Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 13


Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành liên quan đến đầu tư và quản lý tác động của hoạt động du lịch tại các khu DSTG, các VQG, khu BTTN.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng đệm VQG về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch. Ở đây cần cung cấp thông tin 2 chiều một cách đầy đủ để cộng đồng hiểu được những lợi ích mà tài nguyên du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần:

Xây dựng một số chương trình tuyên truyền về tài nguyên du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương để nâng cao nhận thức về tài nguyên du lịch trong cộng đồng.

Công khai hoá các dự án phát triển du lịch trong cộng đồng và khuyến khích sự đóng góp ý kiến của cộng đồng đối với các phương án khai thác tài nguyên du lịch dưới mọi hình thức.

Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch.

(2) Giải pháp về quản lý tài nguyên du lịch:

Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý tài nguyên du lịch tại VQG PNKB.

UBND tỉnh Quảng Bình sớm chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch và tài nguyên du lịch, nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn VQG PNKB nói riêng.

Tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về đa dạng sinh học, về văn hoá truyền thống bản địa và các di tích lịch sử cách mạng gắn với đường mòn Hồ Chí Minh qua địa bàn VQG PNKB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Liên quan đến bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên cần có điều tra đánh giá “sức chứa” đối với các điểm tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch cần được quản lý không chỉ bằng các quy định chung mà còn bằng quy định về quản lý “sức chứa” của VQG PNKB.


Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 13

Quy định riêng này cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước khác trên thế giới và trong khu vực về các chỉ tiêu “sức chứa”. Việc xác định giới hạn và ban hành quy định quản lý “sức chứa” sẽ giúp hoạt động quản lý du lịch có hiệu quả hơn, góp phần tích cực giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến các giá trị di sản VQG Phong Nha - Kẻ bàng.

(3) Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên du lịch

Tổ chức thực hiện tốt trên phạm vi VQG “Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch” căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn VQG, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ cụ thể với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.

(4) Giải pháp về quảng bá và tiếp thị:

Trên cơ sở chiến lược về xúc tiến quảng bá các giá trị về tài nguyên du lịch khu vực VQG PNKB đã được đề xuất, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu bao gồm:

Đưa kế hoạch xúc tiến quảng bá tài nguyên du lịch khu vực VQG PNKB vào kế hoạch xúc tiến chung của tỉnh và dành nguồn ngân sách tương xứng cho hoạt động quan trọng này;

Tiến hành nghiên cứu đặc điểm thị trường du lịch trọng điểm của du lịch khu vực VQG PNKB để có được phương thức xúc tiến quảng bá tài nguyên du lịch cụ thể và phù hợp (xây dựng website du lịch, tờ rơi, tập gấp về du lịch khu vực VQG PNKB, xây dựng phim quảng bá, tham gia hội chợ, các sự kiện; v.v.) đạt hiệu quả cao nhất.

Tranh thủ các cơ hội hỗ trợ của Tổng cục Du lịch để tham gia các sự kiện, các hội chợ du lịch, v.v. nhằm quảng bá hình ảnh tài nguyên du lịch Quảng Bình và khu vực VQG PNKB trong nước và ra quốc tế.

(5) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Để du lịch Quảng Bình nói chung và du lịch khu vực VQG PNKB có được đội ngũ lao động tương xứng với yêu cầu phát triển du lịch, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch về các các lĩnh vực quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch, nghiệp vụ du lịch và đặc biệt là hướng dẫn du lịch


Chủ động tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

(6) Giải pháp về tài chính:

Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các chiến lược đã xác định trong QHPTDLBV khu vực VQG PNKB, những nguồn vốn chủ yếu bao gồm:

Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh Quảng Bình, vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật Đầu tư, vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch, vốn từ việc “nhượng quyền kinh doanh”, dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi đặc thù về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm đã được xác định trên địa bàn khu vực VQG PNKB.

Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch khu vực VQG PNKB; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch khu vực VQG PNKB và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Bên cạnh đó, cần đồng thời cải tiến các thủ tục cho vay đảm bảo rút ngắn thời gian xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình dịch vụ.

Vốn vay từ các nguồn ODA: Các nhà tài trợ chủ chốt có khả năng cung cấp nguồn vốn này là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), và một số tổ chức quốc tế như UNDP, v.v. để đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch bổ sung cho vốn tích luỹ đầu tư từ GDP ngành du lịch Tỉnh.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

Kết luận‌

Dựa trên những cơ sở lý luận về phát triển du lịch và du lịch sinh thái nói riêng, kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia và của các địa phương trong nước, trên cơ sở số liệu thu thập được, đã tập trung phân tích và đánh giá một cách khách quan tài nguyên du lịch sinh thái, tình hình thực trạng phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm qua, tóm tắt kết quả đạt được gồm:

1) Du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, minh chứng cho DLST là vừa đem lại lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường, là công cụ hữu hiệu và bền vững trong bảo tồn thiên nhiên. Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển loại hình DLST đặc biệt ở các khu rừng đặc dụng, việc khai thác TNTN nhằm phát triển DLST ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho chiến lược BTTN tại VQG này, góp phần bảo tồn khu vực Bắc Trường sơn và phát triển bền vững của Tỉnh Quảng Bình.

2) Nghiên cứu đánh giá làm nỗi bật các giá trị tài nguyên có tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, đó là giá trị độc đáo về hang động, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa - lịch sử. Giá trị độc đáo và hấp dẫn hất đối với khu vực này vẫn là Hang Động, trong số 128 hang của toàn khu vực, có 37 hang có kích thước và có điều kiện thuận lợi hơn thì chỉ có 10 hang động có khả năng khai thác du lịch sinh thái, trong đó có Hang Sơn Đòng đang là tâm điểm chú y của các nhà đầu tư và du khách.

3) Tài nguyên sinh vật rừng là một giá trị đang còn tiểm ẩn chưa được khai thác, đây là đối tượng được quan tâm trong xu thế du lịch và vấn đề chung của nhân loại. Tại đây có 15 kiểu hệ sinh cảnh, 9 thảm thực vật rừng trong đó độc đáo nhất vẫn là hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với độ cao trên 700 m với loài Bách xanh quí hiếm ở cấp độ toàn cầu. Bên cạnh đó, đã xác định 79 loài thực vật và 72 loài động vật ghi trong sách đỏ thế giới có mặt tại đây, là giá trị độc đáo không kém của khu vực VQG;

4) Tài nguyên DLST đang được tổ chức khai thác và quản lí bới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và một số doanh nghiệp tư nhân. Hoạt động khai thác được tổ chức


chu đáo, hàng năm đón tiếp trên 250 - 300 ngàn lượt khách, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, nhận thức về môi trường được cải thiện, cộng đồng ngày càng tham gia tích cực hơn vào hoạt động du lịch, sức tải du lịch của môi trường vẫn đang còn trong ngưỡng cho phép. Có đóng góp tích cực cho phát triển du lịch của Tỉnh, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

5) Tuy nhiên, tiềm năng chưa được quản lí và khai thác tương xứng với yêu cầu của sự phát triển. Đầu tư chưa tương xứng, diễn giải môi trường còn kém, cán bộ yếu, dịch vụ thiếu tính chuyên nghiệp và chất lượng thấp. Nguy cơ đe dọa tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch còn tiềm tàng chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, phân chia lợi ích và sử dụng nguồn thu còn mang tình hành chính chưa có cơ chế linh hoạt, thiếu sự gắn kết về trách nhiệm và lợi ích trong các bộ phận của hệ thống quản lí tài nguyên và khai thác du lịch tại đây.

6) Bên cạnh đó, đã phân tích lợi ích và các mối đe dọa khi phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những khuyến cáo để VQG PN-KB xem xét trước khi triển khai các hoạt động DLST như bảo vệ môi trường cảnh quan, các tác động xấu đến văn hóa cộng đồng, các mối đe dọa với các loài động thực vật hoang dã, cũng như các giá trị địa chất địa mạo của DSTG.

7) Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DLST thời gian qua, luận văn đã đề xuất một số nội dung cơ bản về chiến lược khai thác, một số giải pháp thực hiện chiến lược nhằm khai thác tiềm năng DLST, phù hợp với tình hình thực tế. Đã chỉ ra được 21 điểm cảnh quan trọng có tiềm năng, 4 vùng Du lịch quan trọng và 4 tuyến Du lịch sinh thái đề xuất đưa ra để khai thác từ nay đến 2020 của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Kiến nghị‌

1) Trên đây là bản luận văn được tác giả thực hiện trong một thời gian chưa phải là dài, song đề tài liên quan nhiều lĩnh vực, chính vì vậy mà trong luận văn của mình tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng và đề xuất chiến lược khai thác DLST, đưa ra một số giải pháp thực hiện. Đây chỉ là những vấn đề mang tính bước đầu cần được nghiên cứu sâu rộng, hơn. Cụ thể như:


- Vấn đề sức chứa sinh thái, sức chứa vật lý, sức chứa tâm lý, sức chứa quản lý của từng hoạt động du lịch sinh thái ở VQG PN-KB đối với từng đối tượng cụ thể cần được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

- Cần tăng cường nghiên cứu cơ bản về phân bố, tập tính, sinh thái các loài quan trọng, để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển được tốt hơn, bên cạnh là rõ hơn và hỗ trợ cho phát triển DLST.

- Có thể nghiên cứu thêm mối quan hệ giữa phát triển DLST với cộng đồng dân cư ở khu vực VQG. Đánh giá tiềm năng phát triển DLST ở một số xã đặc biệt là các xã dọc biên giới có nhiều bản sắc và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên sơ.

- Nghiên cứu mô hình Làng Sinh thái và các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với vùng đệm VQG. Để triển khai nhằm hỗ trợ cho hoạt động DLST và nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng đệm VQG, tiếp tục nghiên cứu đánh giá tà nguyên DLST khu vực mở rộng của VQG, các bài học kinh nghiệm đã qua sẽ là rất hữu ích để quản lí và khai thác bền vững giá trị này của VQG.

2) Đối với công tác quản lí:

- Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các ban ngành chức năng xây dựng quy hoạch phát triển DLST tại VQG PN-KB, ban hành chương trình hành động về phát triển du lịch tại đây với những công việc và lộ trình một cách cụ thể, chi tiết;

- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí ngân sách cho chương trình phát triển DLST tại VQG PN-KB và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong Vườn Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với tiềm năng, đầu tư phát triển các dịch vụ bổ trợ phục vụ khách tham quan.

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành trung ương để tham mưu Chính phủ thúc đẩy việc đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận VQG PN-KB là DTNTG, theo tiêu chí đa dạng sinh học, đây là cơ sở khẳng định lần nữa giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa các dự án bảo tồn và phát triển du lịch.

- Quy chế quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã được Tỉnh ban hành theo Quyết định số 18/QĐ-UBND, cần xây dựng và sớm ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch tại VQG tạo hành lang pháp lí cho các hoạt động du lịch.


- Cần tiến hành đánh giá lại tình hình tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan tại các điểm du lịch VHST hiện nay, có lộ trình chi tiết để triển khai các giải pháp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tại các điểm du lịch. Cần tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để tạo thêm một số sản phẩm du lịch mới, từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đặc biệt là DLST.

Tác giả với mong muốn phát triển DLST ở VQG hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, chia sẽ giá trị khoa học cho con người và nâng cao cuộc sống của người dân ở đây. Tuy nhiên còn thiếu về kinh nghiệm và kiến thức... do vậy không tránh khỏi sai rót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


TIẾNG VIỆT

1. [1]Adiran Phillips (1997), Hướng dẫn của IUCN về bảo vệ karst và hang động, WCPA.

2. [2]Auther Peterson (2002), Cẩm nang quản lý Du lịch tại các khu Di sản Thế giới.

3. [3]Báo cáo tổng kết của VQG PN-KB về Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học từ các năm (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007).

4. [4]Bảo tồn đa dạng sinh học, Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội;

5. [5]Bộ Khoa học và công nghệ (2003), Danh lục đỏ Việt Nam 2003, phần động vật.

6. [6]Bộ KNCN & MT (1996), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. [7]Bộ KHCN - Sách đỏ Việt Nam – NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ 2007.

8. [8]Bộ NN& PTNT (2002), Bản tin Phát triển nông thôn số 35/2002.

9. [9]Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

10. [10]Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính Phủ Việt Nam về sửa đổi, bổ sung danh mục thực, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ kèm theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ và Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng.

11. [11]Cục kiểm lâm (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam.

12. [12] Đinh Huy Trí; Lê Thuận Kiên (2010) Báo cáo kết quả điều tra cây thuốc năm 2010 tại vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Báo cáo khoa học;

13. [13]Sở Văn hóa - Thể thao- Du lịch Quảng Bình - Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của du lịch Quảng Bình các năm 1999, 2000, 2001, 2002.

14. [14]Graeme Worboys, Adrian Davey, Clyde Stiff (1979), Hướng dẫn phân loại hệ thống hang động được phép mở đón khách.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí