Vị Trí Địa Lý - Tài Nguyên Vị Thế

các bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ cho TCLTDL của huyện.

- Các nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên của huyện mới dừng ở mức mô tả, kiểm kê hiện trạng và phần lớn được lồng ghép trong các bản quy hoạch tổng thể nên chưa có những công trình cụ thể về đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với phát triển du lịch. Đặc biệt việc tiếp cận theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên và đánh giá tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng tại lãnh thổ huyện Tam Đảo chưa được áp dụng.

- Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, việc đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch tự nhiên và phát triển du lich là một trong những nội dung quan trọng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Đảo, của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như của cả nước trong xu thế hội nhập du lịch quốc tế hiện nay.

1.3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống và tổng hợp lãnh thổ

Quan điểm hệ thống và tổng hợp lãnh thổ trong khoa học địa lý là một hệ thống các hợp phần có mối quan hệ chặt chẽ qua lại lẫn nhau theo một hệ thống phân vị nhất định. Việc tác động hay phân tích, đánh giá một hợp phần luôn đòi hỏi có sự liên hệ và tính toán tới những hợp phần còn lại. Đây là quan điểm có ý nghĩa ứng dụng quan trọng, mỗi đối tượng địa lý đều có không gian riêng, vị trí và mối quan hệ đặc trưng không chỉ với các hợp phần bên trong mà cả với xung quanh. Do đó dưới góc độ tổ chức lãnh thổ, quan điểm hệ thống trong nghiên cứu thiết kế điều hành là lợi ích cục bộ phục tùng lợi ích chung của hệ thống [25].

Du lịch Tam Đảo được xem như một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn (trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, vùng KTTĐBB và các địa phương lân cận). Như vậy, việc phát triển du lịch Tam Đảo phải phụ thuộc vào các nguyên tắc của toàn hệ thống để vận dụng vào khai thác, tổ chức và kinh doanh du lịch.

- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Xây dựng các hình thức phát triển du lịch thông qua việc đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên nhằm mục đích phát triển du lịch cho cả hiện tại và tương lai. Đối với việc phát triển du lịch quy mô cấp huyện cũng cần phải nghiên cứu, đề xuất các định hướng phù hợp với tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch để thấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

được các quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại. Đồng thời xác định những loại hình du lịch mang tính chuyên biệt của mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch cũng như của mỗi địa phương để tạo ra sức cạnh tranh.

Tam Đảo là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hóa phát triển từ lâu đời. Vùng đất với nhiều nét đặc trưng về tự nhiên, văn hóa và con người, những đặc điểm này đã được nghiên cứu, khai thác cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, kết quả khai thác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án chính xác giúp cho việc phát triển du lịch trên địa bàn mang tính hiệu quả và bền vững.

- Quan điểm phát triển bền vững

Lý thuyết phát triển bền vững là lý thuyết chung nhất và mang tính bản chất biện chứng mới ngày nay, nhưng không chỉ bền vững/ đồng bộ/ hài hòa giữa các lĩnh vực tương quan hay giữa các thế hệ mà còn bền vững/ đồng bộ/ hài hòa giữa các lĩnh vực, bền vững giữa các vùng, miền lãnh thổ và toàn cầu [94].

Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn. Do vậy, cùng với các nghiên cứu về khía cạnh tài nguyên du lịch, luận văn cũng lồng ghép các phân tích về kinh tế, xã hội của lãnh thổ nhằm đưa ra khung định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch huyện Tam Đảo hướng tới bền vững.

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề hiện tại trong nước và quốc tế. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ cho phép phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra thực địa

Nghiên cứu thực địa giúp tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương và người dân sở tại.

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Bản đồ không chỉ là phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ du lịch, mà còn là cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Cùng với GIS, các thông tin thuộc tính được kết nối với các đối tượng không gian của bản đồ cho phép nghiên cứu theo các mục đích như: đánh giá tài nguyên, xác định vị trí thuận lợi cho phát triển các điểm, cụm, tuyến du lịch…

Nghiên cứu du lịch là nghiên cứu tổng hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Do đó việc áp dụng công nghệ GIS góp phần tạo mối liên kết không gian, quản lý và khai thác các hoạt động du lịch.

- Phương pháp chuyên gia

Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch là một vấn đề phức tạp có liên quan tới lý luận và thực tiễn của nhiều ngành khoa học và hiện trạng kinh tế - xã hội. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu luận văn, rất cần và đã thực hiện việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các chuyên gia về quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.

- Phương pháp phân vùng

Việc phân vùng địa lý tự nhiên trong luận văn được tiến hành theo các phương pháp từ dưới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn. Phân vùng địa lý tự nhiên sẽ cho thấy vị thế, tiềm năng và đặc điểm tài nguyên của từng tiểu vùng. Từ đó kết hợp với các phân tích định lượng để có thể xác định được mối quan hệ của các hệ thống tự nhiên và xã hội, đồng thời đề xuất định hướng phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên của từng lãnh thổ.

- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu - MCA (Multi Criteria Analysis) là một

phép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng. Ứng dụng của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu giúp xác định mức độ thuận lợi của các yếu tố phân tích nhằm hỗ trợ cho các bài toán quy hoạch, tổ chức lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu là sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phù hợp để phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp đánh giá bán định lượng cho kết quả khách quan đáng tin cậy.

- Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT (ma trận SWOT), là phương pháp phân tích chiến lược, đánh giá vị trí và định hướng của một mục tiêu phát triển dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ thực tiễn phát triển du lịch của Tam Đảo, luận văn vận dụng mô hình phân tích SWOT nhằm tạo cơ sở cho việc đề xuất các định hướng phát triển của huyện, tỉnh. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được phân tích như những yếu tố nội bộ, còn cơ hội và nguy cơ là những yếu tố bên ngoài góp phần thúc đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của du lịch Tam Đảo nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Thông qua nghiên cứu về lịch sử phát triển, tổng quan về các hướng nghiên cứu và cơ sở lý luận đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu của luận văn, xác định được quy trình, mục tiêu và phương pháp đánh giá tài nguyên tự nhiên. Đó chính là cơ sở để luận văn tiếp cận trên quan điểm địa lý tự nhiên theo hướng phân vùng. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch và đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho một số loại hình du lịch đặc trưng theo từng tiểu vùng. Từ đó, đề xuất định hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng và định hướng TCLTDL trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Luận văn đã tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận theo các hướng nghiên cứu về đánh giá tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch, phân vùng địa lý tự nhiên và phát triển du lịch qua những công trình nghiên cứu tại Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu - lãnh thổ huyện Tam Đảo.

CHƯƠNG 2


ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO‌


2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên


2.1.1 Vị trí địa lý - Tài nguyên vị thế


Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thủ đô Hà Nội 60 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn.

Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.


Người thành lập Lê Thị Thúy Oanh Người hướng dẫn PGS TS Trần Viết Khanh 1

Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc


38

2.1.2 Địa hình - Tài nguyên địa mạo

Địa hình huyện Tam Đảo được tạo thành là kết quả hoạt động tổng hợp từ các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh cùng với tác động của con người. Nhìn chung địa hình nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành 2 vùng: núi; đồi và đồng bằng xen kẽ.

- Vùng núi: dãy núi Tam Đảo là địa hình núi trung bình, (thuộc địa bàn của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa thuộc hệ Triat thống trung (cách ngày nay khoảng 145 triệu năm). Dãy Tam Đảo có chiều dài hơn 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1.400 m, trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1.592 m) và ba đỉnh Thạch Bàn (1.388 m), Thiên Thị (1.375 m), Phù Nghĩa (1.400 m) nối liền với nhau như ba hòn đảo. Trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dãy Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km.

Miền núi Tam Đảo với nhiều dạng địa hình đặc biệt như cacxtơ, suối, thác nước... là những nguồn tài nguyên du lịch phong phú thu hút được nhiều du khách, điển hình là thác Bạc, suối Bát Nhã, suối Bạc, suối Vàng, hang Dơi...

- Vùng đồi và đồng bằng xen kẽ: kế tiếp vùng núi, chủ yếu là đồi tích tụ, được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn trong chân núi Tam Đảo như các suối ở Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu, … Do tích tụ nên dạng đồi này có diện tích nhỏ, cấu tạo chủ yếu là cuội, cát, sỏi, bột sét… Các đồi thường bị dòng nước ăn vào một bên sườn hoặc cả hai bên nếu ở giữa có dòng chảy.

Xen kẽ giữa các đồi tích tụ là đồng bằng giới hạn, được hình thành do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt, nước ngầm và nước sông băng (thời kỳ băng hà). Chính những yếu tố ngoại lực này đã biến vùng núi cao thành vùng núi thấp, dần dần thành vùng đồi và sau đó thành vùng đồng bằng có giới hạn (do bao quanh nó vẫn là đồi núi).

2.1.3 Địa chất - Tài nguyên khoáng sản

Theo công trình Địa chí Vĩnh Phúc (2012), trên địa bàn huyện Tam Đảo phân bố sáu nhóm đá khác nhau [54]:

- Đá trầm tích lục nguyên màu đỏ: phân bố ở phía Đông Nam huyện Tam Đảo, bao gồm cát kết, đá phiến sét màu đỏ nâu, phớt lục, phớt tím xen kẽ với bột kết, đá phiến sét phớt đỏ hệ tầng Nà Khuất.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí