắc mắc hoặc một điều anh (chị) băn khoăn nhất khi dạy phân môn Tập đọc 5, sau đó trao đổi với đồng nghiệp trong trường để cả nhóm cùng giải đáp thắc mắc của anh (chị).

Thông tin phản hồi cho phần tự đánh giá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023