Thổ Nhưỡng - Tài Nguyên Đất Và Hiện Trạng Sử Dụng Đất

- Đá trầm tích lục nguyên có chứa than: phân bố thành dải hẹp ở khu vực xã Đạo Trù (Tam Đảo), thành phần gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét, sét than và lớp than đá; phần trên gồm cát kết, bột kết, đá phiết sét màu xám vàng, xám thẫm thuộc hệ tầng Văn Lãng. Các trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực dọc rìa Tây Nam huyện Tao Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô, bao gồm cát kết và sét kết màu xám đen.

- Đá phun trào: phân bố chiếm toàn bộ dãy núi Tam Đảo, bao gồm tướng phun trào thực sự: đá ryolit đaxit, ryolit porphyr có ban tinh thạch anh, felspat, plagiolas; tướng á phun trào: xuyên cắt các loại đá phun trào, gồm ryolit porphyr có ban tinh lớn, ít felspat dạng đai mạch nhỏ; tướng phun nổ: các thấu kính từ chứa ít mảnh dăm, bom núi lửa của hệ tầng Tam Đảo. Các loại đá phun trào Tam Đảo chủ yếu là đá ryolit, một số là đaxit.

- Đá magma xâm nhập: thuộc phức hệ sông Chảy, phân bố ở phía Tây Bắc huyện Lập Thạch, bao gồm đá granodiorit, granit hạt từ vừa đến lớn, granit 2 mica, granit muscovit hạt vừa đến nhỏ, các mạch aplit, pegmatit. Đặc điểm của các loại đá này là giàu nhôm, giàu kiềm. Các loại đá magma xâm nhập nằm trong hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, gồm hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô.

Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 2 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm, nhưng đang gây ô nhiễm và đặc biệt là ảnh hưởng đến cảnh quan, sự an toàn trong hoạt động du lịch của Huyện.

Tiềm năng khoáng sản ít là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của Huyện, nhất là công nghiệp khai khoáng. Nhưng lại là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Tam Đảo với tư cách là Huyện lấy dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch làm trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Bởi vì, khai thác và chế biến khoáng sản tạo ô nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

2.1.4 Khí hậu - Tài nguyên khí hậu

Huyện Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc. Do địa hình phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo chạy dài xuống Đông Nam tạo nên một bức tường chắn gió mùa cực đới nên nhiệt độ mùa đông của Tam Đảo cao hơn so với một số tỉnh cùng vĩ độ ở vùng Đông Bắc. Ngược lại về mùa hè lại là hướng mở đón gió nên Tam Đảo có khá nhiều mưa. Khí hậu của Tam Đảo chịu sự phân hóa theo đai cao.

Toàn bộ vùng núi Tam Đảo mang sắc thái của khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình 18oC - 19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù che phủ. Tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 11oC. Tuy nhiên ở Tam Đảo quanh năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC. Do vậy, Tam Đảo là nơi có khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch, phù hợp với sức khoẻ con người, thuận tiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.

Nhìn chung trong toàn huyện, khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi thể hiện ở biên độ giao động nhiệt độ ngày đêm khá lớn. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm ở huyện Tam Đảo là khoảng 1.500 mm - 1.800 mm, thấp hơn mức bình quân ở các tỉnh phía Bắc (1.830 mm). Mưa chủ yếu vào mùa hạ, mưa thường do bão gây ra, hay gặp dạng mưa rào và mưa dông. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 85% lượng mưa cả năm. Tháng 7 và tháng 8 là những tháng mưa nhiều, khoảng 300 mm/tháng và thường xuất hiện các cơn dông, đôi khi kèm theo mưa đá. Ngoài ra còn có các hiện tượng úng lụt, khô hạn, lốc xoáy ảnh hưởng không tốt đến đời sống và các hoạt động kinh tế, du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Người thành lập Lê Thị Thúy Oanh Người hướng dẫn PGS TS Trần Viết Khanh 1

Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh

Hình 2.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2.1. Các yếu tố thời tiết huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013


I. Vùng trung du (Trạm quan trắc Vĩnh Yên) - vùng thấp huyện Tam Đảo


TT


Yếu tố khí hậu

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

1

Nhiệt độ TB năm (oC)

24,7

24,8

23,3

24,3

23,9

2

Số giờ nắng TB năm (giờ)

1.558,0

1.049,0

1.1178,0

1.179,0

1.1634,0

3

Lượng mưa TB năm (mm)

1.405,9

1.609,7

1.962,8

1.458,6

1.759,4

4

Độ ẩm không khí TB năm (%)

80,0

80,3

80,6

81,9

80,5

II. Vùng núi (Trạm quan trắc Tam Đảo)


TT


Yếu tố khí hậu

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

1

Nhiệt độ TB năm (oC)

18,7

19,1

17,4

18,6

18,8

2

Số giờ nắng TB năm (giờ)

1.304,0

1.283,0

986,0

951,0

1.048,0

3

Lượng mưa TB năm (mm)

2.188,4

2.371,4

2.748,1

1.905,7

2.283,6

4

Độ ẩm không khí TB năm (%)

87,7

88,3

87,8

90,1

88,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [13]


2.1.5 Thủy văn - Tài nguyên nước


- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo thành gianh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào.

Để dự trữ nước, huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất

lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, thậm chí có thể xử lý để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên địa bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu dân cư trong Huyện.

2.1.6 Thổ nhưỡng - Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất


- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.

Đáng lưu ý là, trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 3.179,21 ha, chiếm 72,68%, trong đó đất trồng lúa là 2.618,96 ha, chiếm 82,38%, đất trồng cây hàng năm. Đất cây lâu năm là 1.194,86 ha, chiếm 27,32% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ có 28,00 ha trong khi diện tích mặt nước chuyên dùng lên đến 1.624,82 ha.


Người biên tập Lê Thị Thúy Oanh Người hướng dẫn PGS TS Trần Viết Khanh 2


Người biên tập: Lê Thị Thúy Oanh

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh

Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2.2. Tình hình đất đai của huyện Tam Đảo 2005 - 2010

(Đơn vị: ha)


TT

Loại Đất

2005

2006

2008

2010


Tổng diện tích tự nhiên

23.573,10

23.573,10

23.587,62

23.587,62

I

Đất nông nghiệp

19.569,88

19.509,83

19.353,41

19.020,42

1

Đất sản suất nông nghiệp

4.692,90

4.650,12

4.594,71

4.374,07

a

Đất trồng cây hàng năm

3.491,64

3.448,93

3.407,03

3.179,21


Đất trồng lúa

2.839,18

2.790,68

2.752,32

2.618,96


Đất trồng cây hàng năm khác

652,46

658,25

654,71

560,25

b

Đất trồng cây lâu năm

1.201,26

1.201,19

1.187,68

1.194,86

2

Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

30,99

34,03

33,59

28,00

3

Đất sản xuất lâm nghiệp

14.822,21

14.804,90

14.704,33

14.618,35


Đất rừng sản xuất

1.753,65

1.742,04

1.693,09

1.752,28


Đất phòng hộ

647,06

641,36

617,79

537,66


Rừng đặc dụng

12.421,50

12.421,50

12.393,45

12.328,41

II

Đất phi nông nghiệp

3.882,79

3.943,12

4.114,94

4.472,02

1

Đất ở

408,96

412,61

406,80

424,02


Đất ở nông thôn

404,66

408,31

402,50

419,72


Đất ở đô thị

4,30

4,30

4,30

4,30

2

Đất chuyên dùng

1.745,81

1.802,61

1.943,23

2.277,33


Đất cơ quan công trình sự nghiệp

16,96

17,73

19,09

21,44


Đất quốc phòng an ninh

480,67

480,67

491,55

656,74


Đất sản xuất kinh doanh phi NN

56,68

77,89

130,72

209,34


Đất có mục đích công cộng

1.191,50

1.226,32

1.301,87

1.389,81

3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

11,06

11,06

39,64

55,01

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

90,18

90,03

90,07

90,64

5

Đất sông suối và mặt nước CD

1.626,58

1.626,61

1.635,00

1.624,82

6

Đất phi nông nghiệp khác

0,20

0,20

0,20

0,20

III

Đất chưa sử dụng

120,43

120,15

119,27

95,18

1

Đất đồi núi chưa sử dụng

73,48

72,95

73,40

72,80

2

Núi đá không có rừng cây

1,82

1,82

1,84

1,82

3

Đất bằng chưa sử dụng

45,13

45,38

44,03

20,56

Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66]

Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có 2.277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở toàn Huyện. Đất chưa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.

Với quỹ đất như trên, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khá thấp (khoảng 0,36 ha). Nhưng do đã giao cho Vườn Quốc gia Tam Đảo, Lâm trường Tam Đảo và các tổ chức khác trên địa bàn nên thực tế diện tích sản xuất bình quân đầu người ở Tam Đảo cũng thấp hơn. Đây là một sức ép rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội vì phần lớn dân số và lao động trong huyện đang thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng.

- Về biến động: đất nông nghiệp giảm từ 19.569.88 ha năm 2005 xuống 19.020,42 năm 2010, tức giảm 549,46 ha. Giảm mạnh nhất là đất sản xuất nông nghiệp giảm 318,83 ha, trong đó, đất lúa giảm tới 220,22 ha, đấy trồng cây hàng năm khác giảm 92,21 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 6,4 ha. Đất lâm nghiệp giảm 203,86 ha, trong đó đất rừng sản xuất giảm 60,56 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm là do sự chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 589,23 ha, trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 531,52 ha), trong đó

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí