Giới Thiệu Các Chủ Đề Của Tiểu Môđun

- Tiết dạy đã đạt được mục tiêu bài học chưa?

- Tiết dạy đã thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở mức độ nào?

Đổi mới ở những điểm nào?

- Những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nào được sử dụng trong tiết học?

- Những ưu điểm về mặt đổi mới phương pháp dạy học có thể học tập và những hạn chế hoặc những sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh cần phải tránh.

Xem băng, suy nghĩ và trả lời những câu hỏi của phiếu học tập qua băng.

- Xem lại từng đoạn băng khi cần thiết.

IV. Sau khi xem băng hình

Sau khi xem băng , GV cần:

- Suy nghĩ, hoàn thiện phiếu học tập theo băng hình

- Trao đổi với các bạn động nghiệp về nội dung của băng hình, tìm những ưu điểm và cách thức hướng dẫn học sinh học tập một cách có hiệu quả để học tập, phát hiện những điểm chưa thật nhuần nhuyễn về phương pháp và cách thức tổ chức học sinh học tập của giáo viên từ đó tìm cách khắc phục hoặc tránh những mặt hạn chế đó trong thực tiễn dạy học của bản thân.

ĐẠO ĐỨC LỚP 5


A. Tổng quan về tiểu mô đun

1. Mục tiêu của tiểu mô đun

Học xong tiểu mô đun này, học viên có khả năng:

1.1 Kiến thức

- Nhận dạng được các loại tiết dạy học đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5 và trình bày

được cách dạy học các loại tiết này.

- Nêu được các hoạt động dạy học đăch thù của môn Đạo đức lớp 5.

- Trình bày được một số phương pháp dạy học đặc thù của môn Đạo đức lớp 5.

- Kể được một số trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 5

1.2 Kĩ năng

Có các kĩ năng:

- Dạy học một số loại tiết đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5

- Thiết kế các hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5

- Sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học mới trong dạy học các bài Đạo đức lớp 5.

- Tổ chức một số trò chơi học tập cho HS trong dạy học môn Đạo đức lớp 5

1.3 Thái độ

Tự tin và có trách nhiệm trong dạy học môn Đạo đức lớp 5 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.

2. Cấu trúc của tiểu mô đun

2.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu môđun


STT

Tên chủ đề

Số tiết

1

Dạy học một số loại tiết đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5

3

2

Thiết kế các hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5

2

3

Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong

dạy học môn Đạo đức lớp 5

3

4

Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học môn Đạo đức lớp 5

4

5

Trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 5

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 30


2.2 Cách thức triển khai của từng chủ đề

Mỗi chủ đề gồm :

1. Mục tiêu của chủ đề.

2. Nguồn : Các tài liệu mà người học cần phải có để học chủ đề.

3. Quá trình : Hệ thống các hoạt động mà người học phải thực hiện để đạt được mục tiêu của chủ đề.

4. Sản phẩm : Dự kiến các sản phẩm mà người học cần làm được sau khi học xong chủ đề.

3. Phương pháp học tập tiểu mô đun

Để học tốt tiểu mô đun này, học viên cần sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Tự nghiên cứu tài liệu

- Trả lời các câu hỏi, làm các bài tập được giao và đối chiếu với thông tin phản hồi ở

cuối mỗi hoạt động.

- Học theo băng hình

- Thảo luận trong nhóm chuyên môn

- Thực hành và rút kinh nghiệm


B. Triển khai tiểu mô đun ( 15 tiết)

Chủ đề 1

dạy học một số loại tiết đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5 ( 3 tiết)


I. Mục tiêu

Sau khi học xong chủ đề này, HV có thể nhận dạng được một số loại tiết dạy học đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5 và cách dạy học các loại tiết đó.


II. Nguồn

- Chương trình môn Đạo đức lớp 5 ( Chương trình Tiểu học mới)

- SGK, SGV Đạo đức lớp 5, NXBGD- H.2005

- Lưu Thu Thuỷ – Nguyễn Hữu Hợp: “Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”, NXBGD- H.2001

- Tài liệu “Phương pháp dạy học ở Tiểu học”, Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học, 2004

- Tài liệu tập huấn GV cốt cán lớp 5 môn Đạo đức, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2005


III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại tiết dạy đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5

Thông tin cơ bản

Theo kế hoạch dạy học, môn Đạo đức lớp 5 được dạy trong 35 tiết, bao gồm: 2 tiết x 14 bài = 28 tiết

Thực hành rèn luyện kĩ năng: 4 tiết Thời lượng dành cho địa phương: 3 tiết

Nhiệm vụ Tự nghiên cứu Chương trình môn Đạo đức lớp 5 SGK và SGV Đạo 4Nhiệm vụ

Tự nghiên cứu Chương trình môn Đạo đức lớp 5, SGK và SGV Đạo đức lớp 5

Trả lời câu hỏi sau : Theo bạn, môn Đạo đức lớp 5 có những tiết dạy học đặc trưng nào?


Thông tin phản hồi

Cũng như dạy học môn Đạo đức ở các lớp khác, ở lớp 5 có một số tiết dạy học đặc trưng đó là:

- Tiết 1 (của mỗi bài): có nhiệm vụ cơ bản là trang bị cho HS những hiểu biết về chuẩn mực hành vi đạo đức.

- Tiết 2 (của mỗi bài): có nhiệm vụ cơ bản là hình thành kĩ năng hành vi đạo đức và thái độ tích cực cho HS.

- Tiết thực hành rèn luyện kĩ năng.

- Tiết dành cho địa phương.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dạy một số tiết đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5

Thông tin cơ bản

Trong số các tiết dạy đặc trưng trên, việc dạy các tiết 1 và tiết 2 đã được hướng dẫn khá kĩ trong các sách giáo viên và tài liệu bồi dưỡng đã có. Còn tiết thực hành rèn luyện kĩ năng và tiết dành cho địa phương, do tính chất rất mở của chúng, dẫn đến có nhiều cách hiểu và dạy học khác nhau giữa các giáo viên, các trường và các địa phương.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy đọc phần thứ nhất trong sách giáo viên Đạo 7Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy đọc phần thứ nhất trong sách giáo viên Đạo đức 5 và Tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán môn Đạo đức lớp 5 của Bộ GD - ĐT và trả lời câu hỏi sau:

1/ Thế nào là tiết dành cho địa phương?

Cách dạy học các tiết dành cho địa phương có gì khác so với dạy học các tiết Đạo đức khác?

2/ Thế nào là tiết thực hành rèn luyện kĩ năng?

Dạy học các tiết thực hành rèn luyện kĩ năng như thế nào?

Nhiệm vụ 2: Trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn về những suy nghĩ của bạn


Thông tin phản hồi

1/ Tiết dành cho địa phương là những tiết để địa phương sử dụng dạy những vấn đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương mình. Chính vì vậy, nội dung dạy học các tiết này mang đậm tính đặc thù của mỗi địa phương, có thể rất khác nhau giữa các trường, các vùng, miền trong cả nước. Ví dụ: Đối với khu vực thành phố, thị xã, vấn đề giáo dục an toàn giao thông, giáo dục tiết kiệm điện, nước,... là những vấn đề bức xúc thì đối với các vùng nông thôn, rừng núi những vấn đề bức xúc lại có thể là giáo dục bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng; vận động gia đình phá bỏ, không trồng cây thuốc phiện;

...

Việc dạy học các tiết dành cho địa phương cần chú ý một số điểm sau:

- Nội dung dạy học các tiết này là do địa phương tự quyết định. Các địa phương cần bám theo chương trình Đạo đức của mỗi lớp 1, 2, 3, 4, 5 mà lựa chọn nội dung vấn đề dạy học để tránh trùng lặp giữa các khối lớp.

- Nên tăng cường sự tham gia của HS trong dạy học các tiết địa phương dưới các hình thức như: liên hệ, tự liên hệ; tổ chức cho HS tự điều tra, sưu tầm, tìm hiểu, phân tích vấn đề đó ở địa phương và báo cáo những kết quả các em đã sưu tầm, tìm hiểu được cũng như những đánh giá và giải pháp, kiến nghị của các em đối với những vấn đề đó;...

- Có thể tổ chức dạy các tiết này dưới hình thức hoạt động ngoại khoá như: Mời các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội ở địa phương, các nhân chứng,... đến nói chuyện, giao lưu với HS; Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ, diễn tiểu phẩm;...

- Mỗi bài Đạo đức của địa phương không nhất thiết phải dạy trong 2 tiết và mỗi tuần một tiết như dạy 14 bài Đạo đức bắt buộc trong chương trình. Mà có thể sử dụng cả 3 tiết để dạy một bài, một vấn đề; hoặc cũng có thể sử dụng 3 tiết này để dạy 2 hoặc 3 bài, tuỳ nội dung, do địa phương quyết định.

2/ Tiết thực hành rèn luyện kĩ năng là những tiết để GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động, thông qua đó các em được củng cố và phát triển các kĩ năng hành vi phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.

Để dạy học các tiết này, GV cần lưu ý:

- Các hoạt động cần tập trung vào mục tiêu củng cố và phát triển các kĩ năng đặc thù của môn Đạo đức, đó là:

+ Kĩ năng phân biệt hành vi (phù hợp hay chưa phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học).

Ví dụ về bài tập để rèn luyện kĩ năng phân biệt hành vi kính già, yêu trẻ không kính già, yêu trẻ:

Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ a/ Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già

b/ Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già

c/ Nhường đường, nhường chỗ cho người già, em nhỏ d/ Bắt nạt em nhỏ

đ/ Đọc truyện cho em nhỏ nghe

e/ Không nhường đồ chơi cho em nhỏ

+ Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống phổ biến của cuộc sống.

Ví dụ về bài tập để rèn luyện kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức yêu trẻ:

Hãy lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống sau:

Trên đường đi học, em thấy một em bé bị lạc đang khóc tìm mẹ. Em sẽ: a/ Tiếp tục đi học, không quan tâm

b/ Vỗ về, an ủi em

c/ Vỗ về, an ủi và tìm cách đưa em đi tìm mẹ

+ Kĩ năng thực hiện theo mẫu hành vi, chuẩn mực hành vi.

Ví dụ về bài tập để rèn luyện kĩ năng thực hiện theo mẫu hành vi, chuẩn mực hành vi: Hãy thảo luận và đóng vai thể hiện cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống sau:

a/ Trên đường đi học, em thấy một em bé bị lạc đang khóc tìm mẹ b/ Em nhìn thấy hai em bé đang đánh nhau để tranh giành đồ chơi c/ Em đang chơi cùng các bạn thì có một cụ già đến hỏi đường.

- Để củng cố và phát triển được các kĩ năng đó, GV cần tăng cường các hình thức hoạt động như: tổ chức cho HS phân tích, đánh giá các hiện tượng thực tiễn hoặc đưa ra các tình huống để HS trao đổi, tranh luận, tìm cách giải quyết, ứng xử phù hợp. Sẽ là rất tốt nếu GV tổ chức cho HS xây dựng và thực hiện các dự án phù hợp với khả năng để các

em, bằng những việc làm cụ thể của mình được góp phần xây dựng trường, lớp, gia đình, cộng đồng nơi ở trở nên lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn.

- Các kĩ năng được củng cố và phát triển trong các tiết này cần mang tính tổng hợp của nhiều chuẩn mực hành vi đạo đức mà HS đã được học trong chương trình Đạo đức lớp 5, chứ không phải là những kĩ năng riêng lẻ, rời rạc.


IV. Sản phẩm

Bản liệt kê các loại tiết đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5 và cách dạy học một số loại tiết đó.


Chủ đề 2

Thiết kế các hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 ( 2 tiết)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong chủ đề này, HV có khả năng thiết kế được các hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5


II. Nguồn

- SGK, SGV Đạo đức lớp 5, NXBGD- 2005

- Lưu Thu Thuỷ – Nguyễn Hữu Hợp: “Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”, NXBGD- H.2001

- Tài liệu “Phương pháp dạy học ở Tiểu học”, Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học, 2004

- Tài liệu tập huấn GV cốt cán lớp 5 môn Đạo đức, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2005


III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 Thông tin cơ bản

Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động cho HS là một yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và dạy học môn Đạo đức lớp 5 nói riêng. Cũng như ở các lớp khác, các hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 rất phong phú, đa dạng cả về nội dung và hình thức hoạt động. Điều đó được thể hiện rất rõ trong SGK, SGV Đạo đức 5 và các tài liệu tham khảo khác.


Nhiệm vụ Bạn hãy nghiên cứu SGK SGV Đạo đức lớp 5 và liệt kê các dạng 11

Nhiệm vụ

Bạn hãy nghiên cứu SGK, SGV Đạo đức lớp 5 và liệt kê các dạng hoạt động dạy học

đã được sử dụng trong dạy học các bài Đạo đức lớp 5

Thông tin phản hồi

Các hình thức hoạt động dạy học môn Đạo đức lớp 5 rất phong phú, đa dạng:

- Phân tích các thông tin, sự kiện, các tình huống, các truyện kể,...: Là hình thức GV đưa ra những thông tin, sự kiện, các tình huống, các truyện kể,... và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận, phân tích theo một số câu hỏi đã được thiết kế.

- Quan sát và phân tích các tranh ảnh, băng, đĩa hình : Là hình thức GV tổ chức cho HS quan sát các tranh ảnh, băng, đĩa hình; sau đó hướng dẫn HS thảo luận về các tranh ảnh, băng, đĩa hình và xem thông qua các câu hỏi đã được chuẩn bị.

- Xử lí tình huống: Là hình thức Gv đưa ra những tình huống mở và yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận tìm ra cách giải quyết, ứng xử phù hợp.

- Thảo luận phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, thái độ, các hành vi, việc làm: Là hình thức GV đưa ra các ý kiến, quan điểm, thái độ, các hành vi, việc làm (cả dương tính và âm tính) để HS thảo luận, phân tích, đánh giá là phù hợp hay chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã học, phù hợp hay chưa phù hợp ở chỗ nào, ở mức độ nào.

- Đóng vai: Là hình thức GV đưa ra các tình huống mở và yêu cầu HS thảo luận, xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện cách giải quyết, ứng xử trong tình huống.

- Diễn tiểu phẩm: Là hình thức GV thiết kế sẵn một kịch bản và phân công cho một số HS chuẩn bị trước để sắm vai thể hiện. Tiểu phẩm phải minh hoạ cho một tình huống đạo đức với những cách giải quyết có thể phù hợp hoặc chưa phù hợp, tạo ra cơ hội cho HS trao đổi, thảo luận, phân tích, đánh giá.

- Chơi trò chơi học tập: Là hình thức GV tổ chức cho HS chơi các trò chơi để giúp các em rèn luyện các kĩ năng, bộc lộ thái độ và củng cố kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.

- Lập kế hoạch hành động: Là hình thức GV tổ chức cho HS lập kế hoạch hành động cá nhân hoặc của nhóm, tổ, lớp để giúp các em có thể thực hiện được bài học trong cuộc sống và biểu lộ quyết tâm thực hiện.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí