Tiết 86 - diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Trình bày được quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính diện tích hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: 2 hình tam giác bằng nhau, cỡ to,bằng bìa để đính bảng.
-HS: mỗi nhóm (2 em) chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, cỡ nhỏ, bằng bìa (giấy); kéo .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh | |
I.Kiểm tra bài cũ: *GV đính trên bảng 2 hình tam giác đã chuẩn bị, yêu cầu mỗi nhóm HS lấy ra 2 hình tam giác rồi thảo luận. *GV chữa và thống nhất cách vẽ trên bảng *Muốn vẽ được đường cao của tam giác ta | *1 HS lên bảng vẽ đường cao của 2 tam giác trên bảng. *Các nhóm thảo luận vẽ đường cao của tam giác vào hình tam giác đã chuẩn bị. *Phải biết được cạnh đáy là cạnh nào, từ đó |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Dạy Học " Giải Bài Toán Có Lời Văn" Ở Lớp 5
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 19
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 20
- Bảng 1. Đặc Điểm Của Chương Trình Môn Khoa Học Lớp 5 Mới
- Mức Độ Kiến Thức, Kĩ Năng Cần Đạt Theo Từng Mạch Nội Dung Trong Từng Chủ Đề Của Môn Khoa Học Lớp 5
- Tiến Trình Dạy Học Từng Mạch Nội Dung Trong Chủ Đề Vật Chất Và Năng Lượng :
Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.
xác định đỉnh đối diện rồi vẽ đường thẳng
vuông góc với cạnh đáy
*Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV:
cắt, sau đó ghép
*Chiều dài DC ( hoặc AB), chiều rộng AD (hoặc BC)
*Đáy DC, chiều cao EH
*Nhận xét:
- Chiều dài hình chữ nhật = độ dài đáy hình tam giác.
- Chiều rộng hình chữ nhật =chiều cao hình
tam giác.
phải biết gì?
*GV nhận xét, đánh giá.
II.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
HĐ1: Cắt và ghép hình
*Mỗi nhóm HS lấy ra 1 hình tam giác đã vẽ đường cao rồi cắt theo đường cao đó và đánh số 1, 2.
*Hãy ghép 3 hình có trong tay thành 1 hình chữ nhật .
*GV thống nhất cách ghép
(1)
(2)
A E B
D H C
HĐ2: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học
*Kể tên chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ABCD
*Kể tên đáy và chiều cao tam giác EDC.
*So sánh chiều dài hình chữ nhật với đáy tam giác; chiều rộng hình chữ nhật với chiều cao tam giác.
*Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp đôi diện tích hình tam giác EDH, vì diện tích hình chữ nhật ABCD bằng tổng diện tích của hình 1, hình 2 và tam giác EDC.Mà diệnn tích hình tam giác EDC lại bằng diện
tích hình 1 và 2 cộng lại.
*Lấy DC x AD.
* Bằng nhau
* Có
* LấyDCxEH
2
vì diện tích hình tam giác
= 1
2
diện tích hình chữ nhật.
*Là độ dài đáy và chiều cao của tam giác.
*Lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng 1
đơn vị đo) rồi chia cho 2
*HS dựa vào công thức để phát biểu quy tắc thành lời.
*1 HS nêu yêu cầu.
* HS tiến hành các thao tác:
- Xác định số đo cạnh đáy và chiều cao
- Vận dụng công thức tính diện tích hình
*Có nhận xét gì về diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích hình tam giác EDC?
HĐ 3: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
*Diện tích hình chữ nhật ABCD được tính thế nào?
*Nhận xét độ dài của đoạn AD và EH?
*Vậy thay AD bằng EH trong phần tính diện tích hình chữ nhật được không?
*Diện tích hình chữ nhật EDC được tính thế nào? Vì sao?
*Trong đó DC và EH lần lượt là số đo gì của tam giác?
*Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
*GV ghi công thức:
S = axh (như sgk)
2
HĐ4: Thực hành
*Để tính diện tích hình tam giác ta cần biết những số đo nào?
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác
*GV nhận xét và thống nhất kết quả
*Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm
tam giác | |
*1 HS lên bảng, cả lớp tự làm bài, sau đó | |
chữa bài. | |
*HS đổi chéo vở, tự kiểm tra bài bạn. | |
*1 HS nhắc lại quy tắc. | |
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác | *HS tiến hành tương tự bài 1. |
(Làm tương tự bài 1) | |
*Lưu ý cho HS: độ dài đáy và chiều cao | |
phải cùng 1 đơn vị đo | |
III.Củng cố - Dặn dò: | |
* Nhớ qui tắc và vận dụng tính. | |
*GV nhận xét tiết học. |
thế nào?
KHOA HỌC
A. Tổng quan về tiểu mô đun
1. Mục tiêu của tiểu mô đun
Học xong tiểu mô đun này, học viên có khả năng:
1.1 Kiến thức
- Xác định được những điểm mới trong chương trình và SGK môn Khoa học lớp 5.
- Trình bày được các nội dung cơ bản và mức độ dạy học từng mạch nội dung của môn Khoa học lớp 5.
1.2 Kĩ năng
- Vận dụng một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn Khoa học lớp 5 vào dạy học từng chủ đề của môn học.
- Thực hành 4 tiết dạy minh họa thuộc 4 chủ đề của môn học.
1.3 Thái độ
- Tự tin trong dạy học môn Khoa học lớp 5
2. Cấu trúc của tiểu mô đun
2.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu mô đun
Mô đun 5 về bồi dưỡng GV dạy môn Khoa học lớp 5 gồm có các chủ đề cơ bản như sau:
Chủ đề 1 : Đặc điểm chương trình, SGK và mức độ dạy học từng mạch nội dung của môn Khoa học lớp 5
- Đặc điểm của chương trình, SGK môn Khoa học lớp 5
- Mức độ kiến thức và kĩ năng của từng mạch nội dung trong môn Khoa học lớp 5
Chủ đề 2 : Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn học vào dạy học từng chủ đề của môn Khoa học lớp 5
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Con người và sức khoẻ
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Thực vật và động vật
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
2.2. Cách thức triển khai từng chủ đề :
Mỗi chủ đề gồm :
1. Mục tiêu của chủ đề.
2. Nguồn : Các tài liệu mà người học cần phải có để học chủ đề.
3. Quá trình : Hệ thống các hoạt động mà người học phải thực hiện để đạt được mục tiêu của chủ đề.
4. Sản phẩm : Dự kiến các sản phẩm mà người học cần làm được sau khi học xong chủ đề.
3. Phương pháp học tập tiểu mô đun
Chú trọng khuyến khích người học học tập tích cực, thể hiện :
- Làm việc cá nhân :
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Làm bài tập
+ Thực hành lập kế hoạch dạy học và dạy minh hoạ.
- Làm việc hợp tác theo nhóm :
+ Thảo luận
+ Nêu ý kiến thắc mắc
+ Đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm và trao đổi những sáng kiến kinh nghiệm với
đồng nghiệp.
+ Xem băng hình, thảo luận về những trích đoạn dạy học trong băng hình.
+ Dự giờ, góp ý và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp.
B. Triển khai tiểu mô đun (15 tiết)
Chủ đề 1
Đặc điểm chương trình, SGK và mức độ dạy học từng mạch nội dung của môn Khoa học lớp 5
I. Mục tiêu
Học xong chủ đề này, học viên có khả năng :
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của chương trình môn Khoa học lớp 5.
- Xác định được mức độ kiến thức và kĩ năng của từng mạch nội dung trong môn Khoa học lớp 5
II. Nguồn
- Chương trình môn Khoa học lớp 5 mới và cũ.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Khoa học lớp 5 mới.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Khoa học lớp 5 theo chương trình mới.
- Văn bản chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ GD &ĐT ban hành (nếu có)
III. Quá trình Hoạt động 1 :
Đặc điểm của chương trình môn Khoa học lớp 5 mới
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu chương trình môn Khoa học lớp 5 mới và chương trình phần Khoa học lớp 5 cũ thuộc môn TN và XH để làm bài tập 1.
1. Hoàn thành bảng dưới đây :
Bảng 1. Đặc điểm của chương trình môn Khoa học lớp 5 mới
Những điểm kế thừa chương trình phần Khoa học lớp 5 cũ | Những điểm phát triển mới | |
Quan điểm tích hợp | ||
Sự lựa chọn nội dung học tập | ||
Phương pháp dạy học | ||
Đánh giá kết quả học tập môn học |
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu chương trình môn Khoa học lớp 5 mới và chương trình môn Khoa học lớp 4 mới để làm các bài tập 2, 3, 4 và 5.
2. Trong bảng 2 dưới đây, hãy đánh dấu x vào cột phù hợp với các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình môn Khoa học lớp 4 và lớp 5 :
Bảng 2. Các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình môn Khoa học lớp 4 và lớp 5
Các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình | Lớp | ||
4 | 5 | ||
1 | Con người và sức khoẻ | ||
1.1 Trao đổi chất ở người | |||
1.2 Sự sinh sản và phát triển của con người | |||
1.3 Vệ sinh phòng bệnh | |||
1.4 Dinh dưỡng | |||
1.5 An toàn trong cuộc sống | |||
2 | Tự nhiên | ||
2.1.Vật chất và năng lượng | |||
2.2. Thực vật và động vật | |||
2.3. Môi trường và tài nguyên |
3. Nhận xét về mối quan hệ giữa chương trình môn Khoa học lớp 5 với chương trình môn Khoa học lớp 4. Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được bổ sung thêm vào chương trình môn Khoa học lớp 5 nhằm mục đích gì ?
4. Hãy hoàn thành bảng 3 dưới đây :
Bảng 3. Phân bố thời lượng cho từng lớp và từng chủ đề của chương trình môn Khoa học lớp 4 và chương trình môn Khoa học lớp 5
Chủ đề | Tiết | |
- Con người và sức khoẻ |
- Vật chất và năng lượng - Thực vật và động vật | ||
5 (Số tiết/tuần x 35 tuần = số tiết năm học) | - Con người và sức khoẻ - Vật chất và năng lượng - Thực vật và động vật - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên |