Thành Lập Cơ Quan Quản Lý Cảng Biển Quốc Gia Pmb (Port Management Body)


sẽ không được phép thực hiện.

- Quy định về việc thương thảo và cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng vốn nhà nước.

Chương IV: An toàn và giám sát cảng

Do hoạt động tại cảng biển rất phức tạp, có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến môi trường nên trong Luật Cảng biển cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp liên quan đến an toàn cảng biển, chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu cho các tai nạn do hàng nguy hiểm trong cảng gây ra làm phương hại tới lợi ích công cộng... Luật cần quy định hệ thống biểu mẫu thống kê để nhà nước giám sát hoạt động của cảng biển. Việc giám sát và thanh tra tình hình sản xuất an toàn tại cảng phải là việc làm thường xuyên.

Chương V: Các trách nhiệm pháp lý

Chương này nên quy định về mức xử lý đối với các đối tượng vi phạm (ví dụ xây dựng cảng sai quy hoạch, xây dựng không phép, quản lý khai thác cảng không đúng quy định...) theo hình thức dân sự - phạt hành chính hoặc hình thức hình sự.

Ngoài ra, trong Luật có thể có thêm các điều khoản bổ sung.

Như vậy, nếu có được một đạo luật riêng điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng cảng, quản lý và kinh doanh khai thác cảng biển, sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển Việt Nam, để cảng biển thực sự phát huy giá trị.

3.2.4.2. Thành lập Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia PMB (Port Management Body)

a. Lý do thành lập:

- Việc thành lập Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia nhằm mục đích tập trung phát triển hệ thống cảng biển quốc gia theo đúng quy hoạch được duyệt, khắc phục thực tế hiện nay là các cảng biển được quản lý bởi nhiều chủ thể nên dẫn đến mạnh ai nấy làm. Phân cấp cho địa phương quá nhiều, Trung ương không kiểm soát được dẫn đến tình trạng các địa phương xây dựng cảng biển tràn lan, nhỏ lẻ, manh mún.

- Thành lập Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia sẽ giúp Cục Hàng hải Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác quản lý hoạt động ĐTPT cảng biển, bởi vì: Cục Hàng hải Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát hoạt


động hàng hải, chủ yếu về các lĩnh vực hành chính, pháp chế, an toàn... của cả 2 chuyên ngành vận tải biển và cảng biển. Như vậy là khối lượng công việc quá lớn, rất khó để sâu sát tình hình thực tế. Việc thành lập Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia để quản lý về đầu tư, tài chính, kinh doanh cảng biển sẽ phát huy được thế mạnh của hệ thống cảng biển Việt Nam, giúp Cục Hàng hải Việt Nam quản lý toàn diện hơn với chuyên ngành cảng biển. Cũng có ý kiến cho rằng Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia nên là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nhưng theo tác giả, Cơ quan quản lý quốc gia là một cơ quan nhà nước trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam thì sẽ khả thi hơn, đảm bảo tính quyền lực trong quản lý và phát triển cảng biển, phù hợp với đặc thù riêng của ĐTPT cảng biển là vừa cần bàn tay của nhà nước để đảm bảo lợi ích công cộng và an ninh quốc phòng, vừa phải huy động các thành phần kinh tế tham gia ĐTPT, quản lý và khai thác cảng.

- Theo kinh nghiệm của các nước có cảng biển phát triển, việc có một đầu mối thống nhất để thực hiện quản lý và phát triển cảng biển quốc gia sẽ giúp Chính phủ dễ dàng hơn trong việc huy động được các nguồn vốn: vốn Ngân sách, vốn vay, phát hành trái phiếu, phí chuyển nhượng cho thuê cảng, các nguồn vốn của tư nhân trong và ngoài nước để phát triển cảng biển. Đặc biệt Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia sẽ giúp Chính phủ đầu tư tập trung vào những cảng biển trọng điểm hiện đại, đủ khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn và đủ sức cạnh tranh với các cảng trong khu vực trước yêu cầu hội nhập.

- Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia sẽ giải quyết được sự thiếu liên kết giữa quy hoạch phát triển cảng biển với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị và quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt... như hiện nay.

- Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia được kỳ vọng là sẽ giúp thu hồi vốn ĐTPT cảng biển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, thông qua việc ký hợp đồng cho thuê cảng với các loại hình doanh nghiệp, đồng thời giám sát việc thực hiện hợp đồng, giúp Chính phủ kiểm soát được nguồn thu bù đắp chi phí.

b. Vị trí, chức năng của cơ quan quản lý cảng biển quốc gia

Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia nên là một cơ quan nhà nước trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến ĐTPT và vận


hành khai thác cảng biển, đồng thời đây cũng là cơ quan quản lý các cảng trọng điểm của đất nước.


Thủ tướng Chính phủ



Bộ Kế hoạch Đầu tư


Bộ Tài chính

Bộ Giao thông Vận tải





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam - 24


Cục Hàng hải Việt Nam


Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia

Nhóm Kế hoạch

Nhóm Giám sát

Nhóm Bất động sản

Nhóm Tài chính

Nhóm Kỹ thuật


Cảng biển loại I, II, III

Các hoạt động cho thuê, nhượng bán...


Sơ đồ 3.2: Vị trí của Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia

Nguồn: Tác giả tổng hợp có tham khảo [112]

Chức năng đối với từng loại cảng biển: Với cảng biển loại I (cảng trọng điểm quốc gia), cơ quan quản lý cảng biển quốc gia sẽ quản lý về quy hoạch, đầu tư và khai thác; Với cảng biển loại II (cảng địa phương), cơ quan quản lý cảng biển quốc gia sẽ quản lý về quy hoạch, ngoài ra trong một số trường hợp cần thiết có thể tham gia quản lý về đầu tư và khai thác; Với cảng biển loại III (cảng biển phục vụ hoạt động của doanh nghiệp), cơ quan quản lý cảng biển quốc gia chỉ quản lý về quy hoạch.

c. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia:

- Đề xuất các phương án phát triển hệ thống cảng biển, đề xuất các chính sách, khung pháp lý phù hợp để thực thi Quy hoạch cảng biển quốc gia.

- Thúc đẩy sự phát triển của từng cảng dựa trên Quy hoạch cảng biển quốc

gia.

- Xúc tiến đầu tư cảng biển: Thiết lập kế hoạch phát triển cảng biển tư nhân


để kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

- Phối kết hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước liên đới (thuộc các Bộ, ngành, địa phương) với hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước (kể cả doanh nghiệp tư nhân) trong quá trình thực thi Quy hoạch cảng biển quốc gia.

- Giám sát hoạt động xây dựng cảng của các chủ dự án, yêu cầu các chủ dự án đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ đã cam kết.

- Quản lý và giám sát môi trường cảng biển, đảm bảo có những giải pháp cần thiết nhằm bảo vệ môi trường.

- Giám sát dòng vốn của nhà nước cho ĐTPT cảng biển. Quản lý các hoạt động chuyển nhượng cho thuê khai thác cảng biển nhằm thu hồi vốn nhà nước đã bỏ ra.

- Quản lý hoạt động vận hành của các doanh nghiệp cảng, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử giữa các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cảng biển.

Nghiên cứu thành lập Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia đủ mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, để điều hành và liên kết các cảng trong hệ thống cảng biển nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho đất nước là vấn đề cấp bách hiện nay.

3.2.4.3. Thành lập Chính quyền cảng (Port Authority) cho mỗi cụm cảng hoặc cho từng địa phương

a. Lý do thành lập

- Thành lập Chính quyền cảng để khắc phục tình trạng đầu tư thiếu đồng bộ giữa xây dựng cảng biển với xây dựng luồng vào cảng, hệ thống giao thông nối cảng và dịch vụ hậu cần sau cảng; khắc phục tình trạng thiếu nguồn hàng cho cảng khi xây dựng quá nhiều cảng ở cùng một khu vực; khắc phục tình trạng thiếu hợp tác, cạnh tranh không lành mạnh về giá cước giữa các cảng trong 1 khu vực như hiện nay. Nhà nước mà đại diện là Bộ Tài chính không thể can thiệp bằng cách áp dụng giá sàn vì như vậy là vi phạm những quy định trong WTO (nhà nước phải để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng về giá cả). Chính quyền cảng nếu được thành lập sẽ thống nhất giá dịch vụ cảng biển khu vực và tạo ra một sân chơi bình


đẳng cho mọi nhà khai thác bến cảng.

- Hiện nay chưa có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thống nhất vùng đất và vùng nước cảng được xem là tài sản của nhà nước. Do đó Chính quyền cảng phải vừa có quyền quản lý vùng nước cảng từ cơ quan quản lý hàng hải (Cảng vụ), vừa có quyền quản lý vùng đất cảng từ UBND địa phương.

- Hiện nay chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý ĐTPT cảng biển, chủ đầu tư khi làm thủ tục đầu tư phải gặp nhiều cấp nhiều ngành. Ngay cả Cảng vụ địa phương cũng chỉ đóng vai trò là cơ quan quản lý lưu lượng tàu biển tại các cảng, đảm bảo an toàn hàng hải và thực thi các tiêu chuẩn môi trường và các vấn đề liên quan, còn nhiều chức năng quan trọng khác mà Cảng vụ chưa được giao như: Xây dựng quy hoạch dài hạn cho từng cảng; Giám sát và điều phối toàn bộ các dự án đầu tư tại mỗi cảng biển; Đáp ứng nhu cầu kinh doanh cảng biển một cách kịp thời; Quản lý hợp đồng chuyển nhượng, kể cả việc thu phí chuyển nhượng và giám sát việc hoàn thành các mục tiêu khai thác của các nhà khai thác cảng; Thực hiện duy tu bảo dưỡng KCHT do nhà nước đầu tư [52]. Như vậy, quản lý toàn bộ quá trình ĐTPT cảng biển không phải là trách nhiệm của Cảng vụ. Ngay cả khâu quy hoạch cũng vậy, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ chịu trách nhiệm đề xuất quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết 6 nhóm cảng biển, hiện chưa có chủ thể nào chịu trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cho từng cảng cụ thể, với vai trò là công cụ hướng dẫn đầu tư tư nhân.

- Thực trạng ở Việt Nam hiện nay là trong cùng một khu vực, một số bến cảng đã bị quá tải dẫn đến thường xuyên tắc nghẽn, trong khi đó ở một số bến khác lại đang hoạt động dưới mức công suất thiết kế. Điều này có thể khắc phục được nếu có được tổ chức Chính quyền cảng đứng ra phối hợp hoạt động của các bến cảng.

Để khắc phục những tồn tại trên, rất cần phải thành lập Chính quyền cảng. Chính quyền cảng được ví như một tổ chức đầu não trong việc quản lý mọi hoạt động của các cảng trong một khu vực.

b. Vị trí và chức năng của Chính quyền cảng

Việc thành lập Chính quyền cảng là khác nhau theo từng nước. Ví dụ tại nhiều bang ở Mỹ, Chính quyền cảng là một doanh nghiệp vì lợi ích công hoạt động


phi lợi nhuận và tuân theo "Luật Doanh nghiệp phi lợi nhuận", với mục đích thành lập quỹ phát triển CSHT cảng biển. Tại Trung Quốc, Luật Cảng quy định Chính quyền nhân dân địa phương phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các cảng tại địa phương nên mỗi địa phương ven biển thành lập một Chính quyền cảng, Chính quyền cảng là một phòng ban của UBND tỉnh. Tại Đài Loan, chính quyền Đài Loan duy trì 4 tổ chức chính quyền cảng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Đài Loan cho 4 vùng nước chính gồm: Keelung, Taichung, Kaohsiung và Hualien để quản lý hoạt động đầu tư cảng biển và hoạt động hàng hải; thành viên của chính quyền cảng là đại diện của 3 cơ quan sau: đại diện Bộ GTVT Đài Loan, đại diện Chính quyền sở tại và đại diện của Liên đoàn Lao động. Ở một số nước khác, nếu một số cảng được quản lý bởi các công ty tư nhân có sở hữu đất cảng, những cảng này hoàn toàn là các doanh nghiệp tư nhân thì hình thành nên chính quyền cảng cổ phần, bao gồm cả nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên cổ phần luôn được phân chia giữa cơ quan Trung ương, cơ quan địa phương và các cổ đông nhà nước hoặc tư nhân làm sao để các cơ quan nhà nước liên quan giữ vị trí biểu quyết đa số.

Chính quyền cảng nếu được thành lập ở Việt Nam, theo tác giả nên thuộc cơ quan địa phương, có vai trò như một cơ quan dịch vụ công, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, dưới sự giám sát của Ban Giám sát. Chính quyền cảng có trách nhiệm quản lý từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng cho đến việc cho thuê bến bãi, thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải và các dịch vụ hàng hải như hoa tiêu, lai dắt... tại một cụm cảng trong một khu vực. Đối với một số cảng quan trọng có thể áp dụng mô hình Chính quyền cảng theo kiểu cảng cho thuê: Nhà nước sở hữu, ĐTPT cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng, các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng. Đối với cụm cảng có cả cảng tư nhân, có thể áp dụng mô hình Chính quyền cảng cổ phần.



UBND tỉnh

Cục Hàng hải Việt Nam Cảng vụ Hàng hải



Chính quyền cảng

Ban Giám sát

- Đại diện Cảng vụ hàng hải và các Bộ khác có liên quan

- Đại diện UBND tỉnh

- Đại diện các doanh nghiệp cảng

- Đại diện các bên sử dụng dịch vụ cảng

Văn phòngChính quyền cảng

- P. Quy hoạch và phát triển KCHT cảng

- P. Bất động sản

- P. Phát triển kinh doanh

- P. Quản lý Tài chính

- P. Marketing

- P. Kỹ thuật

Các công ty khai thác bến

Các nhà đầu tư

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của Chính quyền cảng

Nguồn: Tác giả tổng hợp có tham khảo [112]

Thành viên của Chính quyền cảng, dù là thuộc Ban Giám sát hay Văn phòng Chính quyền cảng, đều phải là những cá nhân có bề dày kinh nghiệm và thể hiện năng lực ở một hoặc nhiều lĩnh vực sau [95]: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Quản trị kinh doanh; Các vấn đề tài chính; Vận tải biển; Vận tải trong đất liền; Thương mại thế giới; Tổ chức công nhân; Các hoạt động ven sông, biển; Các vấn đề môi trường ảnh hưởng tới khu vực cảng; Hoạt động hành hải. Trong số các thành viên của Chính quyền cảng, nhất thiết phải có ít nhất một người có nhiều kinh nghiệm về hành hải, gồm kinh nghiệm trong việc điều khiển các tàu đi biển, hoa tiêu và hỗ trợ hành hải khác. Có như vậy mới xây dựng và vận hành được cảng biển đáp ứng yêu


cầu của các hãng tàu.

c. Trách nhiệm, quyền hạn của Chính quyền cảng

- Quản lý đầu tư:Chính quyền cảng trong trách nhiệm quản lý đầu tư, cần triển khai những công việc sau:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn cho mỗi cảng

+ Xúc tiến đầu tư

+ Tìm kiếm các nguồn vốn để phát triển cảng

+ Giám sát và phối kết hợp các kế hoạch đầu tư trong mỗi cảng

+ Cung cấp những yếu tố cần có cho hoạt động đầu tư của mỗi cảng một cách đúng đắn

+ Quản lý vùng đất và vùng nước cảng biển

- Bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cảng:Vì Chính quyền cảng là chủ sở hữu và nhà quản lý các tài sản công nên Chính quyền cảng có trách nhiệm bảo trì, duy tu KCHT cảng biển; Tìm kiếm các nguồn vốn để bảo dưỡng KCHT cảng biển thay vì chỉ trông chờ vào nhà nước; Kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm môi trường khu cảng

- Phối hợp khai thác giữa các cảng:Trong trách nhiệm này, Chính quyền cảng cần thực hiện những công việc sau: Thứ nhất, marketing cảng; Thứ hai, ban hành quy định về an toàn, sử dụng dịch vụ và các công trình cảng; Thứ ba, theo dõi công suất thiết kế của từng cảng để điều tiết luồng hàng một cách hợp lý hơn, tránh tình trạng cảng thì tắc nghẽn vì quá tải, cảng thì thiếu hàng. Ví dụ: Chính quyền cảng BomBay (Ấn Độ) có chế tài cụ thể đối với cảng có nguồn hàng lớn như đánh thuế cao phần vượt công suất thiết kế, hoặc lượng hàng đó dành cho các cảng chưa hoạt động hết công suất. Ở Trung Quốc, Chính quyền cảng Quảng Đông đã buộc các hãng tàu phải tập trung hàng cho một cảng trung chuyển mới của tỉnh; Thứ tư, giám sát các nhà khai thác cầu và bến trong cảng để đảm bảo chất lượng dịch vụ làm hàng tốt và chi phí cảng vẫn luôn có tính cạnh tranh; Thứ năm, phối hợp kiểm soát mọi hoạt động của các cảng biển để đảm bảo cho mỗi cảng có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau cả vận tải biển và thương mại...

- Quản lý chuyển nhượng:Chính quyền cảng cần: Quảng bá các công trình và dịch vụ có thể chuyển nhượng; Giám sát, quản lý các hoạt động chuyển nhượng cho thuê khai thác cảng biển; Soạn thảo hợp đồng (nhượng quyền, cho thuê) và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2022