Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đánh Giá Điều Kiện Địa Lý Và Tài Nguyên Du Lịch

trọng đến việc bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên. Mặc dù xuất hiện muộn, nhưng quan điểm phát triển du lịch bền vững đã nhanh chóng lan tỏa và được vận dụng nhằm đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

1.2.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch

- Tại Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu

Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, đặc biệt tại Liên Xô (cũ), bắt đầu xuất hiện nhiều công trình đánh giá về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch. Các công trình tập trung vào việc đánh giá các hợp phần của tự nhiên và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch như: các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm về chiều rộng và vật liệu nền đáy của bãi biển như cát, sỏi, cuội, sét, bùn (Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô); Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan cho dạo chơi ngắm cảnh (V.X.Tauxkat, 1969; Mukhina, 1973); Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tương phản địa hình (I.U.Vedenhin và nnk, 1975); Các chỉ tiêu về nhiệt độ nước để xác định thời hạn của mùa tắm (Kornilova, 1979); Đánh giá toàn bộ các yếu tố tự nhiên (Iu.A.Vedenhin và N.N.Mirosnhitrencô, 1981).

Kế thừa các nghiên cứu của các học giả Liên Xô (cũ), các nhà khoa học Bungari đã phát triển cả về phương pháp luận cũng như thực tiễn nghiên cứu, theo Đ.Đ.Bắc (2005) [15] đây được coi là quốc gia có các công trình về kiểm kê tài nguyên du lịch một cách hệ thống nhằm phục vụ cho việc tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển du lịch. Các công trình đánh giá dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông; Xây dựng mô hình đánh giá tài nguyên tự nhiên cho mục đích du lịch; Đánh giá các nguồn nước khoáng nóng nhằm phục vụ quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

- Tại các nước Châu Á

Chịu ảnh hưởng lớn của trường phái địa lý Liên Xô (cũ), từ những năm 70 của thế kỷ trước, tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, các công trình về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch cũng chủ yếu theo hướng phân loại, kiểm kê, đánh giá các thành phần tự nhiên để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp với

mục đích du lịch như: đánh giá bãi biển cho hoạt động tắm biển (các nhà khoa học Nhật Bản); Xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người (các nhà khoa học Ấn Độ).

Từ năm 1980, Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh và mạnh trên thế giới. Các nhà địa lý Trung Quốc đã dựa trên bảng phân loại tài nguyên du lịch của UNTWO để kiểm kê, phân loại, đánh giá tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa phương [27, 43].

- Tại Mỹ và các nước Tây Âu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các công trình đánh giá điều kiện địa lý phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng được phát triển và đề cập thêm nhiều yếu tố mới như: dựa vào khả năng tiếp cận, hiện trạng sử dụng đất, chất lượng môi trường, hệ thống đường trong rừng, địa hình, các loại tài nguyên nước; Xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên mức độ thuận lợi của số ngày mưa trong năm thích hợp với hoạt động du lịch; Xây dựng giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối phù hợp với khách du lịch (dẫn theo [39]).

Dưới góc độ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn, B.Rosemary (1998) dựa vào các chỉ tiêu như: khả năng tiếp cận các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sự lôi cuốn và sự tham gia của cộng đồng địa phương (dẫn theo [31]). Đồng thời, đánh giá tài nguyên du lịch cũng được coi là một bước cơ bản trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch của từng địa phương hoặc ở quy mô quốc gia. Nhiều phương pháp mới mang tính định lượng cao được áp dụng trong đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên như phương pháp ma trận, phương pháp “phân tích chi phí - lợi ích” (CBA), “chi phí du hành” (TCM), phương pháp “đánh giá ngẫu nhiên” (CVM).

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 5

Tóm lại, từ nửa cuối thế kỷ XX, hướng nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù không có cùng xuất phát điểm và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng các công trình đều theo hướng đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch. Các công trình nghiên cứu đi theo hướng từ mô tả, kiểm kê

đến việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng. Nhiều phương pháp đánh giá tài nguyên đã được áp dụng, các phương pháp đánh giá phát triển dần từ định tính sang hướng định lượng cao.

1.2.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch

Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỷ XX, trong hệ thống các khoa học địa lý đã hình thành một hướng mới, nghiên cứu về địa lý các nguồn khách du lịch, về tiềm năng khai thác tài nguyên cho các hoạt động du lịch, về phân vùng và TCLTDL. Theo hướng nghiên cứu này, có thể nói các nhà khoa học của các nước Xã hội chủ nghĩa (theo trường phái địa lý Xô Viết) là những người tiên phong.

Dưới góc nhìn của các nhà địa lý Xô Viết và khu vực Đông Âu cũ, TCLTDL được xem là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, mang tính lịch sử, được hình thành và phát triển với các hình thức gồm hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch [45,46].

Trong khi đó ở Mỹ và các nước Tây Âu, những năm đầu thập kỷ 60 xuất hiện trào lưu địa lý học hiện đại theo cách tiếp cận về một không gian mở không bị bó hẹp bởi các rào cản về ranh giới lãnh thổ với mục tiêu góp phần quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt sau năm 1980, khi quan điểm phát triển bền vững được đề cập thì các hoạt động du lịch nói chung được tiêu chuẩn hóa, có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ. Việc quản lý, sử dụng tài nguyên du lịch được tiến hành theo hướng có lợi cho tài nguyên và cộng đồng. Các công trình về TCLTDL thường nghiên cứu về các định mức và tiêu chuẩn phù hợp với sức chứa của tài nguyên phục vụ cho các hoạt động du lịch [11]. Theo hướng này, TCLTDL cần hướng tới bốn mục tiêu cơ bản bao gồm: (1) đáp ứng sự hài lòng và thỏa mãn của du khách; (2) đạt được những hiệu quả về kinh doanh; (3) bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch; (4) tạo ra sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng. Theo quan điểm của các nhà địa lý phương Tây, TCLTDL được hình thành với các hình thức: hệ thống du lịch và cụm tương hỗ phát triển du lịch.

Tóm lại, hướng nghiên cứu về TCLTDL được hình thành khá sớm và phát triển mạnh trong khoa học địa lý từ những năm 70 của thế kỷ XX. So với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, hướng nghiên cứu này tại Mỹ và các nước Tây Âu tuy

phát triển muộn nhưng phát triển độc lập và hoàn thiện hơn về phương pháp luận. Đồng thời theo nhiều quan điểm tiếp cận hiện đại phù hợp với xu thế phát triển du lịch của thế giới. Mặc dù vậy, dưới bất kỳ góc độ tiếp cận nào khi nghiên cứu về TCLTDL, các nhà khoa học đều hướng đến mục tiêu chung là khai thác, sử dụng được hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch và các nhân tố phục vụ du lịch nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.

1.2.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trước những năm 80 của thế kỷ XX chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch, đặc biệt là những vấn đề về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên, quy hoạch, phân vùng và TCLTDL đã được công bố. Những công trình này đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn từ quy mô lãnh thổ cấp tỉnh, vùng đến phạm vi cả nước.

1.2.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch

- Hướng nghiên cứu về lý luận du lịch: Phạm Trung Lương (2001) đã tổng quan về lịch sử hình thành và các xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới qua các thời kỳ từ cổ đại, cận đại, trung đại đến hiện đại. Phân tích các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch [39].

- Hướng nghiên cứu về DLST: xác định DLST là loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, có tiềm năng mang lại những giá trị về kinh tế, môi trường và văn hóa bản địa [6]; Dựa trên sự phân bố không gian của các vùng sinh thái đặc thù, các điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng để đề xuất các hình thức phát triển và TCLTDL sinh thái trên phạm vi cả nước[41].; Nghiên cứu phát triển DLST dưới góc độ quy hoạch quốc gia và quản lý Nhà nước; Phân tích mối quan hệ giữa DLST với bảo vệ đa dạng sinh học, kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu bảo tồn, các VQG và các vùng đất ngập nước ven biển [6].

- Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững: được tiếp cận theo nguyên tắc đảm

bảo sự hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường. N.Đ.Hoè, V.V.Hiếu, (2001) đã phân tích tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch ở nhiều nước trên thế giới đối với môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam [26]; P.T.Lương (2002) xác định nhiệm vụ của du lịch bền vững là phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút khách cao song không gây phương hại và phải có trách nhiệm bảo tồn đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, trong đó chú trọng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải ra môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương[40]; Luật Du lịch Việt Nam (2005) cũng đã nêu rõ, “du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [49].

- Hướng nghiên cứu về đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch, TCLTDL: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, vai trò của tài nguyên đối với hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các định hướng TCLTDL của Việt Nam [10, 39, 58, 59]; Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm mục đích quy hoạch, TCLTDL, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch [73, 75]…

- Hướng địa lý ứng dụng: tiếp cận theo hướng đánh giá tài nguyên theo từng thành phần, Đ.D.Lợi (1992) đã đánh giá mức độ tương phản địa hình nhằm đưa ra các chỉ tiêu phù hợp với từng loại hình du lịch [38]; N.Thám (2011) đánh giá tài nguyên sinh khí hậu thích hợp với con người đối với các hoạt động du lịch [60, 61].. Bên cạnh đó là các công trình theo hướng đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng [17, 18 ,20, 22, 53].

- Các văn bản định hướng phát triển ngành du lịch của Nhà nước [9]: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quy mô toàn quốc với các mục tiêu cụ thể qua từng thời kỳ phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Văn kiện Đại hội Đảng và “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020” đều xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [2]; Nhiều nội dung cụ thể về du lịch và tài nguyên du lịch được quy định trong các văn bản luật

như: “Luật Du lịch” [49]; “Luật Di sản văn hóa” [48]. Các định hướng chiến lược về phát triển du lịch bền vững đã được ban hành với mục tiêu Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực [7, 8]; Các chương trình hành động quốc gia về du lịch qua từng giai đoạn 2000 - 2005, 2013 - 2020 với quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước [56,57].

1.2.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về phân vùng lãnh thổ tự nhiên

Tại Việt Nam, các công trình về phân vùng lãnh thổ tự nhiên đã xuất hiện ngay từ quá trình xây dựng và mở mang đất nước, mỗi triều đại đều đã phân chia lãnh thổ thành những đơn vị nhiều cấp thuận tiện cho việc quản lý và quốc phòng.

Từ thế kỷ XV, nước ta đã có những công trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm dân tộc, độc lập và tự chủ của từng vùng. Tiêu biểu là công trình “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, quy mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.

Giai đoạn 1930 - 1960, các công trình nghiên cứu phân vùng do một số người nước ngoài thực hiện trên cơ sở xác định sự phân hóa lãnh thổ theo hệ thống phân vị phân vùng địa lý tự nhiên: Robequain (1936) đã phân chia Đông Dương thuộc Pháp thành 8 vùng tự nhiên; Fridland (1956) đã chia miền Bắc Việt Nam thành 3 miền, 8 khu và 37 vùng trên cơ sở phân tích các yếu tố đất và lớp phân hóa;

T. N. Sêglova (1957) đã chia các khu vực tự nhiên của Việt Nam theo hệ thống phân vị gồm 2 cấp vùng và á vùng, trong đó vùng được phân chia theo yếu tố khí hậu có kết hợp với yếu tố địa hình, kiến tạo, thực vật, còn chỉ tiêu cấp á vùng chủ yếu dựa vào yếu tố địa mạo.

Từ sau năm 1960, các nghiên cứu tập trung theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên và phân vùng cảnh quan. Hệ thống các cấp phân vùng địa lý tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến như: Sơ đồ phân vùng của Tổ phân vùng thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước với hệ thống các đơn vị: Đới → Miền → Khu

→ Vùng địa lý tự nhiên; Vũ Tự Lập (1978) đưa ra sơ đồ phân vùng Việt Nam theo

hệ thống: Đới → Miền → Khu địa lý tự nhiên và đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 2 đới, 3 miền và 13 khu địa lý tự nhiên; Hệ thống các cấp phân vùng của Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Trung tâm Địa lý Tài nguyên (1992) gồm: Đới → Á đới

→ Miền → Á miền → Vùng địa lý tự nhiên và theo đó lãnh thổ Việt Nam được chia thành 2 á đới, 9 miền, 2 á miền và 42 vùng địa lý tự nhiên.

Những năm gần đây, nhiều công trình đã xây dựng các nguyên tắc phân vùng địa lý tự nhiên và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhằm mục đích khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ bền vững[21];Một số tác giả tiếp cận phân vùng theo vai trò và đặc điểm tạo vùng[71]; Theo quy mô, đặc điểm tổng hợp và trình độ phát triển của lãnh thổ[24].

1.2.3 Tại địa bàn nghiên cứu

1.2.3.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch

Đối với huyện Tam Đảo nhìn chung đã có những đề tài có liên quan đến vấn đề đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch. Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tam Đảo về phát triển du lịch như: Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo” của Th.s Bùi Thị Minh Thoa,

ĐK Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên năm 2014 [52]; Luận văn Thạc sĩ “Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo” của Th.s Lê Giang Nam, ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, 2014 [44].

Như vâỵ , đã có công trình nghiên cứu liên quan đến việc khai thác và đánh giá

các điều kiện tự nhiên, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề câp

môt

cách toàn diên

đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.3.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch

- Hướng nghiên cứu, đánh giá các điểm tài nguyên du lịch, xây dựng bộ thuyết minh và xây dựng các tuyến du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo.

- Hướng nghiên cứu mang tính chất luận cứ khoa học về đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ TCLTDL trên địa bàn huyện Tam Đảo thường được lồng ghép trong những nghiên cứu chung của toàn tỉnh hoặc vùng du lịch Bắc Bộ hoặc trong

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh qua từng giai đoạn cụ thể. Luận án Tiến sĩ “Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc” của TS Lương Chi Lan, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN [33]. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng các định hướng quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của toàn tỉnh [69]; Xây dựng quy hoạch của từng huyện, tập trung khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của địa phương. Dựa trên các thế mạnh đặc thù của từng địa phương để tập trung phát triển các loại hình du lịch như: DLVH, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh [69]; Quy hoạch các ngành, các lĩnh vực liên quan đến cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo [66]. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, dịch vụ huyện Tam Đảo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 xác định đến năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, là một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của tỉnh và của cả nước; năm 2025 du lịch Tam Đảo phát triển toàn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và nhiều khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế [67].

1.2.3.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về phân vùng lãnh thổ huyện Tam Đảo

Phân vùng sinh thái cảnh quan khu vực VQG Tam Đảo. Trong Báo cáo Lập địa Khu bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, khu vực VQG Tam Đảo được chia thành 4 vùng sinh thái trên cơ sở xác định sự phân hóa về địa hình, độ cao, thảm thực vật và khí hậu. Bao gồm: vùng núi cao trung bình Tam Đảo (vùng đỉnh), vùng núi thấp và đồi cao sườn Tây Tam Đảo, vùng núi thấp và đồi cao sườn Đông Tam Đảo, thung lũng và đồng bằng chân Tam Đảo [54].

Tóm lại, qua phân tích, xem xét các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn tại lãnh thổ huyện tam Đảo có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị cả về lý luận và ứng dụng thực tiễn. Đây chính là những tài liệu tham khảo chủ yếu của luận văn khi lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, huyện Tam Đảo đã trải qua nhiều lần tách và nhập huyện, cũng như nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính nên Tam Đảo chưa có nhiều các công trình nghiên cứu độc lập về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch. Do đó, các kết quả nghiên cứu mang tính khái quát, chưa có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023