Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1. Quy trình đánh giá giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên định kỳ hằng năm 63

Sơ đồ 3.1. Mô hình kiến nghị phương pháp đánh giá bình bầu giảng viên……93

Bảng 2.1. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo Khoa/Phòng về phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 46

Bảng 2.2. Đánh giá của học viên về phẩm chất chính trị của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 47

Bảng 2.3. Đánh giá của học viên về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 48

Bảng 2.4. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường, các Lãnh đạo Khoa, Phòng về đạo đức, lối sống, tác phong của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 51

Bảng 2.5. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường, các Lãnh đạo Khoa, Phòng về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 54

Bảng 2.6. Đánh giá của các học viên về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 56

Bảng 2.7. Đánh giá của các học viên về năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức, giảng viên năm 2018-2020 64

MỞ ĐẦU

Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên - 2

1. Lý do chọn đề tài

Đội ngũ viên chức là giảng viên nói chung và giảng viên các trường chính trị nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng ĐTBD. Tại các trường chính trị, đội ngũ giảng viên vừa là người truyền thụ kiến thức LLCT thông qua việc thiết kế bài giảng, vừa góp phần rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống tốt đẹp cho các học viên. Hay nói cách khác, đội ngũ giảng viên trường chính trị vừa là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ quá trình ĐTBD; đồng thời, cũng là người có vai trò động viên, khuyến khích, định hướng kiến thức cho các học viên. Họ không đơn thuần là người làm công tác giảng dạy, mà còn giữ vai trò quan trọng trong môi trường ĐTBD hiện đại, như tư vấn cho học viên, tạo điều kiện cho học viên học tập và phát huy khả năng nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức lý luận vào thực tiễn.

Ở vai trò là người truyền thụ, giảng giải, giảng viên giới thiệu, trình bày, truyền đạt, cung cấp kiến thức về LLCT, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng cho học viên giúp họ có được nhận thức và hành động đúng đắn, góp phần xây dựng, củng cố lập trường tư tưởng chính trị, kiên quyết bảo vệ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Chính vì tầm quan trọng đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm tới việc phát triển đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên trường chính trị tỉnh nói riêng, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt, thành thạo kỹ năng giảng dạy và có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp. Để thực hiện được điều này, bên cạnh các chính sách về quản lý, ĐTBD, xây dựng cơ chế, chính sách và môi trường để đội ngũ giảng viên phát triển, việc chú trọng công tác đánh giá chất lượng đối với đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị cũng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ. Trên cơ sở kết quả của việc đánh giá đội ngũ giảng viên, người lãnh đạo, quản lý sẽ có các quyết định phù hợp trong việc sử dụng, đãi ngộ, bố trí, quy hoạch,

ĐTBD, khen thưởng, kỷ luật... kịp thời, tạo động lực mạnh mẽ, động viên họ cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Đánh giá không đúng, không chính xác sẽ dẫn đến sử dụng một cách tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân giảng viên, thậm chí còn làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thống nhất hoạt động đánh giá đối với đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên tại các trường chính trị nói riêng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về nội dung này, trong đó có thể kể đến: Luật Viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020; Nghị định số 90/2020/NĐ- CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức. Qua đó, đã cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, giúp cho việc đánh giá viên chức và giảng viên tại các trường chính trị trở nên thuận lợi hơn. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu căn cứ theo điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tuy nhiên, nội dung quy chế cần phải xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng VTVL, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá.

Tại Trường Chính trị Thái Nguyên, tiền thân là Trường Đảng Thái Nguyên (thành lập ngày 04/7/1957), Trường Hành chính (thành lập năm 1963) và Trường Đoàn Thanh niên (thành lập năm 1963). Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Nhà trường luôn chú trọng tới việc phát triển đội ngũ viên chức nói chung và hoạt động đánh giá đối với đội ngũ giảng viên nói riêng. Đặc biệt, những năm gần đây, trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước, công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đã có những chuyển biến tích cực. Việc đánh giá viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên tại Nhà trường nói riêng được thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy trình và tiêu chí theo quy định của Luật Viên chức và các nghị định hướng dẫn thi hành. Qua đó, công tác đánh giá đội ngũ giảng viên nhìn chung đã đi vào nền nếp và đạt được những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó, công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức nói chung và đánh giá giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn chủ yếu dựa trên những tiêu chí chung do Luật Viên chức và gắn với việc thực hiện quy chế giảng viên do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quy định, chưa có quy chế cụ thể riêng của Nhà trường để cụ thể các tiêu chí, phương pháp đánh giá vào tình hình thực tế của Nhà trường và phù hợp chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các chức danh. Do đó, công tác đánh giá nhìn chung chưa đảm bảo được lượng hoá... Phương pháp đánh giá vẫn chủ yếu là đánh giá theo nhận xét. Các tiêu chí để đánh giá về thâm niên công tác, về phương diện tinh thần, đạo đức và tư cách nói chung, thiếu cụ thể và chưa nhấn mạnh vào các chuẩn mực, kết quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thực thi công việc được giao của đội ngũ giảng viên. Do đó khi đánh giá dễ dẫn đến thiếu chính xác... ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đánh giá, làm cho công tác đánh giá chất lượng hoạt động của đội ngũ giảng viên chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Do đó, sau khi được nghiên cứu các kiến thức lý luận về quản lý nhà nước nói chung và quản lý đội ngũ CBCC, viên chức nói riêng theo chương trình đào tạo Cao học tại Học viện Hành chính Quốc gia, cùng với kinh nghiệm nhiều năm công tác của bản thân, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Như trên vừa đề cập, đánh giá chất lượng đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên tại các trường chính trị nói riêng có vai trò hết sức quan trọng và là chủ đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, đồng thời cũng là nội dung quan trọng trong sự nghiệp ĐTBD đội ngũ CBCC, viên chức ở Việt Nam trong những năm qua. Do đó, đã có nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm khai thác và thể hiện ở nhiều công trình khoa học được công bố với những phạm vi và mức độ nghiên cứu khác nhau.

2.1. Các đề tài nghiên cứu về đánh giá nhân lực khu vực công

Nghiên cứu về chủ đề này, trước hết phải kể đến bài báo khoa học “Quản lý

theo năng lực: Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và đề xuất cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Lợi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (240), tháng 02/2021. Bài báo đi sâu phân tích kinh nghiệm quản lý công chức theo năng lực ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có đề cập tới hoạt động đánh giá công chức theo năng lực ở hai quốc gia này. Trên cơ sở đối chiếu với thực tế ở Việt Nam, tác giả cho rằng, việc đánh giá công chức được xem là khâu khó nhất do việc đánh giá công chức ở nước ta vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong công tác đánh giá; thiếu các tiêu chí cụ thể cho từng vị trí, chức danh. Qua đó, tác giả đề xuất một số gợi ý cho việc áp dụng một số nội dung trong công tác đánh giá công chức như: (1) Đánh giá công chức phải dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh và tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng công chức; đánh giá công chức khách quan hơn, phương thức đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng dựa trên các tiêu chí về tiêu chuẩn trình độ, năng lực; về khối lượng công việc, quy trình xử lý; quy trình tổng hợp, báo cáo kết quả công tác định kỳ; (2) Kết quả đánh giá công chức hàng năm phải được xem là căn cứ quan trọng trong việc bổ nhiệm, nâng lương, đào tạo, khen thưởng để khuyến khích và là động lực phấn đấu của công chức; (3) Việc đánh giá công chức phải kết hợp theo dõi đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ nhằm phản ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của công chức cũng như điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp, đảm bảo đạt hiệu quả trong thực thi công việc; (4) Xây dựng bộ tiêu chuẩn và những điều kiện để tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về đạo đức công vụ; có chế tài xử lý các vi phạm về đạo đức công vụ của công chức nhằm ngăn chặn, răn đe, bảo đảm các quy định về đạo đức công vụ được thực thi nghiêm chỉnh; (5) Phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các cơ chế giám sát, phản biện xã hội đối với nền công vụ và đội ngũ công chức nhà nước. Tuy chưa đề cập trực tiếp tới đội ngũ giảng viên các trường chính trị song bài báo cũng cung cấp những gợi ý quan trọng cho việc áp dụng hoạt động đánh giá đối với đội ngũ nhân lực khu vực công, trong đó giảng viên các trường chính trị cũng là một bộ phận quan trọng.

Hay như bài báo khoa học: “Đôi nét về đánh giá công chức ở Hoa Kỳ” của đồng

tác giả Trần Thị Minh và Ngô Xuân Thủy, công bố trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 5/2021. Các tác giả khẳng định, đánh giá đúng trình độ, năng lực, hiệu quả, đạo đức, sự trung thành, tận tụy của công chức, viên chức; sử dụng kết quả đánh giá như một căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu bảo đảm cho nền hành chính công Hoa Kỳ bền vững. Tại Hoa Kỳ, đánh giá cán bộ, công chức tuân thủ nghiêm ngặt 3 nguyên tắc cơ bản: 1) Công bằng, khách quan. 2) Phân loại sát hạch. 3) Chú trọng thành tích thực tế.

Nền công vụ Hoa Kỳ hiện đang áp dụng một số mô hình đánh giá điển hình như mô hình KSAOs và mô hình ASK. Mô hình KSAOs (hay KSAs) là mô hình đánh giá năng lực của cá nhân trong mỗi tổ chức, được ứng dụng rộng rãi trong công tác tuyển chọn nhân sự. KSAOs bao gồm các yếu tố kiến thức, kỹ năng, khả năng và các đặc tính khác mà các ứng viên cần có để thực hiện thành công một nhiệm vụ hay một công việc. Trong khi đó, mô hình ASK được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Trong đó ba nhóm năng lực chính cấu thành nên mô hình ASK là: 1) Thái độ (Attitudes) hay phẩm chất, quan điểm. 2) Kỹ năng (Skills) trong quá trình thao tác làm việc. 3) Kiến thức (Knowledge) được tích luỹ trong quá trình học hỏi, giáo dục và đào tạo. Theo mô hình ASK cũng như quan điểm của Shubha Rajan (2012) thì kiến thức chỉ chiếm 15% thành công, còn lại kỹ năng và thái độ có tầm quan trọng, chiếm đến 85%. Một người có năng lực làm việc tốt sẽ có sự tổng hợp đầy đủ của cả ba yếu tố ASK. Đây cũng là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu, áp dụng đánh giá chất lượng nhân lực khu vực công nói chung và đánh giá đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị ở Việt Nam nói riêng.

2.2. Các đề tài nghiên cứu về đánh giá chất lượng giảng viên

Nghiên cứu về đội ngũ giảng viên nói chung và đánh giá chất lượng giảng viên nói riêng là chủ đề phổ biến và nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các cán bộ, giảng viên, trong đó có thể kể đến thông qua các công trình nghiên cứu sau:

Bài báo khoa học “Công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên qua từng mô đun/môn họccủa đồng tác giả Khổng Hữu Lực, Lê Đức Ngọc, Trần Xuân

Ngọc, được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 35, số 01/2019. Đây cũng là sáng kiến kinh nghiệm cấp Thành phố Hà Nội, năm 2019. Công trình nêu bật thực trạng của việc đánh giá chất lượng giảng dạy hiện nay tại các Nhà trường còn thiếu khách quan, chưa thực sự công bằng, chủ yếu là định tính, ít được định lượng. Các tiêu chí đánh giá nhiều nhưng chưa khoa học, các nội dung đánh giá chất lượng khá rộng, nhưng không chi tiết, không thiết thực so với công việc chính của giảng viên là giảng dạy. Do vậy, kết quả đánh giá không sát với thức tế nên không gắn vào để định mức giá trị lao động cho giảng viên. Trên cơ sở đó đề xuất Bộ công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy, trong đó hướng tới đánh giá chất lượng giảng dạy qua từng mô đun/môn học với mục đính chính: lượng hóa được giá trị lao động của giảng viên; là cơ sở cho việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ của giảng viên theo đặc thù của từng Nhà trường; tạo động lực để giảng viên làm tốt hơn nữa và hoàn thiện chính mình.

Hay như Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với chủ đề “Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hoá trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Xuân Bách, bảo vệ thành công tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Thông qua đề tài này, tác giả đã giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng việc đánh giá đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, các trường đại diện cho các vùng miền, đồng thời chỉ ra khả năng vận dụng và thử nghiệm vào đánh giá tại mô hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực mà cụ thể là Đại học Đà Nẵng. Do giới hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả cũng chỉ mới nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá các hoạt động chính theo chức năng, nhiệm vụ chính của giảng viên. Phạm trù tư tưởng, đạo đức, lối sống chỉ được phản chiếu qua việc thực thi nhiệm vụ của người giảng viên.

Hoặc có thể kể đến bài báo khoa học “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực của giảng viên đào tạo sau đại học” của đồng tác giả Hoàng Mai, Đoàn Văn Dũng, công bố trên Tạp chí Quản lý nhà nước điện tử ngày 29/04/2020. Qua công bố này, các tác giả cho rằng, tiêu chuẩn giảng viên hiện nay cần được thể chế hóa bằng một văn bản pháp quy để tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá. Các tiêu chuẩn này có

thể được chia thành các mức khác nhau, các cấp độ khác nhau để thuận lợi cho việc đánh giá; đồng thời, cũng tạo động lực để đội ngũ giảng viên không ngừng phấn đấu, hoàn thiện mình. Theo đó, đề xuất các nhóm tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí cụ thể, trong đó gồm các nhóm tiêu chuẩn như: (1) Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách giảng viên; (2) Tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tiễn; (3) Tiêu chuẩn về kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy; (4) Tiêu chuẩn về tác phong, thái độ nghề nghiệp…

2.3. Các đề tài nghiên cứu về đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và đánh giá chất lượng giảng viên lý luận chính trị

Luận án Tiến sĩ Triết học, ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với chủ đề “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay” của tác giả Vũ Thanh Bình, bảo vệ thành công tại Trung tâm ĐTBD giảng viên LLCT, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ giảng viên LLCT; tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT; tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT. Đồng thời, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường Đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay về nhiều mặt như: cơ cấu, năng lực chuyên môn, trình độ đào tạo và phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị. Bên cạnh đó cũng phân tích những vấn đề đặt ra từ những mâu thuẫn giữa các yêu cầu mới và thực trạng chất lượng hiện tại của đội ngũ giảng viên LLCT. Qua đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường Đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.

Tư liệu Hội nghị góp ý đề án “Đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cho hệ thống trường Đảng và các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tổ chức vào ngày 22/10/2021, tại Hà Nội. Tư liệu được Hội nghị tổng hợp đã phản ánh một bức tranh tương đối toàn diện về căn cứ chính trị, pháp lý và căn cứ thực tiễn để xây dựng Đề án, thực trạng đội ngũ giảng viên LLCT và những vấn đề đặt ra về đào tạo giảng viên LLCT

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí