Bảng 1. Đặc Điểm Của Chương Trình Môn Khoa Học Lớp 5 Mới

4

Nhiệm vụ 3: Trao đổi trong nhóm chuyên môn về những hiểu biết của cá nhân đối với những vấn đề trên và đối chiếu với thông tin phản hồi; tự đánh giá về mức độ đạt được so với thông tin phản hồi.

Thông tin phản hồi hoạt động I

1. Bảng 1. Đặc điểm của chương trình môn Khoa học lớp 5 mới



Những điểm kế thừa

chương trình phần Khoa học lớp 5 cũ

Những điểm phát triển mới

Quan điểm tích hợp

Chương trình tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên : vật lí, hoá học, sinh học.

Chương trình tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học) với khoa

học về sức khoẻ.

Sự lựa chọn nội dung học tập

- Đã tinh giản một số nội dung không thật sự cần thiết (đồ vật thường dùng; một số kim loại: kẽm, thiếc, chì, kền, bạc, thủy ngân, vàng).

- Giữ lại những nội dung cốt lõi của phần Khoa học lớp 5 cũ :

+ Sự sinh sản ở người


Đã bổ sung các nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 22


+ Một số vật liệu thường dùng (một số kim loại; đá vôi; xi măng; thủy tinh; cao su), sự biến đổi của chất, sử dụng năng lượng (mặt trời, gió, nước chảy, chất đốt, điện)

+ Sự sinh sản ở động vật và thực vật

+ Môi trường và tài nguyên

thiên nhiên

- Các giai đoạn phát triển của cơ thể người, vệ sinh phòng bệnh, an toàn trong cuộc sống

- Một số vật liệu thường dùng (tre,mây, song; gạch, ngói; chất dẻo; tơ sợi).

Phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, trong đó có thể lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như : quan sát, trình bày, động não, đóng vai, trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi - đáp, thí nghiệm, thực hành

...

- Chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự lực tìm tòi, phát hiện kiến thức, và thực hành những hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng

đồng.

Đánh giá kết quả học tập môn học

Kết quả học tập của học sinh

được đánh giá bằng điểm số.

Hình thức kiểm tra có thể vấn

đáp hoặc bài viết (có thể sử

- Quan tâm đánh giá cả ba mặt : kiến thức, kĩ năng và thái độ.

- Công cụ kiểm tra đánh giá

được xây dựng theo chuẩn kiến


dụng các câu hỏi trắc nghiệm

thức, kĩ năng của môn học.

hoặc tự luận ngắn).

- Kết quả học tập của học sinh


được ghi nhận bằng điểm kết


hợp với nhận xét cụ thể của


giáo viên.


- Tạo điều kiện cho học sinh tự


đánh giá và đánh giá lẫn nhau


thông qua các hoạt động học tập


cá nhân, học nhóm và cả lớp.



2. Bảng 2. Các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình môn Khoa học lớp 4 và lớp 5

TT

Các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình

Lớp

4

5

1

Con người và sức khoẻ




1.1 Trao đổi chất ở người

x



1.2 Sự sinh sản và phát triển

của con người


x


1.3 Vệ sinh phòng bệnh

x

x


1.4 Dinh dưỡng

x



1.5 An toàn trong cuộc sống

x

x

2

Tự nhiên



2.1.Vật chất và năng lượng

x

x


2.2. Thực vật và động vật

x

x


2.3. Môi trường và tài nguyên


x



3. Nhận xét về mối quan hệ giữa chương trình môn Khoa học lớp 5 với chương trình môn Khoa học lớp 4 : Chương trình môn Khoa học lớp 5 được phát triển tiếp nối từ chương trình môn Khoa học lớp 4. Cụ thể là :

- Chương trình môn Khoa học lớp 4 bao gồm 3 chủ đề : Con người và sức khoẻ; Vật chất và năng lượng ; Thực vật và động vật.

Trong môn Khoa học lớp 5, các Chủ đề Con người và sức khoẻ ; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật đều được tiếp tục phát triển từ các chủ đề cùng tên ở chương trình môn Khoa học lớp 4, đồng thời bổ sung thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được bổ sung vào chương trình môn Khoa học lớp 5 nhằm mục đích giúp HS hệ thống lại những kiến thức các em đã được học về tự nhiên, xã hội và con người qua các môn TN-XH các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học lớp 4. Nhận ra được tự nhiên, con người và xã hội là một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại; trong đó con người với những hoạt động của mình, vừa là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội, vừa tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã hội. Điều này không chỉ giúp cho việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường, giáo dục dân số mà còn làm cho môn học có giá trị thực tế và hấp dẫn đối với HS.

4. Bảng 3. Phân bố thời lượng cho từng lớp và từng chủ đề của chương trình môn Khoa học lớp 4 và chương trình môn Khoa học lớp 5


Lớp

Chủ đề

Tiết


4

(2tiết x 35tuần = 70 tiết)

- Con người và sức khoẻ

- Vật chất và năng lượng

- Thực vật và động vật

19

37

14

5

(2tiết x 35tuần = 70

tiết)

- Con người và sức khoẻ

- Vật chất và năng lượng

- Thực vật và động vật

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

21

29

11

9



Hoạt động 2 : Đặc điểm của sách giáo khoa Khoa học lớp 5 mới

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu SGK Khoa học lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4 để 2Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu SGK Khoa học lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4 để làm bài tập sau :

1. Hoàn thành bảng so sánh một số điểm giống và khác nhau về cấu trúc và cách trình bày SGK Khoa học lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4 :

Bảng 4. Một số điểm giống và khác nhau về cấu trúc và cách trình bày SGK Khoa học lớp 5 so với SGK Khoa học lớp 4



Giống nhau

Khác nhau

Cấu trúc



Cách trình bày




2. Từ kết quả của bảng so sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 cuốn SGK Khoa học lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4, bạn rút ra nhận xét chung gì ?

Nhiệm vụ 2: Trao đổi trong nhóm chuyên môn những hiểu biết của cá nhân về những vấn đề trên và đối chiếu với thông tin phản hồi; tự đánh giá về mức độ đạt được so với thông tin phản hồi.

Thông tin phản hồi Hoạt động 2

1. Bảng 4. Một số điểm giống và khác nhau về cấu trúc và cách trình bày SGK Khoa học lớp 5 so với SGK Khoa học lớp 4


Giống nhau

Khác nhau

Cấu trúc

Đều có các chủ đề :

1. Con người và sức khoẻ

2. Vật chất và năng lượng

3. Thực vật và động

vật

- SGK Khoa học lớp 4 chỉ có 3 chủ đề bao gồm 60 bài học mới và 10 bài ôn tập, kiểm tra.

- SGK Khoa học lớp 5 có 4 chủ đề (thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên) bao gồm 61 bài học mới và 9 bài ôn

tập, kiểm tra.

Cách trình bày

- Cách trình bày chung của 2 cuốn sách là tương tự. Cụ thể:

+ Kênh chữ : Gồm một hệ thống câu hỏi và các "lệnh" yêu cầu học sinh làm việc, thực hiện các hoạt động học tập.

+ Kênh hình : Chức năng của kênh hình không đơn thuần làm nhiệm vụ minh họa cho kênh chữ mà nó còn làm nhiệm vụ cung cấp thông tin hoặc làm nhiệm vụ chỉ dẫn hoạt động học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên.

- Cách trình bày một


SGK Khoa học lớp 5 có nhiều bài học đưa ra các thông tin và yêu cầu HS đọc thông tin để làm bài tập hơn ở SGK Khoa học lớp 4.

chủ đề của 2 cuốn sách là tương tự. Cụ thể:

Có một trang riêng để giới thiệu chủ đề bằng hình ảnh thể hiện nội dung cốt lõi của chủ đề. Mỗi chủ đề được trình bày bằng màu sắc và ký hiệu riêng để phân biệt với các chủ đề khác. Ví dụ : màu hồng và hình ảnh 1 HS nam, 1 HS nữ được sử dụng chung cho chủ đề Con người và sức khoẻ ở cả 2 cuốn SGK Khoa học lớp 4 & lớp 5.

- Cách trình bày một bài học của 2 cuốn sách là tương tự. Cụ thể:

Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau, giúp HS dễ dàng theo dõi và có cái nhìn hệ thống toàn bài học.Tiến trình mỗi bài học được sắp xếp theo một lôgíc hợp lí.


Những hình ảnh được sử dụng để giới thiệu nội dung cốt lõi của chủ đề cùng tên ở SGK 2 lớp 4 và 5 là khác nhau. Ví dụ : Hình ảnh giới thiệu chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4 là Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Hình ảnh giới thiệu chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 5 gồm : hình một dãy đỉnh đồng; hình nhà một công trình thuỷ điện; hình cầu một cây cầu bắc qua sông.


Nhiều bài học ở SGK Khoa học lớp 5 có kênh chữ được tăng cường hơn ở SGK Khoa học lớp 4.



2. Từ kết quả của bảng trên, rút ra nhận xét chung : Cấu trúc và cách trình bày của hai cuốn sách là giống nhau về cơ bản ; chỉ khác nhau về chi tiết. Như vậy, quan điểm

biên soạn SGK Khoa học lớp 5 cũng như quan điểm biên soạn SGK Khoa học lớp 4. Đó là :

- Theo quan điểm tích hợp (tích hợp các nội dung của các khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học và tích hợp các nội dung của các khoa học tự nhiên với khoa học về sức khoẻ con người) ở các mức độ khác nhau tùy theo từng chủ đề, từng mạch nội dung hay từng bài.

- Theo quan điểm SGK không chỉ là nguồn cung cấp tri thức cho HS mà còn là phương tiện để GV đổi mới cách dạy và HS đổi mới cách học.

- Đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm (lựa chọn các nội dung thể hiện được tính chính xác, khoa học nhưng phải được diễn đạt qua kênh chữ và kênh hình phù hợp đặc điểm tâm lí nhận thức của HS).

- Đảm bảo tính thiết thực, cập nhật (lựa chọn những nội dung cần thiết , gần gũi và có ý nghĩa với HS; giúp các em có thể vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hằng ngày).

Hoạt động 3 :

Xác định mức độ kiến thức và kĩ năng

của từng mạch nội dung trong môn Khoa học lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu SGK và SGV môn Khoa học lớp 5 Đặc biệt đọc 4Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu SGK và SGV môn Khoa học lớp 5. Đặc biệt đọc kỹ phần mục tiêu của các bài học trong SGV

Nhiệm vụ 2 : Hãy lựa chọn một trong các chủ đề của của môn Khoa học lớp 5 và liệt kê mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt theo từng mạch nội dung trong chủ đề đó vào bảng 3 dưới đây theo ý kiến của bạn.

Bảng 5. Mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt theo từng mạch nội dung trong từng chủ đề của môn Khoa học lớp 5

Chủ đề

Mức độ cần đạt



Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí