Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đến Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng Và Đối Với Kinh Tế Xã Hội


Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, quản trị thông tin…

1.1.2.2.5 Tài trợ rủi ro

Khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dòi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia ra làm hai nhóm: tự khắc phục rủi ro, chuyển giao rủi ro.

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ro trong kinh doanh ngân hàng

1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng

Có nhiều nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhưng việc không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cho vay và đầu tư quá liều lĩnh cũng dẫn đến rủi ro, cụ thể trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, trong đầu tư ngân hàng chỉ chú trọng đầu tư và một loại chứng khoán có rủi ro cao. Và do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đên việc ngân hàng cho vay hoặc đầu tư không hợp lý. Ngoài ra còn có nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ, …tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng


Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng như do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả, kênh thu nhập lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được… Mặt khác việc khách hàng quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiêu thanh khoản hay do chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng.

1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh

Những nguyên nhân khách quan có khá nhiều như do thiên tai, hỏa hoạn, tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định. Hay do khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tê dẫn đến tỷ giá hôi đoái biến động thất thường, môi trường pháp lý không thuận lợi… cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và đối với kinh tế xã hội

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro dầu tiên ảnh hưởng là có thể gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… Bên cạnh đó rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng làm ăn thua lỗ liên tục, một ngân hàng thường xuyên không đủ khả năng thanh toán có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là con đường tất yếu. Từ đó, ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn… làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng trong nước.

Ngoài ra, rủi ro của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đên nền kinh tế thế giới, vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi


quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hiện về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh, nên rủi ro ngân hàng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2008)

1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng

1.2.1 Bản chất của rủi ro thanh khoản

1.2.1.1 Các khái niệm về thanh khoản

1.2.1.1.1 Thanh khoản:

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.

1.2.1.1.2 Rủi ro thanh khoản

RRTK là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay (Thomas.P.Fitch)

RRTK là sự biến động về thu nhập ròng và thị giá của vốn sở hữu, xuất phát từ khó khăn của ngân hàng trong việc huy động ngay lập tức các khoản ngân quỹ sẵn bằng hình thức vay mượn hoặc bán tài sản (Timothy W.Koch)

Như vậy RRTK là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

1.2.1.1.3 Quản trị thanh khoản:

Quản trị thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.

1.2.1.1.4 Cung thanh khoản:

Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng quỹ của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng


1.2.1.1.5 Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó.

Bảng 1.1 Các yếu tố của cung cầu thanh khoản


Cung thanh khoản St

Cầu thanh khoản Dt

1. Các khoản tiền gửi đang đến (S1)

2. Thu nhập bán các khoản dịch vụ (S2)

3. Thu hồi tin dụng đã cấp (S3)

4. Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4)

5. Các khoản cung khác (S5)

1. Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1)

2. Yêu cầu cấp các khoản tin dụng (D2)

3. Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi (D3)

4. Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ (D4)

5. Thanh toán cổ tức cho các cổ

đông (D5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 3

1.2.1.1.6 Trạng thái thanh khoản ròng:

Trạng thái tanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản


(NLPt) = (S1+ S2+ S3+ S4+ S5) – (D1 + D2 + D3 + D4 + D5)

Ba khả năng có thể xảy ra như sau:

NLPt=0: ngân hàng trong trạng thai cân bằng thanh khoản, trường hợp này rất hiếm có thể xảy ra trong thực tế.

NLPt>0: ngân hàng trong tình trạng thặng dư thanh khoản

Do nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không cho vay đầu tư được. Trong phạm vi của một ngân hàng, đây là công việc không khai thác hêt tiềm năm sinh lời của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiêu tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời (Tồn quỹ tiền mặt quá lớn); hoặc cũng có thể do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả.


Nhà quản trị phải lập kế hoạch đầu tư số vốn thặng dư để mang lại hiệu quả (ví dụ như mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó, cho vay trên thị trường tiền tệ, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác…)

NLPt<0: ngân hàng trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản

Khi đó, ngân hàng sẽ mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, mất khách hàng khi họ phải đên ngân hàng khác để vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì giảm lòng tin của người gửi tiền.

Nhà quản trị phải quyết định bổ sung nguồn tài trợ và chi phí tài trợ một cách hợp lý (ví dụ như bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm, vay tái chiết khấu NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để huy động vốn, huy động từ thị trường tiền tệ…)

1.2.1.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản

1.2.1.2.1 Nguyên nhân tiền đề:

Nguyên nhân thứ nhất: sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Nghĩa là ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, đồng thời tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ. Trên thực tế ngân hàng thường có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm là phải được hoàn trả tức thời nêu người gửi có nhu cầu, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn… do đó ngân hàng luôn phải đối mặt với RRTK.

Nguyên nhân thứ hai là do sự nhạy cảm của tài sản chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất ngân hàng giảm (tức là lãi suất đầu tư cao hơn lãi suất ngân hàng), nhiều khách hàng gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân


hàng. Hơn nữa, sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản, mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đên chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của ngân hàng.

Nguyên nhân thứ ba, đó là ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản hay tin đồn về mất khả năng thanh khoản sẽ làm giảm niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền, và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp.

1.2.1.2.2 Nguyên nhân từ hoạt động

Nguyên nhân bên tài sản nợ: RRTK có thể phát sinh bất cứ khi nào khi những người gửi tiền rút đột ngột, hoặc buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản để đáp ứng khả năng thanh khoản. Trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có thì tiền mặt có mức độ thanh khoản cao nhất, vì vậy ngân hàng sử dụng tiền mặt là phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất do đó các ngân hàng luôn có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt. Để thu được lãi suất, các ngân hàng phải đầu tư vào những tài sản ít thanh khoản hơn hoặc vào những tài sản có thời hạn dài. Tuy nhiên một số tài sản chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức với mức bán rất thấp, do đó có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng.

Nguyên nhân bên tài sản có: RRTK phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Một khi cam kết tín dụng được thực hiện thì ngân hàng phải bảo đảm có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không ngân hàng phải đối mặt với RRTK.

1.2.1.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản


Hiếm khi nào tại một thời điểm tổng cung bằng với tổng cầu thanh toán. Do đó ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.

Bên cạnh đó, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau: một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó lại càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản cao thường có chi phí huy động vốn lớn, như vậy sẽ làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay.

Những nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tượng thiếu, thâm hụt thanh khoản, thường là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang ở tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể là ngân hàng mất dầ các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới do thái độ dè dặt của công chúng đối với ngân hàng, một số ngân hàng thì ở trong tình trạng cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng, vì phải huy động vốn lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, cang làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản với mức độ lớn tại một số ngân hàng và trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến phá sản đã khẳng định rằng không thể bỏ qua vấn đề thanh khoản. Không chỉ có vậy, việc một ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản sẽ gây tổn thất cho toàn bộ hệ thống, chính vì RRTK có tính lan truyên trên toàn hệ thống nên việc nâng cao khả năng quản trị thanh khoản ở từng ngân hàng là một vấn đê rất quan trọng không chỉ đối với từng ngân hàng mà còn là một vấn đề cấp thiết của toàn bộ hệ thống.

Do đó, ngày nay công tác quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây, bởi một số ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về mặt kỹ thuật, nó vẫn còn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đên các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản


1.2.2.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản

Thứ nhất, nhà quản trị thanh khoản phải thưởng xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau.

Thứ hai, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trước khả năng ở đâu và khi nào những khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi hoặc trả nợ của họ.

Thứ ba, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tsch trên cơ sở liên tục để tránh kéo dài một trong hai trạng thái thặng dư hoặc thâm hụt.

1.2.2.2 Dấu hiệu thị trường nhận biết rủi ro thanh khoản

1.2.2.2.1 Lòng tin của dân chúng:

Ngân hàng sẽ mất dần người gửi tiền bởi vì những cá nhân và tổ chức lo ngại rằng ngân hàng không đủ tiền mặt và có thể không có khả năng hoàn trả tiên gửi.

1.2.2.2.2 Sự biến động của thị giá cổ phiếu:

Thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm, bởi vì những nhà đầu tư nhận thấy răng ngân hàng đang đứng trước một cuộc khủng hoảng thanh khoản.

1.2.2.2.3 Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường:

Khi ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động (tiên gửi, kỳ phiếu, trái phiếu) và chấp nhận mức lã suất đi vay cao hơn mức lãi suất thị trường một cách bất thường, hay nói cách khác ngân hàng chấp nhận rủi ro dưới hình thức áp dụng chi phí vay vốn cao là bởi vi ngân hàng được xem là đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng thanh khoản.

1.2.2.2.4 Chịu lỗ khi bán tài sản:

Ngân hàng chịu ức ép bán tài sản một các vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và việc chuyển hóa tài sản của ngân hàng là thường xuyên thì ngân hàng có thể đang phải chịu khó khăn về thanh khoản.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022