Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 31

- Diễn đàn trẻ em, hát, múa, đọc thơ, vẽ tranh, triển lãm... về chủ đề bài học: Là hình thức GV tổ chức cho HS chuẩn bị và trình baỳ các bài hát, điệu múa, bài thơ, các tranh vẽ, các suy nghĩ, bài viết, bài nói,... về chủ đề đã học.

- Báo cáo kết quả thực hiện các dự án của HS: là hình thức GV tổ chức cho HS hoặc đại diện nhóm HS báo cáo kết quả các dự án các em đã thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Thi hùng biện, hát, múa, đọc thơ, vẽ tranh, triển lãm tranh... về chủ đề bài học

-...

Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu khi thiết kế hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 Thông tin cơ bản

Thiết kế các hoạt động dạy học là khâu dầu tiên rất quan trọng để thực hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy học là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động. Các hoạt động dạy học được thiết kế cần phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản.

Nhiệm vụ Bạn hãy nghiên cứu SGV Đạo đức 5 và tìm hiểu xem Các hoạt động 2Nhiệm vụ

Bạn hãy nghiên cứu SGV Đạo đức 5 và tìm hiểu xem:

- Các hoạt động dạy học đã được thiết kế có cấu trúc như thế nào?

- Nội dung của từng phần đó là gì?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

- Số lượng hoạt động của mỗi bài là bao nhiêu?

Thông tin phản hồi

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 31

Thiết kế hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Trước hết để thiết kế hoạt động cần phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài Đạo đức. Trên cơ sở đó mới xác định xem để dạy học bài này cần có mấy hoạt động? Đó là hoạt động gì? Mỗi hoạt động nhằm giải quyết mục tiêu nào của bài?

- Thông thường, một tiết học ở lớp 5 chỉ nên có từ 2 - 4 hoạt động là phù hợp.

- Mỗi hoạt động phải có cấu trúc: Tên hoạt động, Mục tiêu, Cách tiến hành, Kết luận

- Tên hoạt động phải thể hiện rõ nhiệm vụ, nội dung của hoạt động. Ví dụ: Tìm hiểu về..., Triển lãm tranh..., Thảo luận về..., Diễn đàn trẻ em với chủ đề “......”,...

- Mục tiêu hoạt động phải rõ ràng và phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của cả bài Đạo đức.

- Cách tiến hành hoạt động phải rõ các bước, với các hành động, thao tác của cả GV và HS.

- Cuối mỗi hoạt động cần có kết luận của GV để tóm tắt lại những nội dung, thông

điệp cốt lõi HS cần nắm vững và thực hiện sau hoạt động.

Hoạt động 3: Thực hành thiết kế hoạt động dạy học một bài Đạo đức lớp 5 Nhiệm vụ Bạn hãy chọn một bài Đạo đức lớp 5 và thiết kế các hoạt 4Nhiệm vụ

- Bạn hãy chọn một bài Đạo đức lớp 5 và thiết kế các hoạt động dạy học bài đó theo một phương án khác với phương án đã được trình bày trong SGV Đạo đức 5.

- So sánh giữa các hoạt động mà bạn đã thiết kế với các yêu cầu ở hoạt động 2 xem bản thiết kế của bạn đã đạt được những yêu cầu nào? Còn những yêu cầu nào chưa đạt được? Vì sao?

- Bạn hãy chỉnh sửa, hoàn thiện lại bản thiết kế của mình.


IV. Sản phẩm


Bản thiết kế hoạt động dạy học một bài Đạo đức lớp 5


Chủ đề 3

Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 (3 tiết)


I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HV có khả năng áp dụng được phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Đạo đức lớp 5.

II. Nguồn

- SGV Đạo đức lớp 5, NXBGD – H. 2005

- Lưu Thu Thuỷ – Nguyễn Hữu Hợp: “Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”, NXBGD- H.2001

- Tài liệu “Phương pháp dạy học ở Tiểu học”, Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học, 2004

- Trích đoạn băng hình có sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Đạo đức lớp 5 của Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học

III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Thông tin cơ bản

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là một phương pháp được sử dụng nhiều trong dạy học các môn KHXH và nhân văn, đặc biệt là môn Đạo đức.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy nghiên cứu SGV môn Đạo đức lớp 5 tài liệu 7Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy nghiên cứu SGV môn Đạo đức lớp 5, tài liệu Phương pháp dạy học ở Tiểu học và quan sát trích đoạn băng hình có sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

Nhiệm vụ 2: Trả lời các câu hỏi sau:

+ Bản chất của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình?

+ Cách sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình như thế nào?

+ Có thể sử dụng phương pháp này để dạy những bài nào trong chương trình môn

Đạo đức lớp 5?

Nhiệm vụ 3: Trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn về các suy nghĩ của bạn.

Thông tin phản hồi

Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết nhằm tạo ra một trường hợp “thật” để minh chứng một vấn đề hay một loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catsset mà không phải trên văn bản viết. Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính da dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:

- Đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình

- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).

- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến trường hợp điển hình.

- Thảo luận

Yêu cầu sư phạm

- Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề.

- Thảo luận trường hợp điển hình phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A ? nhân vật B ? ... Vấn đề này có thể đã được giải quyết như thế nào?

- Câu trả lời cho các vấn đề/ câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống rộng hơn.

Tất cả các bài trong chương trình Đạo đức lớp 5 đều có thể sử dụng phương pháp này

để dạy.

Hoạt động 2:

Thực hành soạn một hoạt động dạy học Đạo đức lớp 5 có sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy chọn một bài trong chương trình môn Đạo đức 9Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy chọn một bài trong chương trình môn Đạo đức lớp 5 và soạn một hoạt động để dạy bài đó có sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

Nhiệm vụ 2: Hãy trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn của bạn về hoạt động đã thiết kế.

Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh lại hoạt động sau khi đã lắng nghe và xử lí nghiêm túc các góp ý của đồng nghiệp.


IV. Sản phẩm


Bản thiết kế 1 hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 có sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.


Chủ đề 4

Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học môn Đạo đức lớp 5 (4 tiết)

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HV có khả năng sử dụng được phương pháp dự án trong dạy học môn Đạo đức lớp 5.

II. Nguồn

- SGV Đạo đức lớp 5, NXBGD- 2005

- Lưu Thu Thuỷ – Nguyễn Hữu Hợp: “Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”, NXBGD- H.2001

- Tài liệu “Phương pháp dạy học ở Tiểu học”, Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học, 2004

III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp dự án Thông tin cơ bản

Trong số các phương pháp dạy học môn Đạo đức thì phương pháp dự án là phương pháp khá mới mẻ đối với GV song đồng thời cũng là một phương pháp có nhiều ưu thế trong việc tạo cơ hội cho HS được thực hành, thể hiện những thái độ, hành vi tích cực trong thực tiễn.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy nghiên cứu phần trình bày về phương pháp dự 12Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy nghiên cứu phần trình bày về phương pháp dự án trong SGV Đạo đức lớp 5 và quan sát trích đoạn băng hình có sử dụng phương pháp dự án.

Nhiệm vụ 2: Trả lời các câu hỏi sau:

+ Bản chất của phương pháp dự án là gì?

+ Phương pháp này có ưu điểm gì trong việc dạy học Đạo đức cho HS?

+ Các bước tiến hành phương pháp dự án?

+ Để sử dụng phương pháp dự án có hiệu quả cần lưu ý những gì?

+ Theo bạn, có thể sử dụng phương pháp dự án để dạy học những bài nào trong chương trình môn Đạo đức lớp 5?

Thông tin phản hồi

1. Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Phương pháp dự án có 3 đặc điểm cơ bản sau :

- Định hướng HS: Trong phương pháp dự án, HS tham gia tích cực và tự lực vào quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm và sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến hứng thú của HS : HS được tham gia chọn đề tài, nội

dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Hứng thú của các em cũng cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Trong khi xây dựng và thực hiện dự án còn cần có sự hợp tác làm việc theo nhóm và sự phân công công việc giữa các thành viên của nhóm. Phương pháp dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng hợp tác của HS.

- Định hướng hoạt động thực tiễn: Phương pháp dự án kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Chủ đề dự án gắn liền với các vấn đề, tình huống, thực tiễn. Nhiệm vụ dự án cần phù hợp với trình độ và khả năng HS.

- Định hướng sản phẩm: Trong phương pháp dự án, các sản phẩm được tạo ra theo định hướng sản phẩm. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn thực hành.

2. Phương pháp dự án có ưu điểm:

- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS

- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực đánh giá.

- HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu...

3. Các bước tiến hành

- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong một số trường hợp, việc đề xuất đề tài có thể từ phía HS.

- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án. trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc,...

- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân

- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo. Sản phẩm dự án cũng có thể là tranh, ảnh, pan- nô,... để triển lãm, cũng có thể là những sản phẩm phi vật thể như: diễn một vở kịch, một cuộc

tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số trong cộng đồng,...Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội.

- Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.

Trong chương trình Đạo đức lớp 5 có nhiều bài có thể sử dụng phương pháp dự án.

Ví dụ như :

- Bài 4 ( Dự án tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) ,

- Bài 7 ( Dự án tìm hiểu về những người phụ nữ tiêu biểu ở Việt nam và trên thế giới)

- Bài 9 ( Dự án tìm hiểu về thiên nhiên và con người quê em, về truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh Cách mạng của quê hương, ...)

- Bài 11 ( Dự án tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, về truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh cách mạng của đất nước, của dân tộc, về các danh nhân Việt Nam, các di sản thế giới của Việt nam,...)

- Bài 13 ( Dự án tìm hiểu về các hoạt động vì trẻ em Việt nam, dành cho trẻ em Việt Nam của Tổ chức cứu trợ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam)

- Bài 14 ( Dự án Tình nguyện xanh, dự án làm sạch, làm đẹp quê em, trường em)

4. Để sử dụng phương pháp dự án có hiệu quả cần lưu ý:

- Đề tài dự án phải phù hợp với chủ đề bài đạo đức, phù hợp với tình hình thực tiễn

địa phương, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS.

- Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi.

- Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể: Các hoạt động? Người chịu trách nhiệm chính? Người phối hợp thực hiện? Các mốc thời gian thực hiện? sản phẩm/ kết quả hoạt động? Những thuận lợi đã có? Những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp khắc phục?...

- Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của HS trong dự án, tuy nhiên phải phù hợp với trình độ và khả năng của các em. Với sự giúp đỡ hợp lí của GV, HS có thể tham gia vào tất cả các công đọan của quá trình làm dự án: từ chọn đề tài, xác định mục tiêu, xây dựng kế họach, thực hiện dự án đến công bố kế quả dự án và đánh giá dự án.

- Để tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình dự án, GV cần chú ý những điểm sau:

+ Giao nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của HS, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của HS .

+ Phải giao nhiệm vụ cho HS dần dần từ dễ đến khó.

+ Phân công nhiệm vụ theo các nhóm có cả HS khá và yếu để các em có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Chú ý động viên, khích lệ HS; kịp thời hỗ trợ các em khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 2: Thực hành soạn một hoạt động dạy học bài Đạo đức lớp 5 có sử dụng phương pháp dự án

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy chọn một bài Đạo đức lớp 5 và soạn một 14Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy chọn một bài Đạo đức lớp 5 và soạn một hoạt động để dạy bài đó có sử dụng phương pháp dự án.

Nhiệm vụ 2: Hãy trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn của bạn về hoạt động mà bạn đã thiết kế.

Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh lại hoạt động đã thiết kế sau khi đã lắng nghe và xử lí nghiêm túc các góp ý của đồng nghiệp.


IV. Sản phẩm


Bản thiết kế 1 hoạt động dạy học bài Đạo đức lớp 5 có sử dụng phương pháp dự án.


Chủ đề 5

Trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 5 (3 tiết)

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HV có khả năng tổ chức được một số trò chơi học tập trong dạy học môn Đạo đức lớp 5.

II. Nguồn

- SGV Đạo đức lớp 5, NXBGD - 2005

- Lưu Thu Thuỷ – Nguyễn Hữu Hợp: “Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”, NXBGD- H.2001

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí