Đấu thầu mua sắm thiết bị y tế theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LÊ CÔNG VƯỢNG


ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Đấu thầu mua sắm thiết bị y tế theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



LÊ CÔNG VƯỢNG


ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Chuyên ngành: Luật Kinh tế.

Mã số: 60.38.01.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐÌNH HẢO


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Công Vượng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1.1. Vai trò của thiết bị y tế trong công tác khám, chữa bệnh 7

1.2. Pháp luật về đấu thầu mua sắm thiết bị y tế hiện nay 9

Kết luận Chương 1 32

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 33

2.1. Nhu cầu đầu tư mua sắm thiết bị y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên thành phố Đà Nẵng 33

2.2. Thực tiễn về đấu thầu mua sắm thiết bị y tế tại thành phố Đà Nẵng 34

Kết luận Chương 2 49

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU TRONG MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

......................................................................................................................... 52

3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển lĩnh vực thiết bị y tế trong thời kỳ hội nhập 52

3.2. Thực trạng vai trò quản lý nhà nước đối với thiết bị y tế 53

3.3. Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật đấu thầu trong mua sắm thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay 60

Kết luận Chương 3 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HSDT : Hồ sơ dự thầu HSMT : Hồ sơ mời thầu TBYT : Thiết bị y tế


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Mỗi người trong chúng ta, khi sinh ra và lớn lên ai cũng mong muốn mình có sức khỏe, không mắc bệnh tật. Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, có sức khỏe là có tất cả. Trong điều kiện đất nước ta đang phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho mỗi cá nhân là điều tất nhiên. Nếu một người không may mắc bệnh tật, họ đều ước muốn bệnh tật của mình tự khỏi, không cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị; còn nếu phải đến cơ sở y tế để khám bệnh thì mong muốn có kết quả chẩn đoán nhanh, chính xác. Từ đó giúp cho thầy thuốc có phác đồ điều trị thích hợp nhằm giảm thiểu thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm chi phí, sức khỏe nhanh hồi phục…

Để đáp ứng được mong muốn của con người trong quá trình chăm sóc sức khỏe, các cơ sở y tế đã xác định ngoài việc thầy thuốc giỏi chuyên môn thì TBYT đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vừa làm cơ sở định hướng phát hiện bệnh, vừa trực tiếp điều trị bệnh. Tại các cơ sở y tế, TBYT có thể phân thành hai nhóm chính là TBYT dùng cho lâm sàng (trực tiếp điều trị bệnh), ví dụ Máy thở, Máy bơm thức ăn, Bơm tiêm điện, Máy theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp của bệnh nhân… và TBYT dùng cho cận lâm sàng (dùng để chẩn đoán bệnh), ví dụ Máy Siêu âm, Máy X Quang, Máy Xét nghiệm sinh hóa, Máy Xét nghiệm huyết học, Máy Nội soi tiêu hóa…

Với sự phát triển của nền y học thế giới đã thúc đẩy công nghệ chế tạo TBYT phát triển. Việc đầu tư TBYT để phục vụ khám, chữa bệnh là ưu tiên hàng đầu đối với các cơ sở y tế. Nếu cơ sở y tế đã có thầy thuốc giỏi kèm TBYT hiện đại thì việc phát hiện được bệnh tật sớm là đương nhiên, từ đó thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị. Tuy nhiên, TBYT là một loại


hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới. Việc mua được TBYT vừa hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, vừa hiệu quả kinh tế…là một việc không đơn giản. Để giải bài toán này, các cơ sở y tế, bên cạnh làm tốt công tác khám, chữa bệnh còn phải đầu tư con người, kinh phí, hạ tầng cơ sở…để tìm hiểu, cập nhật những TBYT hiện đại, triển khai công tác mua sắm, quản lý sử dụng, bảo trì, bảo hành, đặc biệt là hướng dẫn sử dụng thành thạo cho những cán bộ y tế trực tiếp sử dụng, hạn chế tối đa những sự cố do TBYT gây ra thầy thuốc và người bệnh.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành y tế đã đầu tư nâng cấp toàn diện các cơ sở khám, chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương, trong đó TBYT chiếm tỷ trọng đáng kể cả về số lượng và trị giá bằng nguồn vốn Nhà nước. Để mua được một TBYT phù hợp với từng cơ sở khám, chữa bệnh là một bài toán khó cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về y tế trong bối cảnh hiện nay. Kể từ khi Luật đấu thầu được ban hành, việc mua sắm hàng hóa nói chung trên thị trường trở nên linh hoạt, có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Việc mua sắm TBYT phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho con người cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu khi chủ đầu tư là các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học có sử dụng nguồn vốn Nhà nước.

Để làm rõ hơn vấn đề đấu thầu mua sắm hàng hóa nói chung và TBYT nói riêng có điểm gì giống và khác nhau? Làm thế nào để có một TBYT tốt nhất phục vụ công tác khám, chữa bệnh mà vẫn đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả, tính chiến lược trong mỗi cơ sở khám, chữa bệnh? Những thách thức nào đặt ra đối với các nhà quản lý khi xã hội rất quan tâm đến chất lượng TBYT trong cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay?

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, người viết chọn đề tài “Đấu thầu


mua sắm thiết bị y tế theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa nói chung được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố nhưng công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về pháp luật đấu thầu mua sắm TBYT chưa thấy được công bố.

Thứ hai, khi đề cập đến việc đầu tư mua sắm TBYT, có nhiều bài báo viết về công tác mua sắm TBYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong nước nhưng chỉ dừng lại ở các nội dung: liệt kê những tồn tại, lãng phí mua sắm; hiệu quả sử dụng TBYT sau đầu tư…

Khi Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành đã bổ sung nhiều vấn đề mới so với Luật đấu thầu năm 2005, với mục đích tạo một môi trường minh bạch, cạnh tranh cho hoạt động đấu thầu, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước, chẳng hạn như: Quy định chung về mua sắm tập trung, các phương thức lựa chọn nhà thầu, một số quy định pháp luật nhằm hạn chế những tiêu cực trong đấu thầu mua sắm hàng hóa… Đây là cũng là nội dung người viết muốn phân tích kỹ hơn trong luận văn của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về đấu thầu mua sắm hàng hóa nói chung, TBYT nói riêng, những bất cập trong quá trình thực hiện đấu thầu mua sắm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu mua sắm TBYT ở Việt Nam trên cả hai bình diện điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023